Khoảng cách trồng sầu riêng xen cà phê

Các loại cây trồng chủ lực như cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên năm nào cũng rơi vào cảnh “được mùa, mất giá” nên nhiều người đã mạnh dạn trồng xen nhiều loại cây ăn trái thành cây công nghiệp.

Việc trồng xen trong vườn cà phê được nông dân nhiều nơi thực hiện có hiệu quả nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao thu nhập, hạn chế rủi ro, góp phần bảo vệ môi trường. Nhiều vườn cà phê sau khi trồng xen sầu riêng, bơ … đã cho thu nhập hàng chục đến hàng trăm triệu đồng / ha / năm.

Tấm Gương

Điển hình, lão nông Hà Đặng Thuận [50 tuổi, xã Ia Pi, huyện Ia Grai] nhờ xen canh 80 cây sầu riêng trong vườn cà phê, mỗi năm ông kiếm được gần 300 triệu đồng.

Ông Đào Văn Chuy [60 tuổi, trú xã Ia Dreng, huyện Chư Prông, Gia Lai] trồng xen hơn 150 cây sầu riêng trong vườn, vụ vừa rồi cho năng suất gần 15 tấn, thu lãi 450 triệu đồng.

Ông Nguyễn Xuân Ry ở xã Ia Kly, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, với 3 ha cà phê trồng xen sầu riêng, thu nhập bình quân mỗi năm từ mô hình hơn 1 tỷ đồng.

Thống kê các tỉnh Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai hiện có 97.357 ha cà phê, trong đó có 4.200 ha trồng xen canh … Mô hình trồng xen mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần so với trồng thuần.

Tại Đắk Lắk, mô hình trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê được các hộ dân áp dụng thành công. Tổng diện tích trồng xen trong vườn cà phê toàn tỉnh khoảng 40.000 ha, chiếm 19,3% diện tích trồng cà phê toàn tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng có hàng chục nghìn ha bơ, sầu riêng trồng xen trong vườn cà phê. Mô hình trồng xen sầu riêng và cà phê cho hiệu quả kinh tế cao [doanh thu 120 triệu đồng/ha/năm]

Tại Kon Tum, hiện có hơn 1.000ha cà phê được trồng xen với các loại cây ăn quả. Mô hình trồng xen sầu riêng cho năng suất cao; Doanh thu từ mô hình này khoảng 233 triệu đồng/ha.

Kinh nghiệm

Kinh nghiệm trồng sầu riêng khá đơn giản, muốn cây phát triển tốt trước khi trồng cần cắt bớt rễ cọc ở đáy bao, nếu không cắt rễ cây sẽ nằm ngang và chậm phát triển. Mỗi cây thường trồng cách nhau 7 mét.

Cần thường xuyên quan sát các dấu hiệu bệnh và tưới nước cho cây. Trung bình 10 ngày tưới 1 lần, không để khô gốc cây, nếu không cây sẽ sinh trưởng chậm, khi ra hoa, chất lượng quả không cao.

Cà phê là cây ưa bóng, sầu riêng là cây có tán rộng, khi trồng xen sẽ có tác dụng hỗ trợ. Sầu riêng không chỉ giúp che nắng mà còn tận dụng được lượng nước thừa và phân bón để bón cho cây cà phê.

Sầu riêng chỉ cần tỉa cành mỗi năm một lần để cây phát triển.

Khi sầu riêng đậu quả cần thường xuyên kiểm tra quá trình đâm chồi non. Khi cây ra đọt non cần dùng thuốc để hãm nụ. Vì khi chồi non nhú ra sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với trái làm cho trái kém phát triển, còi cọc, chua.

Người trồng cần đặc biệt lưu ý và làm tốt công tác phòng trừ nấm, sâu bệnh, tránh cho quả và lá bị rụng.

Sầu riêng cần được bón thêm phân kali trắng vì đây là loại phân rất thích hợp cho cây trong giai đoạn sinh trưởng. Thời kỳ này thân rễ ra hoa kết trái nhiều, cây khỏe, trái to…

Mỗi năm chia làm 3 lần bón tùy theo giai đoạn phát triển của cây. Trước khi bón thúc cần cuốc xới xung quanh gốc cây, tránh làm đứt rễ hoặc đào rãnh xung quanh dưới gốc cây, sau đó bón phân, vun xới …

Kết luận

Mô hình trồng cà phê xen với sầu riêng là mô hình “2 trong 1” thực sự đạt hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

Đây là mô hình thâm canh bền vững đang được nhiều người quan tâm, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn có tác dụng che nắng, chắn gió cho vườn cà phê, hạn chế bốc hơi nước, giữ ẩm. cho cây.

Điều này không những góp phần vào sự phát triển sản xuất cà phê bền vững, chất lượng tốt, năng suất ổn định mà còn thích ứng với biến đổi khí hậu.

Với thu nhập ổn định và trải đều trong năm giúp bà con nông dân có điều kiện đầu tư, chăm sóc, phát triển các vườn cà-phê trong thời gian tới. Ngành nông nghiệp cần phát triển và nhân rộng mô hình này để ngành cà phê phát triển bền vững.

Biện pháp xen canh các loại cây trồng ần tuân thủ qui trình kỹ thuật để phát triển cà phê vối bền vững []

Hiện nay, đi một vòng qua các vùng trồng cà phê tập trung của Đăk Lăk nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng, không khó để nhận thấy một số vườn cà phê vối được trồng xen rất nhiều loại cây trồng khác, không tuân thủ qui trình kỹ thuật với mật độ rất dày, gây khó khăn cho việc chăm sóc, bón phân, tưới nước…[vì mỗi loại cây trồng mang đặc điểm sinh học khác nhau, đòi hỏi qui trình chăm sóc khác nhau], đặc biệt rất khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ cao [công nghệ tưới tiết kiệm kết hợp bón phân qua nước và một số công nghệ khác] ảnh hưởng đến năng, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Hệ lụy hơn, khi tự ý phát triển ồ ạt một số loại cây ăn quả lâu năm trong vườn cà phê không theo kế hoạch, thiếu sự liên kết chuỗi giá trị sẽ tiềm ẩn nguy cơ cung vượt cầu, phát triển thiếu tính bền vững. Điều quan trọng hơn nữa, nếu trồng xen với mật độ quá dày với tư tưởng phá bỏ dần diện tích cà phê sẽ ảnh hưởng rất lớn đến qui hoạch về diện tích cây trồng đã định hướng của địa phương.

Trước thực trạng trên, với mục tiêu sản xuất cà phê vối theo hướng bền vững với năng suất hơn ba tấn cà phê nhân trên một hec ta, thu nhập tăng từ 1,5 đến 2 lần so với cà phê trồng thuần, ngày 24/9/2018, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn [Bộ NN & PTNT] đã ban hành “Qui trình trồng xen cây hồ tiêu, cây sầu riêng và cây bơ trong vườn cà phê vối” [Quyết định số 3702/QĐ-BNN-TT,].

Vườn cà phê trồng xen không còn khoảng trống nào để cà phê quang hợp ,sinh trưởng và phát triển tại thôn Cao Thắng, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột. 

Theo đó, qui trình đã hướng dẫn rất chi tiết từ kỹ thuật thiết kế vườn trồng xen, thời vụ trồng, tiêu chuẩn giống, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh… cho đến chế độ dinh dưỡng đáp ứng cho từng loại cây trồng xen trong cà phê theo từng giai đoạn sinh trưởng và thu hoạch, bảo quản, sơ chế cà phê. …. Đặc biệt, Bộ NN & PTNT rất chú trọng đến mật độ, khoảng cách trồng xen của sầu riêng, tiêu, bơ trong vườn cà phê để đảm bảo cho cả cây trồng chính và cây trồng xen đều phát triển tốttheo hướng bền vững.

Theo qui trình, đối với cây bơ và cây sầu riêng nếu như trước đây nông dân thường trồng xen trong cà phê từ 120 cây/ha trở lên [khoảng cách 9m x 9m trở xuống] thì hiện nay qui trình chỉ cho phép trồng với mật độ không quá 69 cây/ha [khoảng cách 12m x 12m ] cùng với 1.041 cây cà phê/ha [khoảng cách 3m x 3m]. Hoặc mật độ 55 cây/ha [khoảng cách 12m  x  15m] và 1.055 cây cà phê/ha [khoảng cách 3m x 3m].

Riêng đối với trồng xen cây hồ tiêu trong vườn cà phê vối, tùy vào điều kiện thực tế đất đai có thể chọn một trong ba mật độ khoảng cách khác nhau. Với mật độ cà phê 1.110 cây/ha [3m x 3m] có thể trồng xen 555 cây hồ tiêu/ha [khoảng cách 3m x 6m] hay xen 370 cây hồ tiêu/ha [khoảng cách 3m x 9m] hoặc xen 278 cây hồ tiêu/ha [khoảng cách 6m x 6m].

Vườn cà phê xen các loại cây trồng dày đặc, không tuân thủ qui trình 

Vẫn biết, với xu hướng trồng xen các loại cây trồng hịêuquả trong vườn cà phê tại Đăk Lăk nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng, là chủ trương của địa phương trong thời gian qua, ngoài việc gia tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, hạn chế rủi ro khi giá sản phẩm cà phê không ổn định,tạo vùng tiểu khí hậu phù hợp cho cà phê phát triển, thì còn hạn chế rất lớn sự tác động không thuận lợi của môi trường do biến đổi khí hậu mang lại [sâu bệnh, ảnh hưởng lốc xoáy, mưa bão...], đây cũng là giải pháp tối ưu trong phát triển sản xuất cà phê hiện nay. Tuy nhiên cần chú trọng đến qui trình trồng xen các loại cây trong vườn cà phê vối mới ổn định hiệu quả kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Ngoài ra ứng dụng qui trình trồng xen đã được các nhà khoa học nghiên cứu sẽ đảm bảokế hoạch của“Chương trình phát triển cà phê bền vững” của Đăk Lăk; ngày càngnâng cao thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột” mà nhiều năm qua đã dày công quảng bá, xúc tiến thương mại.

Để khắc phục thực trạng trồng xen quá dày như hiện nay cũng như phát triển diện tích cà phê trồng xen đúng qui trình kỹ thuật trong thời gian tới, các địa phương cần tuyên truyền hướng dẫn đến từng người sản xuất cà phê theo nhiều kênh khác nhau. Các cơ quan chuyên môn quan tâm hơn trong việc tăng cường tập huấn, hướng dẫn qui trình trồng xen đến với nông dân; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê quan tâm lồng ghép triển khai qui trình trồng xen trong chương trình liên kết cà phê bền vững với nông dân;Hội nông dân cũng như đoàn thể các cấp cũng cần tuyên truyền nông dân thực hiện qui trình trồng xen trong cà phê thông qua các cuộc hội họp, tập huấn…

[Tin, hình: Cẩm Lai]

Video liên quan

Chủ Đề