Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm em phải làm gì Công nghệ 6

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Diễm Hà, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc.

Các thực phẩm chế biến sẵn, để lâu mà không bảo quản đúng cách sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố hoặc bị biến chất. Khi ăn những thực phẩm này, cơ thể của chúng ta sẽ bị ngộ độc. Vì vậy, trong dịp Tết, các trường hợp ngộ độc thực phẩm rất thường xảy ra.

Ngộ độc thực phẩm biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ngộ độc.

Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể do các độc tố của vi khuẩn [thường gặp vi khuẩn Salmonella, E. Coli]; do nhiễm vi rút hay ký sinh trùng; hay do thực phẩm bị nhiễm độc [chất hoá học, chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm hoặc do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất sinh ra].

Hậu quả của ngộ độc thực phẩm thường gặp trong trường hợp nhẹ là bị mất nước, mệt mỏi; trường hợp nặng gây sốc, tổn thương cơ quan và thậm chí tử vong.

Mọi người cần nhận biết triệu chứng và có những cách để xử trí khi người nhà hoặc chính bản thân bị ngộ độc thực phẩm.

Biểu hiện và cách xử lý

Các biểu hiện khi cơ thể bị ngộ độc thực phẩm bao gồm: buồn nôn, nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu, sốt.

Người bị ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu mất nước bao gồm: mệt mỏi, khát nước, khô miệng, co rút cơ, chóng mặt, lú lẫn, nước tiểu vàng sậm, tiểu ít hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ.

Ở giai đoạn nặng, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và biểu hiện bằng các dấu hiệu báo động như: tiêu phân lỏng trên 6 lần ngày, đi tiêu ra máu, ói ra máu, sốt trên 38,5 độ C không giảm sau 24 giờ, đau bụng dữ dội…

“Ngay khi có các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân nên bù đủ dịch sớm [nhất là ở người già và trẻ em] bằng uống dung dịch có chất điện giải, ăn thức ăn lỏng, nhẹ và ít chất béo. Khi các dấu hiệu mất nước hay dấu hiệu tăng lên đến mức báo động, phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời”, bác sĩ Hà cảnh báo.

Bác sĩ Hà khuyến cáo, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết, mọi người nên lựa chọn thực phẩm tươi sống, mua ở nơi có uy tính và đã được kiểm định an toàn vệ sinh.

Đối với các loại thức ăn đã được chế biến sẵn, nên chọn mua những nơi có uy tín, đáng tin cậy, có nhãn mác đầy đủ, hợp vệ sinh và còn thời hạn sử dụng.

Bên cạnh đó, cần bảo quản thực phẩm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh.

Cần nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp, các thức ăn như rau sống cần phải rửa thật kỹ nhiều lần trước khi ăn.

Nên sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ, tốt nhất là ăn ngay khi còn nóng, nếu để quá 2 giờ thì cần bảo quản lạnh và hâm lại trước khi ăn.

"Bỏ ngay các thức ăn dư thừa bởi đây là nguyên nhân thường gặp nhất của ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết. Bên cạnh đó, nên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh", bác sĩ Hà nhấn mạnh.

Tin liên quan

Gia đình ông X ngăn cản việc con trai mình kết hôn với chị Y vì lí do hai người không cùng tôn giáo. Nếu là Y, em sẽ xử sự như thế nào cho phù hợp với pháp luật?

A. Nghe theo lời ông X và chia tay người yêu đường ai nấy đi

B. Giả vờ chia tay vói người yêu rồi âm thầm đăng kí kết hôn để sống với nhau

C. Đưa nhau đi trốn thật xa để được sống với nhau

D. Giải thích cho ông X hiểu việc ngăn cản kết hôn vì lí do tôn giáo là trái pháp luật

Hay nhất

Nguyên nhân:

- Do thức ăn bị nhiễm các vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.

- Do thức ăn bị biến chất.

- Do trong thức ăn có sẵn chất độc [như cá nóc, mầm khoai tây, nấm độc…].

- Do thức ăn bị nhiễm các chất độc hóa học, chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm.

Biện pháp:

- Vệ sinh nhà bếp, chén đĩa,...

- Rửa tay trước khi ăn.

- Nấu chín và bảo quản thức ăn cẩn thận.

- Rửa kỹ thực phẩm.

- Không ăn đồ ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng.

Nhận biết một người bị ngộ độc thực phẩm

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh thấy đột ngột có những triệu chứng [sau vài phút, vài giờ, có thể sau 1 ngày]: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần [phân, nước tiểu có thể có máu] có thể không sốt hay sốt cao trên 38oC. Ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng thường nặng.

Nếu nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ bị mất nước, mất điện giải, trụy tim mạch rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên. Vì thế phải rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước mà biểu hiện rõ nhất là nôn nhiều trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, khô miệng, khô môi, mắt trũng, khát nước [cần lưu ý ở người già hay bị mất nước nặng lại không kêu khát nước do tuổi cao làm mất cảm giác khát]; mạch nhanh, thở nhanh, mệt lả, có thể co giật, nước tiểu ít, sẫm màu.

Thức ăn vỉa hè không đảm bảo ATVSTP - một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Trước một người bị ngộ độc hoặc nghi bị ngộ độc còn tỉnh táo, cần làm cho chất độc lẫn trong thức ăn bị đào thải ra ngoài càng nhanh càng tốt bằng cách dùng 2 ngón tay của chính bệnh nhân để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi gây phản xạ nôn.

Chú ý, khi bệnh nhân nôn để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi. Trong trường hợp nếu biết chất độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu thì không gây nôn vì gây nôn có thể sẽ làm bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi đang gây nôn.

Tại y tế cơ sở, nếu có điều kiện thì tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là 4 - 6 giờ sau khi ăn phải thức ăn có chất độc [không rửa dạ dày nếu bệnh nhân co giật, lơ mơ]. Sau đó nhanh chóng cho bệnh nhân uống than hoạt [1g/kg cân nặng] đối với người lớn và 0,5g/kg cân nặng đối với trẻ em [than hoạt tính có thể uống nhắc lại với liều như vậy sau 3 - 4 giờ].

Tiếp đó cho uống thuốc tẩy sunfat magnesium hoặc sorbitol để tống chất độc còn lại trong ruột và than hoạt qua đường phân.

Sau khi cấp cứu tại chỗ, nên chuyển bệnh nhân đến y tế tuyến trên để được theo dõi và điều trị chuyên khoa. Trường hợp đến muộn, cần gửi bệnh nhân đến khoa hồi sức cấp cứu để xử trí. Có thể liên hệ với Trung tâm Chống độc Trung ương để hỏi thông tin khi cần thiết.

BS. Vũ Ngọc Anh


Giải vở bài tập công nghệ 6 – Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 6

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 6

Tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm?

Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống […] trong đoạn viết sau đây:

Lời giải:

– Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, tạo cho con người có sức khoẻ để tăng trưởng và làm việc

– Nếu thực phẩm thiếu vệ sinh hoặc nhiễm trùng, nhiễm độc cũng có thể là nguồn gây bệnh dẫn đến tử vong.

1. Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?

Hãy hoàn thiện các câu sau:

Lời giải:

a] Sự nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm.

b] Sự nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm.

c] Khi ăn phải một món ăn bị nhiễm trùng, nhiễm độc có thể bị ngộ độc thức ăn và rối loạn tiêu hoá, gây ra những tác hại rất nguy hiểm cho người sử dụng.

Em hãy nêu một số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng và nguyên nhân bị hư hỏng

Lời giải:

LOẠI THỰC PHẨM NGUYÊN NHÂN BỊ HƯ HỎNG

Thịt, cá tươi sống

Rau, củ, quả

Đồ hộp

– Không chế biến ngay hoặc không bảo quản tốt nên bị nhiễm trùng [ôi, lươn]

– Phải tươi hoặc được bảo quản lạnh

– Hạn sử dụng ghi trên bao bì.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn

Tìm nội dung trên hình 3.14 [tr.77 – SGK], điền vào chỗ trống […] các câu sau đây:

Lời giải:

– Nhiệt độ : 100o C – 115oC Vi khuẩn bị tiêu diệt

– Nhiệt độ : 50oC – 80oC Vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết hoàn toàn

– Nhiệt độ : 0oC – 37oC Vi khuẩn sinh nở mau chóng

– Nhiệt đô : -10oC – 20oC Vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết.

