Không muốn lấy chồng phải làm sao

Năm nay tôi 22 tuổi, tôi và bạn trai đã yêu nhau được hai năm, tôi thực sự yêu anh ấy, anh ấy là người tình cảm và chu đáo nhất mà tôi từng gặp. Tôi yêu con người thực sự của anh ấy. Nhưng bố mẹ tôi phản đối. Họ đã nhiều lần nói với tôi rằng họ không thích anh ấy và anh ấy không đủ tốt cho tôi. Tôi đã nói rằng anh ấy luôn luôn đối xử tốt với tôi và khiến tôi cảm thấy hạnh phúc nhất từ trước tới giờ. Bố mẹ tôi là người cực kì nghiêm khắc và bảo thủ. Bố mẹ tôi đưa ra những dẫn chứng rằng tôi sẽ không hạn phúc với anh ấy trong cuộc sống sau này và muốn tôi có một cuộc sống với người khác. Tôi hiểu rằng bố mẹ muốn tốt cho tôi nhưng tôi đã là một người trưởng thành, tôi có thể tự chọn người yêu hay bạn đời của tôi. Dù sao cũng khó khăn khi cả bố và mẹ tôi đều không thích anh ấy.

 

1.Tìm hiểu rõ nguyên nhân

Điều đầu tiên chúng ta nên làm đó là tìm hiểu xem nguyên nhân do đâu mà tình yêu của mình bị gia đình ngăm cấm và phản đối gay gắt như thế. Liệu chúng ta có lỗi lầm hay thiếu sót gì khiến các bậc phụ huynh không hài lòng, dẫn đến ngăn cấm như thế. Có nhiều gia đình ngăn cấm tình yêu của con cái mình bởi họ không muốn con họ lấy phải một cô gái vụng về, không biết chăm sóc cho gia đình, cũng có những gia đình lại có quan điểm không cho con trai lấy vợ làm kinh doanh, có những gia đình thì cấm con gái lấy chồng xa, cầm con gái lấy chồng làm lái xe, cấm con gái lấy chồng kỵ tuổi…có vô vàn những lý do người lớn đưa ra để phản đối tình yêu của con trẻ. Lý do nào cũng có lý, lý do nào cũng có cơ sở nên chúng ta không thể ngay lập tức phản đối và thay đổi suy nghĩ của bố mẹ được. Việc chúng ta nên làm chỉ là tìm hiểu rõ tại sao bố mẹ lại phản đối chuyện tình yêu của mình, do không ưng ý người yêu mình ở điểm nào, hay có lý do nào khác hay không. Khi tìm hiểu được nguyên nhân của sự việc, chúng ta sẽ có hướng khắc phục và tìm biện pháp phù hợp để thuyết phục gia đình đồng ý chuyện tình yêu của mình dễ dàng hơn.

 

2. Lắng nghe ý kiến của gia đình

Bạn nên bình tĩnh lắng nghe ý kiến, quan điểm của gia đình, hãy lắng nghe xem bố mẹ mong muốn điều gì, bố mẹ trông chờ điều gì ở người bạn đời của bạn. Khi bạn lắng nghe bố mẹ, cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng, sự hiếu thảo của mình với bố mẹ, cho dù bạn không đồng tình với quan điểm của bố mẹ nhưng bạn vẫn nên lắng nghe hết những gì bố mẹ nói một cách nghiêm túc. Đó là cách thể hiện bạn là con người chín chắn và trưởng thành trước mặt gia đình, sau đó là bố mẹ không cảm thấy khó chịu, bất mãn với bạn hơn. Nếu trong trường hợp bố mẹ nói đúng và hợp lý, bạn nên xem xét lại những vấn đề bố mẹ góp ý, bạn có thể cùng bàn bạc với người mình yêu về chuyện đó, hai người cảm thấy có thể thay đổi được, có thể vì nhau được thì nên cố gắng để làm vừa lòng bố mẹ. Còn trong trường hợp, bạn cảm thấy những gì bố mẹ nói hết sức vô lý, hết sức cổ hủ hay phiến diện thì bạn cũng không nên tỏ thái độ gay gắt, bạn cứ bình tĩnh phân tích mọi chuyện cho bố mẹ hiểu. Bố mẹ nào cũng thương con, ai cũng mong muốn con có được những điều tuyệt vời và tốt nhất, nên tâm lý bố mẹ khi ngăn cấm chuyện yêu đương của con cái, mục đích cũng là vì lo lắng, quan tâm đến con mà thôi. Thế nên, bạn đừng tỏ thái độ tiêu cực với bố mẹ, đừng tỏ thái độ bất cần hay bất chấp với bố mẹ, điều đó chỉ khiến bố mẹ càng thêm gay gắt và ác cảm với tình yêu của bạn mà thôi. Bạn cứ bình tĩnh lắng nghe, sau đó đưa ra ý kiến của bản thân mình về vấn đề đó, phân tích cho bố mẹ hiểu mọi chuyện, phân tích để bố mẹ thấy được tình yêu của mình không hề xấu hay tệ như bố mẹ đang nghĩ. Khi xảy ra mâu thuẫn, cách giải quyết tốt nhất chính là bình tĩnh và lắng nghe đối phương. Khi lắng nghe gia đình, chúng ta mới thấu hiểu được những gì gia đình đang lo lắng, đang lăn tăn, để từ đó giải tỏa tâm lý đó cho gia đình, từ từ tháo gỡ nút thắt trong lòng bố mẹ về tình yêu của mình. Và khi chúng ta lắng nghe bố mẹ, đương nhiên bố mẹ cũng sẽ lắng nghe lại chúng ta, khi cả hai bên cùng lắng nghe, chúng ta sẽ cùng hiểu cho nhau, đặt mình vào vị trí của nhau và chắc chắn sẽ có cái nhìn khác về vấn đề đang gặp phải. Khi đã hiểu nỗi lòng của nhau rồi, thì vấn đề sẽ được giải quyết rất đơn giản và nhẹ nhàng.

 

3. Xem xét lại tình cảm của hai bạn

Tình yêu đôi khi rất khó lý giải. Người ta yêu nhau vì nhiều lý do khác nhau. Sự đối lập cũng là yếu tố hấp dẫn lẫn nhau vì người ta có thể nhìn thấy bản thân trong mối quan hệ với người khác xa với mình. Khi bạn gặp tình yêu như thế, nó có thể biến điều không thể thành có thể. Nếu bố mẹ phản đối, bạn nghĩ là do họ không hiểu bạn. Điều đó khiến bạn bối rối và khó chịu. Bạn yêu bố mẹ, nhưng người ấy cũng quan trọng không kém. Nếu đang yêu thực sự, bạn sẽ làm bất cứ điều gì để bảo vệ người ấy, thậm chí bất chấp cả sự phản đối của bố mẹ. Nếu sau khi bị gia đình phản đối chuyện yêu đương, hai bạn nên xem xét lại tình cảm của nhau. Tốt nhất là hai bạn nên xác định lại tình cảm của nhau, nếu một trong hai người có chiều hướng thay đổi hoặc cảm thấy nhụt chí, chán nản với tình hình thì chúng ta nên suy nghĩ lại về vấn đề có nên bước tiếp hay dừng lại. Chắc chắn khi bị gia đình phản đối, người trong cuộc ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng, ít nhiều cũng cảm thấy chút gì đó lung lay về tình yêu của mình. Có những bạn khi bị gia đình phản đối là chấm dứt ngay, là chia tay người yêu ngay lập tức với lý do là không muốn chống lại gia đình. Với những người như thế, chúng ta có cố gắng, có nỗ lực bao nhiêu cũng vô ích, quan trọng là sự quyết tâm của cả hai người chứ không phải chỉ cần mình quyết tâm là có thể thay đổi tình hình. Nếu như cảm thấy đối phương chùn bước, có sự thay đổi về mặt tình cảm, không còn mặn nồng như trước, thì tốt nhất chúng ta nên dừng lại, không nên tiếp tục lún sâu vào mối quan hệ ấy nữa, bởi khi họ đã lung lay, khi họ đã cảm thấy nản thì chứng tỏ một điều, họ không muốn cùng mình đi đến cùng, họ không muốn cùng mình đấu tranh để bảo vệ tình yêu của hai đứa, một người như thế không đáng để bản thân ta hy sinh, cũng không có gì để nuối tiếc. Còn nếu sau khi bị gia đình phản đối, hai bạn vẫn quyết tâm ở bên nhau, vẫn không muốn rời xa nhau, vẫn không hề bị dao động hay lung lay tình cảm dành cho nhau, thì chúng ta cùng ngồi lại để lên kế hoạch đấu tranh giành lại hạnh phúc cho mình, cùng lên kế hoạch tác chiến để bảo vệ tình yêu của hai người.

 

