Khi vào đông dương, nhật đã giữ nguyên bộ máy thống trị của pháp vì

Đề bài

Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 81, 82 để giải thích nguyên nhân.

Lời giải chi tiết

Sở dĩ thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương vì:

- Thực dân Pháp và Phát xít Nhật cùng mang bản chất của chủ nghĩa đế quốc.

- Cùng muốn dựa vào nhau để chống phá cách mạng Đông Dương, nhất là khi Nhật mới vào Đông Dương cần dựa vào bộ máy đô hộ của Pháp được củng cố vững chắc từ trước để bóc lột nhân dân Việt Nam.

- Thực dân Pháp lúc này đang yếu thế ở cả nước Pháp và Đông Dương [nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng].

- Phát xít Nhật muốn lợi dụng Pháp để kiếm lời, vơ vét sức người, sức của phục vụ cuộc chiến tranh của Nhật, làm bàn đạp tấn công xuống các nước ở phía Nam Thái Bình Dương.

Loigiaihay.com

Các nước Đông Dương bao gồm 3 nước là: Việt Nam, Lào, Campuchia. Đây là nơi có vị trí địa lí thuận lợi, nhiều tài nguyên thiên nhiên nên không chỉ bị các nước phương Tây nhòm ngó mà còn có cả Nhật Bản. Vậy, ngay khi tiến vào Đông Dương quân Nhật đã làm gì? Cùng Top lời giải giải đáp câu hỏi sau đây


Mục lục nội dung

Câu hỏi: Ngay khi tiến vào Đông Dương, quân Nhật đã

Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án D

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Nhật xâm chiếm Đông Dương

Câu hỏi: Ngay khi tiến vào Đông Dương, quân Nhật đã

A. Hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương.

B. Thiết lập bộ máy thống trị mới của Nhật.

C. Bắt lính người Việt đi làm bia đỡ đạn thay cho người Nhật.

D. Giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét bóc lột.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét bóc lột.

Ngay khi tiến vào Đông Dương, quân Nhật đã giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét bóc lột.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án D

Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Ở châu Âu, quân đội phát xít Đức tiến công nước Pháp, Chính phủ phản động Pháp đầu hàng, làm tay sai cho Đức [tháng 6-1940]. Ở Viễn Đông, quân đội phát xít Nhật tiến sát biên giới Việt-Trung.

Thực dân Pháp ở Đông Dương lo sợ cả ngọn lửa cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương, lẫn sự đe doạ nhảy vào Đông Dương của phát xít Nhật.

Để đối phó, một mặt thực dân Pháp thực hiện chính sách thời chiến, ra sức phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. Hàng vạn vụ khám xét, bắt bớ diễn ra khắp nơi, lệnh “tổng động viên” được ban bố cùng với chính sách “kinh tế chỉ huy” được thi hành, nhằm tăng cường vơ vét sức người và sức của ở thuộc địa để cung ứng cho cuộc chiến tranh đế quốc. Chính sách phản động trên của thực dân Pháp đã đẩy nhân dân ta vào cảnh sống ngột ngạt bần cùng. Mặt khác, thực dân Pháp thi hành chính sách thoả hiệp, tiếp tay cho Nhật mở rộng chiến tranh đế quốc xâm lược. Ngày 5 tháng 9 năm 1940, quân đội Nhật dưới quyền chỉ huy của Tướng Takuma Nishimura bắt đầu tiến quân vào Đông Dương, với sự hỗ trợ bởi hải quân và không quân từ các hàng không mẫu hạm và đảo Hải Nam.

Sau khi vào Đông Dương, phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp, dùng nó để vơ vét kinh tế phục vụ cho nhu cầu chiến tranh và đàn áp phong trào cách mạng [phục vụ cho Nhật]. Mới vào Việt Nam nếu không có sự hỗ trợ của bộ máy chính quyền của thực dân Pháp thì Nhật khó có thể thực hiện các hoạt động vơ vét, bóc lột nhân dân ta.

Như vậy, Ngay khi tiến vào Đông Dương quân Nhật đã giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét bóc lột nhân dân các nước Đông Dương.


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Nhật xâm chiếm Đông Dương

Câu 1: Sau khi nhảy vào Đông Dương [9.1940], phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp vì:

A. Nhật chưa thể đánh bại hoàn toàn Pháp.

B. Nhật không muốn làm xáo trộn tình hình Đông Dương.

C. Nhật muốn dùng nó để phục vụ cho các hoạt động vơ vét, bóc lột.

D. Nhật muốn hoà hoãn với Pháp ở Đông Dương

Đáp án: C. Nhật muốn dùng nó để phục vụ cho các hoạt động vơ vét, bóc lột.

Câu 2: Tại Hội nghị tháng 11 -1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đổng Dương là

A. Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.

B. Tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia mộng đất cho dân cày.

C. Đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân lao động

D. Đánh đổ Nhật - Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập

Đáp án:

Câu 3:Phát xít Nhật đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam trong những năm 1940 - 1945?

A.Đầu tư vào các ngành phục vụ cho nhu cầu quân sự, buộc Pháp phải cung cấp các nguyên liệu như than sắt, cao su cho chúng với giá rẻ.

B.Thực hiện chính sách Tổng động viên, vơ vét tiền, của, con người phục vụ cho cuộc chiến tranh phát xít

C.Thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy”, vơ vét tiền của, tài nguyên của đất nước ta phục vụ cho chiến tranh đế quốc

D.Thực hiện chính sách “Kinh tế thời chiến”, ban hành lệnh Tổng động viên, bắt lính.

Đáp án: A.Đầu tư vào các ngành phục vụ cho nhu cầu quân sự, buộc Pháp phải cung cấp các nguyên liệu như than sắt, cao su cho chúng với giá rẻ.

Câu 4: Tháng 9-1940, ở Đông Dương đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A.Phát xít Nhật vào Đông Dương

B.Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương

C.Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương

D.Nhật đầu hàng hoàn toàn quân Đồng minh

Đáp án: A.Phát xít Nhật vào Đông Dương

Câu 5: Khi quân Nhật tiến vào Đông Dương, thực dân Pháp đã làm gì?

A.Nhanh chóng câu kết với phát xít Nhật, để cùng bóc lột nhân dân Việt Nam.

B.Ráo riết chuẩn bị, chờ thời cơ phản công quân Nhật.

C.Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng.

D.Ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta.

Đáp án: C.Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng.

Câu 6:Ngày 9-3-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Đông Dương?

A.Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương

B.Chiến tranh Pháp - Nhật bùng nổ

C.Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương

D.Pháp thiết lập trở lại nền thống trị trên toàn Việt Nam

Đáp án: C.Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương

Câu 7:Cuối năm 1944 – đầu năm 1945, Chính sách bóc lột của Pháp - Nhật đã dẫn đến hậu quả gì cho Việt Nam?

A.Khủng hoảng kinh tế

B.2 triệu người dân Việt Nam chết đói

C.Cách mạng bùng nổ trong cả nước

D.Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

Đáp án: B.2 triệu người dân Việt Nam chết đói

Đáp án C

Sau khi vào Đông Dương, phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp, dùng nó để vơ vét kinh tế phục vụ cho nhu cầu chiến tranh và đàn áp phong trào cách mạng [phục vụ cho Nhật]. Mới vào Việt Nam nếu không có sự hỗ trợ của bộ máy chính quyền của thực dân Pháp thì Nhật khó có thể thực hiện các hoạt động vơ vét, bóc lột nhân dân ta.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề