Không khí có tính cách nhiệt

Giáo án môn Khoa học lớp 4 - Bài: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt

Ngày đăng:29/03/2018 - 00:00

GIÁO ÁN DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT

Khoa học - Lớp 4

VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT

I. Yêu cầu cần đạt

- Kể tên một sô vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém:

+ Các kim loại (đồng, nhôm,..) dẫn nhiệt tốt.

+ Không khí, các vật xốp như bông, len, dẫn nhiệt kém.

II. Đồ dùng dạy - học

Cốc; thìa nhôm, nhựa; phích nước nóng; xoong; nồi; giỏ ấm; cái lót tay; giấy báo cũ; len; nhiệt kế.

III. Hoạt động dạy - học

1. HĐ 1: Thí nghiệm 1

* Bước 1: Tình huống xuất phát

Lớp mình có rất nhiều bạn đam mê khám phá khoa học nên hôm nay chị ong vàng cùng hai người bạn A đi, A bu muốn đến thăm lớp ta. Vậy các em có Vui mừng chào đón những người bạn này không?

- Mời các em cùng hướng lên màn hình. ( Xem tình huống)

- Các em có biết Addi và Abu hỏi gì không?

- Các em có đồng ý trả lời câu hỏi của Adi và Abu không nào?

* Bước 2: Dự đoán

  • Vậy các em hãy ghi ý kiến cá nhân vào vở, sau đó thống nhất và ghi vào bảng nhóm.

- Mời đại diện nhóm 1 trình bày dự đoán của nhóm mình.

- Đó là dự đoán của nhóm 1, các nhóm còn lại có dự đoán gì khác không?

* Bước 3: Câu hỏi thắc mắc và phương án giải quyết

a) Câu hỏi thăc mắc:

- Các em có thắc mắc gì không?

Vậy là các em chưa trả lời được câu hỏi của A đi và A bu. Mà còn đưa ra một số thắc mắc nữa. Những thắc mắc của các em đều xoay quanh câu hỏi: Cán thìa nào nóng hơn? Vì sao? GV ghi câu hỏi .

b) Phương án giải quyết:

Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần làm gì?

* Bước 4: Thí nghiệm

- GV : Cho HS nêu cách tiến hành thí nghiệm như sau:

- Rót 1 cốc nước nóng khoảng 250 ml.

- Cùng một lúc cho vào cốc nước đó một thìa bằng nhôm và một thìa bằng nhựa .

- Hai phút sau, các em sờ vào cán thìa xem cán thìa nào nóng hơn.

GV lưu ý HS: Trong quá trình làm thí nghiệm các em cần hết sức cẩn thận để không bị vỡ đồ dùng thí nghiệm và không bị bỏng.

GV cho đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ và tiến hành làm thí nghiệm. Sau đó ghi kết luận vào vở, thống nhất va ghi vào bảng nhóm.

HS dán kết quả thí nghiệm :

* Bước 5: Kết luận

  • GVmời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và so sánh với dự đoán ban đầu của nhóm mình?

- GV kết luận

- GV hỏi : Cánthìa nhôm nóng hơn cán thìa nhựa. Điều này cho thấy vật nào dẫn nhiệt tốt,vật nào dẫn nhiệt kém?

- GV giải thích lại: Khi thả 2 thìa vào cốc nước nóng , nước đã truyền nhiệt cho thìa, sau đó nhiệt được truyền dẫn lên cán thìa. Cán thìa nhôm nóng hơn cán thìa nhựa điều này cho thấy nhốm dẫn nhiệt tốt, nhựa dẫn nhiệt kém.

- Bằng hiểu biết của mình các em hãy kể them một số vật dẫn nhiệt tốt?

GV: Các kim loại nhôm, sắt, đồng dẫn nhiệt tốt . Kim loại là vật dẫn nhiệt.

- Vậy những vật nào thì dẫn nhiệt kém?

GV: Nhựa, bong, len, xốpdẫn nhiệt kém. Nhựa, bong, lenxốp gọi là vật cách nhiệt.

- GV: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt chính là nội dung của bài học hôm nay ( GV ghi bảng: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt).

2. Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của không khí

* Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi

Không khí là vật dẫn nhiệt hay vật cách nhiệt?

* Bước 2: Dự đoán

- Các em hãy ghi ý kiến của mình vào vở KH, sau đó thống nhất ý kiến, ghi vào bảng nhóm.

- GV mời đại diện nhóm 4 trình bày dự đoán của nhóm mình.

- HS nêu và GV gạch chân những dự đoán khác nhóm 4.

* Bước 3: Câu hỏi thắc mắc và phương án giải quyết

a) Câu hỏi thăc mắc:

- Các em có thắc mắc gì không?

- GV ghi câu hỏi.

b) Phương án giải quyết:

Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần làm gì?

HS nêu.

* Bước 4: Thí nghiệm

+ Hai chiếc cốc như nhau

+ Hai tờ giấy báo

+ Nước nóng

+ Nhiệt kế

- Mời 1 em đọc cách làm thí nghiệm 2:

- GV mời đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ và tiến hành làm thí nghiệm.

* Bước 5: Kết luận

  • GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và so sánh với dự đoán ban đầu của nhóm mình?

- GVKL:

Qua 2 thí nghiệm, chúng ta biết: Những vật làm bằng kim loại như : đồng, nhôm , sắt dẫn nhiệt tốt còn được gọi là vật dẫn nhiệt; gỗ, nhựa, len, bông, không khí, .. dẫn nhiệt kém còn được gọi là vật cách nhiệt.

3. Hoạt động 3: Ứng dụng của vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt

Vừa rồi các em đã được tìm hiểu về vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt Người ta đã vận dụng tính chất này để làm ra nhiều đồ dùng sử dụng trong cuộc sống. Các em cùng thi kể tên những đồ dùng đó.

  • HS kể tên đồ dùng.
  • GV kết luận.

Kết bài: Các em thân mến.! hôm nay các em đã biết thêm 1 điều mới mẻ về khoa học đó là vật dẫn nhiệt ,vật cách nhiệt và ứng dụng của nó trong cuộc sống. Khám phá khoa học thật thú vị phải không các em ? Vẫn còn rất nhiều điều mới lạ đang chờ cô trò mình ở phía trước. Hẹn gặp lại các em trong những tiết học sau.

  • Chia sẻ:
  • Không khí có tính cách nhiệt
  • Không khí có tính cách nhiệt
  • Không khí có tính cách nhiệt
  • |
  • Không khí có tính cách nhiệt
    In bài viết
Nguồn: thitranducthoschool.edu.vn