 4. Xây dựng kế hoạch thuyết phục cha mẹ

Cùng nhau lên kế hoạch tác chiến, một mặt vẫn tỏ ra nghe lời bố mẹ, nhưng mặt khác cũng đồng thời đưa ra những ưu điểm, sự nổi trội của đối phương để bố mẹ biết, hãy giúp đối phương ghi điểm trong mắt gia đình mình hơn. Hãy nói cho bố mẹ mình biết sự thay đổi của đối phương, sự cố gắng của đối phương để làm vừa lòng bố mẹ như thế nào, thực sự đối phương đã nỗ lực nhiều như thế nào. Tuy nhiên, bạn phải thật khéo léo trong chuyện này, không được để bố mẹ hiểu lầm rằng bạn và người đó vẫn cố chấp cãi lại lời của bố mẹ. Hãy cứ tỏ ra nghe lời bố mẹ, chấp thuận theo mong muốn của bố mẹ, mặt khác hai người vẫn âm thầm thay đổi, vẫn âm thầm thực hiện kế hoạch mà mình đã thống nhất. Có thể sẽ ít gặp nhau hơn, hoặc gặp nhau kín đáo, bó mật hơn bởi chúng ta không thể để bố mẹ biết chúng ta vẫn cặp kè với nhau, điều đó sẽ làm bố mẹ có những suy nghĩ rất tiêu cực về mối quan hệ của hai người. Cứ âm thầm, áp dụng chiêu thức “mưa dầm thấm lâu”, cứ từ từ, mỗi ngày nhỏ giọt một chút, cứ như thế cho đến khi bố mẹ nhận ra được sự cố gắng, sự nỗ lực thay đổi và hoàn thiện bản thân cũng như tình cảm của hai người, giúp bố mẹ nhận ra được tấm chân tình của hai bạn dành cho nhau. Cứ bình tĩnh, nhẹ nhàng, chuyện thuyết phục bố mẹ đồng ý tình yêu của mình khi họ phản đối là điều không hề đơn giản. Đây không phải là chuyện có thể giải quyết trong một sớm một chiều nên nhất định hai bạn phải thật kiên trì, nhẫn nại và cùng nhau cố gắng, cùng nhau quyết tâm để có được chiến thắng trong cuộc kháng chiến trường kỳ này.

 

5. Hãy cố gắng chứng minh tình cảm của hai bạn

Hãy chứng minh tình cảm của nhau bằng cách nói rõ và giải thích chi tiết cho bố mẹ hiểu, cả hai bạn sẽ không lùi bước, nhất định không buông tay nhau, nhất định sẽ nắm tay nhau đi đến cuối cuộc đời. Giải thích cho bố mẹ hiểu, đối phương chính là người thích hợp nhất với bạn, chỉ khi ở bên người đó bạn mới cảm thấy hạnh phúc, mới cảm thấy thoải mái và được là chính mình. Nếu không phải là người ấy, bạn sẽ không thể dành tình cảm cho bất cứ ai, nếu không phải là người ấy, tất cả chỉ là sự tạm bợ. Bạn nhất định sẽ không bao giờ thay đổi sự lựa chọn của mình, nếu gia đình vẫn phản đối, hai bạn sẽ vẫn âm thầm yêu nhau, vẫn sẽ ở bên nhau cho đến khi có được sự đồng ý của gia đình. Bạn phải cương quyết và thẳng thắn chia sẻ với gia đình về quan điểm của hai bạn, về tình yêu của hai bạn, đây là mối quan hệ bạn nghiêm túc và muốn gắn bó cả đời chứ không phải mối quan hệ qua đường hay vui đùa. 

Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ vấn đề của bạn với chúng tôi. Tôi hiểu rằng bạn cảm thấy khó xử khi bố mẹ phản đối mối quan hệ giữa bạn với bạn trai người mà bạn thực sự yêu thương và đem lại cho bạn cảm giác hạnh phúc. Cha mẹ luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái và sự can thiệp của họ vào tình yêu của con cũng la một chủ đề xuất hiện nhiều trong các ca tư vấn. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không biết một hiệu ứng ngược rằng họ càng ngăn cản tình yêu của con cái thì càng có ít khả năng con họ chia tay người yêu.

Hãy giải thích với bố mẹ rằng bạn biết họ yêu bạn và họ đang làm những gì mà họ nghĩ là tốt cho bạn nhưng nó không thực sự tốt như họ nghĩ. Bạn hiểu họ cảm thấy thế nào, nhưng ở độ tuổi 22, bạn muốn đưa ra quyết định của riêng mình và chịu trách nhiệm với quyết định đó cho dù nó có tốt hay không. Hãy nói lại với họ rằng những gì họ đã nói thực sự chỉ làm bạn càng yêu anh ấy và đẩy bạn đến với anh ấy. Cuối cùng, dừng cuộc trò chuyện để cả bố mẹ bạn và bạn có thời gian suy nghĩ, có lẽ nó sẽ không làm bạn cảm thấy thoải mái nếu tiếp tục phải chứng minh cuộc sống của bạn với bố mẹ. Nếu hiểu ra anh ấy là người sẽ đem lại hạnh phúc cho bạn cùng với sự kiên định của bạn, có lẽ cuối cùng bố mẹ cũng mềm lòng. Nếu không, hãy lên kế hoạch để giữ sự độc lập về cảm xúc và dũng cảm đi theo con đường bạn tin là đúng.

Chúc bạn hạnh phúc!

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, phổ biến. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý :  1900.6162 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn