Khoảng cách 2 lần nội soi dạ dày

PKĐKHL - Nội soi dạ dày là phương pháp phổ biến sử dụng trong chẩn đoán các bệnh lý dạ dày, tuy nhiên không phải ai cũng được chỉ định sử dụng phương pháp này. Nếu đã nội soi dạ dày thì sau khi nội soi thì cần bao lâu nội soi lại. Bài viết này sẽ giải đáp giúp bạn những thắc mắc đó.

Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày là dùng một ống dây mềm có camera ở đầu đi vào ống tiêu hóa để quan sát thực quản, dạ dày và tá tràng của bạn. Nội soi có thể phát hiện  ra các dấu hiệu bất thường hoặc tổn thương của dạ dày như  dị vật, polyp, viêm, loét dạ dày,.. Ngoài ra mục đích của nội soi dạ dày có thể là lấy mô sinh thiết để chẩn đoán ung thư dạ dày.

Đây là phương pháp khá an toàn, sử dụng phổ biến, áp dụng phổ biến ở nhiều người. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng khi có ý định sử dụng phương pháp này khi khám tiêu hóa.

Ảnh minh họa: nội soi dạ dày là gì?

Các đối tượng nên nội soi và không nên nội soi dạ dày

Thường có 3 dạng đối tượng cần đi nội soi.

- Thứ nhất là tìm bệnh khi có triệu chứng như bạn bị đi ngoài ra máu, đau bụng nuốt nghẹn… Bác sĩ cần tìm xem bạn bị bệnh gì, do đó yêu cầu bạn đi nội soi.

Hình ảnh: Dị vật trong dạ dày

- Đối tượng thứ 2 là nội soi để điều trị và theo dõi. Ví dụ, bạn chẩn đoán phát hiện có polyp trong dạ tràng bạn cần được đi nội soi để cắt polyp.

Ảnh minh họa: Nội soi dạ dày giúp phát hiện polyp

- Dạng đối tượng thứ 3 là người khỏe mạnh không có triệu chứng nhưng có nguy cơ về ung thư do đó cần đi nội soi để xem trong dạ dày và đại tràng có dấu hiệu sớm của ung thư không.

Bao lâu thì nên nội soi lại

Bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ về thời gian mình nên nội soi lại. Bạn có thể đăng ký nội soi để kiểm tra sức khỏe định kỳ, tuy nhiên nội soi quá thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cũng không hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán và điều trị.

Khoảng cách hai lần nội soi dạ dày tùy thuộc vào mục đích nội soi chứ không có giới hạn cụ thể. Không có chống chỉ định nếu như người bệnh nội soi trong cùng 1 ngày, bởi có thể người bệnh buổi sáng nội soi không có xuất huyết nhưng buổi chiều có khả năng này thì cần phải nội soi kiểm tra lại để cầm máu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu nội soi thường xuyên cũng không tốt và không giúp ích gì cho quá trình chẩn đoán và điều trị.

Thông thường các bệnh nhân có loét dạ dày hoặc loét sâu ở hành tá tràng cần được nôi soi lại sau điều trị để theo dõi tổn thương. Các bệnh nhân viêm dạ dày nếu không có triệu chứng bất thường sau điều trị thì có thể không cần tiến hành nội soi mà chỉ cần kihám kiểm tra lại. 

Ảnh minh họa: Bao lâu nên nội soi một lần

Đối với polyp dạ dày, tùy theo loại polyp mà bạn có thể cần nội soi lại sau 6 tháng – 1 năm.

Nếu người bệnh đã được điều trị ung thư dạ dày, tùy theo chỉ định điều trị của bác sĩ mà thời gian nội soi lại cũng sẽ khác nhau. Ngoài ra, nếu bạn có yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày hoặc trong gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư dạ dày thì bạn nên tiến hành nội soi dạ dày 6 tháng/lần để tầm soát ung thư. Thời điểm bắt đầu nội soi sàng lọc ung thư thường là sau 50 tuổi.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: //www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong

Nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó có nội soi dạ dày là kỹ thuật được sử dụng để kiểm tra trực tiếp hệ thống tiêu hóa trên của người bệnh bằng một camera nhỏ được gắn ở đầu ống nội soi. Bác sĩ sử dụng nội soi để chẩn đoán bệnh và đôi khi, điều trị luôn các bệnh lý đường tiêu hóa khi đang nội soi. Khi nào thì nên đi nội soi dạ dày? Nếu không có vấn đề gì, có cần nội soi lại?

Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Thực tế, bệnh lý dạ dày và đường tiêu hóa rất phổ biến, hầu như ai cũng mắc phải 1 lần trong đời, thường gặp nhất là đau vùng thượng vị hay còn gọi là đau dạ dày, tuy nhiên, vị trí đau trên có thể liên quan tới rất nhiều bộ phận, vì vậy cách tốt nhất là đến bệnh viện kiểm tra để loại trừ các bệnh lý ngoại khoa, tim mạch, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm nội soi dạ dày. Chắc chắn lúc này người bệnh sẽ thắc mắc, nội soi dạ dày thế nào không đau? Khi có vấn đề, bao lâu sau nên nội soi lại? hoặc không có vấn đề gì, có cần nội soi lại? hay không?

Về vấn đề “khi nào thì nên đi nội soi dạ dày?”, bác sĩ chuyên khoa cho rằng, khi có các triệu chứng liên quan đến bệnh lý tiêu hóa thì nên nội soi dạ dày, đau chính là triệu chứng chính của đường tiêu hóa trên, từ thực quản và dạ dày, ngoài ra còn có các triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, đau rát từ thượng vị lên ngực, ăn không tiêu, buồn nôn, nôn, ho kéo dài. Trong trường hợp gia đình có người bị ung thư dạ dày thực quản thì 18 tuổi đã cần đi nội soi dạ dày để tầm soát vi khuẩn HP hoặc nội soi dạ dày để tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa...

Trở ngại tâm lý chính là vấn đề khiến nhiều người không dám nội soi dạ dày, tuy nhiên, nếu biết được “nội soi dạ dày thế nào không đau?” thì sẽ dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện. Trước đây, khi gây mê nội soi chưa phát triển thì phương pháp nội soi dạ dày có thể gây khó chịu, nôn và sợ hãi, đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ rất khó kiểm soát, tuy nhiên hiện nay, người bệnh được thực hiện nội soi dạ dày dưới gây mê là phổ biến, trong khi làm nội soi thì người bệnh sẽ được gây mê nên sẽ không còn cảm giác đau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Khoảng cách nội soi 2 lần. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Thương Thương,

Khoảng cách hai lần nội soi dạ dày tùy thuộc vào mục đích nội soi chứ không có giới hạn cụ thể. Không có chống chỉ định nếu như người bệnh nội soi trong cùng 1 ngày, bởi có thể người bệnh buổi sáng nội soi không có xuất huyết nhưng buổi chiều có khả năng này thì cần phải nội soi kiểm tra lại để cầm máu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu nội soi thường xuyên cũng không tốt và không giúp ích gì cho quá trình chẩn đoán và điều trị.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Nội soi dạ dày có nguy hiểm không?

>> Những ai cần nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày là một xét nghiệm được thực hiện để quan sát trực tiếp hình ảnh bên trong dạ dày - tá tràng thông qua một ống dài linh động, có nguồn đèn sáng và camera ở đầu. Ống nội soi được bác sĩ đưa vào miệng và họng của bệnh nhân, sau đó đi qua thực quản rồi xuống dạ dày, tá tràng [phần đầu của ruột non]. Video camera trong ống nội soi sẽ truyền hình ảnh lên một màn hình TV.Hiện nay có thêm phương pháp nội soi dạ dày mới là nội soi qua đường mũi. Phương pháp nội soi với ống nội soi khẩu kính nhỏ hơn [đường kính 5,9mm] được đưa qua mũi xuống vùng hầu họng để khảo sát thực quản, dạ dày đã giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn, không còn nổi lo sợ khi được bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày.Những ai cần phải thực hiện nội soi:- Những bệnh nhân thường xuyên có những triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, đau thượng vị, buồn nôn hoặc nôn, khó nuốt, nôn hay đi ngoài ra máu… Dựa vào kết quả nội soi, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác bệnh và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.- Ngay cả những bệnh nhân đã được chẩn đoán rõ về bệnh thì bệnh nhân cũng có thể được chỉ định nội soi dạ dày để tìm xem có nhiễm vi khuẩn hay tìm ung thư.- Sau quá trình điều trị bệnh nhân cũng cần nội soi lại để đánh giá kết quả.Những chú ý sau khi nội soi dạ dày:- Sau nội soi, nếu bệnh nhân có sử dụng thuốc an thần sẽ được đưa đến phòng hồi sức để theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp. Khi đã ổn định, bệnh nhân sẽ trở lại phòng bệnh hoặc về nhà nếu ngoại trú. Lúc này bệnh nhân cần có nhà đưa về, không tự đi một mình.- Không nên ăn uống bất kỳ một thứ gì trong vòng một giờ sau nội soi hoặc trước khi có sự đánh giá của bác sĩ.- Một số vấn đề thường gặp sau khi soi dạ dày: Cảm giác đau họng ít, Bụng có cảm giác chướng hơi nhẹ.

Nội soi là phương tiện hữu hiệu trong việc chẩn đoán và phát hiện bệnh dạ dày. Bên cạnh những can thiệp của các kỹ thuật tiên tiến trong y học ngày nay thì những người mắc bệnh dạ dày cần tuân thủ đúng những lời khuyên của các bác sĩ đưa ra như vậy thì quá trình điều trị sẽ thành công 1 cách nhanh hơn.

ThS.BS Nguyễn Phước LâmTrưởng khoa Nội soi, BV Quốc tế City

Video liên quan

Chủ Đề