Trong nấu nướng, nhiệt độ an toàn nhất là 80oC – 100oC

3. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc tại nhà

Dựa vào gợi ý ở hình 3.15 [tr. 77 – SGK]; em hãy nêu và giải thích những biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng, nhiễm độc tại gia đình.

Lời giải:

a] Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

b] Vệ sinh nhà bếp

c] Rửa sạch kĩ thực phẩm trước khi chế biến.

d] Nấu chín thực phẩm, không ăn thực phẩm sống.

e] Đậy thức ăn cẩn thận.

f] Bảo quản thực phẩm chu đáo.

An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.

Thực phẩm có thể bị nhiễm trùng, nhiễm độc trong tất cả các công đoạn của quy trình sản xuất, chế biến như:

– Trong sản xuất: dư thừa lượng thuốc trừ sâu và hoá chất.

– Trong chế biến: thực phẩm không được nấu chín.

– Trong bảo quản: thực phẩm không được bảo quản kĩ, để ở nơi nhiệt độ mà vi khuẩn dễ sinh sôi.

1. An toàn thực phẩm khi mua sắm

Biện pháp đảm bảo an toàn đối với những thực phẩm gia đình em thường mua?

Hãy điền dấu [x] vào ô trống đầu câu trả lời đúng nhất.

Lời giải:

a] Thực phẩm tươi sống

Mua loại tươi
x Mua loại tươi hoặc được bảo quản lạnh
Mua loại được bảo quản lạnh

b] Thực phẩm đóng hộp

Mua loại có nhãn mác đẹp
Mua loại còn hạn sử dụng, nắp hộp bị phồng
x Mua loại có nhãn mác ghi rõ cơ sở sản xuất, còn hạn sử dụng, nắp hộp không bị phồng

2. An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản

Cần bảo quản như thế nào đối với thực phẩm sau đây:

Lời giải:

a] Thực phẩm đã chế biến: bọc bao bì, để tủ lạnh bảo quản và dùng hết nhanh chóng.

b] Thực phẩm đóng hộp: để nơi nhiệt độ thích hợp.

c] Thực phẩm khô [gạo, bột, đậu hạt]: để nơi khô ráo, thoáng mát.

1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn

Thông qua những hiện tượng bị ngộ độc thức ăn thường xảy ra, em hãy nêu ví dụ thực tế minh hoạ cho những nguyên nhân chính gây nên ngộ độc thức ăn vào bảng sau đây:

Lời giải:

NGUYÊN NHÂN NGỘ ĐỘC THỨC ĂN VÍ DỤ MINH HOẠ
Thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật Thức ăn dơ bẩn bị nhiễm trùng, nấm mốc hoặc hoá chất độc hại
Thức ăn bị biến chất Cơm bị thiu do đóng kín để lâu ngày.
Bản thân thức ăn có sẵn chất độc Thịt lợn bị nhiễm khuẩn lở mồm long móng, gà bị cúm H5N1.
Thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hoá học, hoá chất bảo vật thực vật, chất phụ gia thực phẩm Rau xanh bị nhiễm thuốc trừ sâu quá mức.

2. Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn

Em hãy nêu các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn

Lời giải:

– Lựa chọn thực phẩm không dùng các thực phẩm có chất độc: cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ [sử dụng thịt cóc phải bỏ hết da, phủ tạng, gan và trứng].

– Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất hoá học.

– Không dùng đồ hộp quá hạn sử dụng, bị phồng.

Câu 1 [Trang 57 – vbt Công nghệ 6]: Cần phải giữ vệ sinh thực phẩm vì:

Lời giải:

– Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, tạo cho con người có sức khoẻ để tăng trưởng và làm việc, nhưng nếu thực phẩm thiếu vệ sinh hoặc nhiễm trùng, nhiễm độc sẽ là nguồn gây bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Câu 4 [Trang 57 – vbt Công nghệ 6]:

Lời giải:

a] Khi phát hiện một con ruồi trong bát canh, em sẽ đổ bát canh đó đi bởi bản thân loài ruồi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại cho con người nếu ăn phải.

b] Khi phát hiện một số con mọt trong túi bột, em sẽ bỏ phần bột chứa con mọt đó đi, phơi ra ánh nắng và sử dụng phần bột còn lại.

Video liên quan

Chủ Đề