Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì cường độ của lực đẩy Ác-si-mét bằng

Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét có cường độ

A. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.

B. Bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.

C. Bằng trọng lượng vật.

D. Bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.

Các câu hỏi tương tự

Điều kiện để một vật đặc, không thấm nước, chỉ chìm một phần trong nước là:

A. trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của nước.

B. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

C. lực đẩy Ác – si –mét lớn hơn trọng lượng của vật.

D. lực đẩy Ác – si –mét nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Lực đẩy Ác – si – mét phụ thuộc vào

A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật.

B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật

D. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

 Dùng tay ấn một quả cầu rỗng bằng kim loại xuống đáy một bình đựng nước. Khi bỏ tay ra, quả cầu từ từ nổi lên và nổi một phần trên mặt nước. Hiện tượng trên xảy ra vì.

A. trọng lượng riêng của chất làm quả cầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

B. lực đẩy Ác – si – mét luôn bằng trọng lượng của quả cầu.

C. lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới bằng trọng lượng của quả cầu.

D. lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới nhỏ hơn trọng lượng của quả cầu.

Cùng Top lời giảitrả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Khi vật nổi lên trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào?”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Vật Lý 8.

Khi vật nổi lên trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào?

Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính theo công thức : FA= d.V

Trong đó:

- d là trọng lượng riêng của chất lỏng

- V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

Kiến thức tham khảo về sự nổi và lực đẩy Ác-si-mét

1. Điều kiện để vật nổi, vật chìm

Một vật nằm trong lòng chất lỏng thì nó chịu tác dụng của trọng lực P, lực đẩy Ác-si-mét. Hay lực này cùng phương, ngược chiều.

- Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác-si-mét FAnhỏ hơn trọng lực P: FA < P.

- Vật nổi lênkhi lực đẩy Ác-si-mét FAlớnhơn trọng lực P: FA > P.

- Vậtlơ lửng trong chất lỏngkhi lực đẩy Ác-si-mét FAbằng trọng lực P: FA = P.

2 . Cách xác định độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng

- Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được xác định theo công thức sau:FA= d.V

Trong đó:

+ V: Thể tích của phần chìm trong chất lỏng (không phải thể tích của vật)

+ d: Trọng lượng riêng của chất lỏng

→ Như vậy ta thấy,Lực đẩyÁc-si-métphụ thuộc vàocác yếu tố: trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Lưu ý:Khi nhúng chìm vật rắn vào trong một bình chất lỏng thì có ba trường hợp xảy ra: Vật chìm xuống; Vật nằm lơ lửng trong long chất lỏng; Vật nổi lên trên mặt chất lỏng.

- Trường hợp vật đang chìm xuống, nằm lơ lửng trong chất lỏng và đang nổi lên, là những trường hợp tương đối dễ để phân tích và các em thường mắc phải sai lầm.

- Trường hợp vật đã nằm yên ở đáy bình và nhất là trường hợp vật nằm yên trên mặt chất lỏng, là những trường hợp mà học sinh dễ nhầm lẫn.

- Trường hợp vật đã nằm yên ở đáy bình, các em thường chỉ hiểu trong trường hợp này P > FAmà không chú ý là khi đã nằm yên ở đáy bình thì các lực tác dụng lên vật phải cân bằng nhau:P = FA+ F’P (F’là lực của đáy bình tác dụng lên vật)

- Trường hợp vật nằm yên trên mặt chất lỏng, các em thường cho rằng trong trường hợp này FA> P mà không thấy là khi vật đã nằm yên thì các lực tác dụng lên vật phải cân bằng nhau: FA= P

- Đồng thời, các em cũng hay mắc lỗi khi tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét FAtrong khi áp dụng công thức FA= d.V,các em thường cho Vlà thể tích của vật (ở công thức đã nói rõ V chỉ là thể tích của phần vật bị chìm trong chất lỏng).

3. Bài tập vận dụng

Bài 1:Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.

B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn.

C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.

D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.

Bài 2:Khi ôm một tảng đá trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:

A. Khối lượng của tảng đá thay đổi.

B. Khối lượng của nước thay đổi.

C. Lực đẩy của nước.

D. Lực đẩy của tảng đá.

- Khi ôm một tảng đá trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì lực đẩy của nước

Bài 3:Thể tích của một miếng sắt là 2 dm3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau:

A. F = 15 N

B. F = 20 N

C. F = 25 N

D. F = 10 N

Ta có: 2 dm3= 0,002 m3

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong nước là:

Fnước= dnước.Vsắt= 10000.0,002 = 20 N

Bài 4: Thể tích của một miếng sắt là 2 dm3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau, thì lực đẩy Ác-si-mét có thay đổi không? Tại sao?

Lời giải:

Ta có: Vsắt= 2 dm3= 0,002 m3

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong nước là:

Fnước= dnước.Vsắt= 10000.0,002 = 20 N

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong rượu là:

Frượu= drượu.Vsắt= 8000.0,002 = 16 N

Lực đẩy Ác-si-mét không thay đổi khi nhúng vật ở những độ sâu khác nhau vì lực đẩy Ác-si-mét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Bài 5: Treo vật đặc vào lực kế, lực kế chỉ 100 N. Khi nhấn chìm vật trong nước thì lực kế chỉ 96 N. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật?

Lời giải:

Lực đẩy Ác-si-mét có giá trị:

FA= 100 - 96 = 4 N

Từ công thức FA= d.V

Suy ra V = FA: d

Thay số, ta có V = 4:10 000 = 0,0004 m3= 0,4 dm3

Bài 6: Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8 N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6 N. Biết trọng lượng riêng của nước là 104 N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Thể tích của vật nặng bằng bao nhiêu?

Lời giải

Sự thay đổi về số chỉ của lực kế khi đo ở trong không khí và trong nước là do lực đẩy Ác-si-mét gây ra. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật:

FA= P - P' = 4,8 - 3,6 =1,2 N

Mặt khác ta có: FA= V.dn(vật ngập trong nước nên V = Vvật)

Suy ra thể tích vật:

V = FA/dn= 1,2 : 104= 1,2.10 - 4m3= 120 cm3

Giải bài 1 trang 34 sách bài tập Vật Lí lớp 8 chi tiết trong bài học Bài 12: Sự nổi giúp học sinh biết cách làm bài tập Vật Lí 8.

Bài 12.1 (trang 34 Sách bài tập Vật Lí 8): Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét có cường độ

A. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.

B. Bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.

C. Bằng trọng lượng vật.

D. Bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.

Lời giải:

Chọn B

Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét có cường độ bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.