Khủng hoảng tâm lý của học sinh trung học cơ sở là gì

Tại diễn đàn "Điều em muốn nói" do Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với các đơn vị tổ chức ngày 17/5, Khanh [đã đổi tên] cho biết mình vốn là học sinh giỏi, tích cực tham gia các hoạt động. Nhưng áp lực làm "con ngoan trò giỏi" trong mắt bạn bè, người thân khiến Khanh thường rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng, đặc biệt trong giai đoạn học trực tuyến kéo dài. Em mất hứng thú học tập, không muốn tham gia vào các hoạt động của trường, lớp dẫn đến kết quả đánh giá không tốt.

Dù bố mẹ đã trao đổi, đưa ra nhiều giải pháp, Khanh vẫn thấy thiếu sự đồng cảm. Tại buổi chia sẻ, Khanh bật khóc trước đông người. Nữ sinh cho rằng mình may mắn khi được đến trường học trực tiếp đúng thời điểm căng thẳng tột độ, được tương tác nhiều hơn với bạn bè, nên mọi thứ dần tốt trở lại.

Không chỉ Khanh, nhiều học sinh rơi vào tình trạng tương tự sau thời gian ở nhà học trực tuyến. Cô Đỗ Trần Phương Anh, chuyên gia tâm lý Dự án "Nghiên cứu phòng chống nguy cơ tự tử thanh thiếu niên", nhận định học online kéo dài tác động rất lớn đến tâm - sinh lý học sinh. Thời gian này, những học sinh sống khép kín thích nghi nhanh hơn; trong khi, những em có nhu cầu giao tiếp cao hơn sẽ cảm thấy "sốc".

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dựa trên khảo sát 341.830 học sinh tại các tỉnh, thành, 45% học sinh gặp vấn đề sức khoẻ, bao gồm các vấn đề sức khỏe tâm lý, tinh thần, trong thời gian học trực tuyến.

Quảng cáo

Chia sẻ bên lề diễn đàn, bà Lê Thị Thảo, Phó trưởng Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 [Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội], cho biết trong giai đoạn đại dịch, đơn vị này thường xuyên nhận được các cuộc gọi chia sẻ về tình trạng rối loạn sức khoẻ tâm thần ở học sinh. Trước Covid-19, trung bình mỗi năm Tổng đài tiếp nhận hơn 400.000 cuộc gọi tư vấn tâm lý tuổi học sinh, con số này tăng khoảng 50% trong thời gian qua.

"Có em gọi đến tổng đài trong tình trạng rất xúc động, bắt đầu bằng tiếng khóc khiến các nhân viên phải trấn an. Cũng có em bản lĩnh, chia sẻ câu chuyện của mình nhưng không cung cấp thông tin cá nhân do chỉ muốn có một nơi đáng tin cậy để kể nỗi lòng mình", bà Thảo chia sẻ.

Quảng cáo

Bà Lê Thị Thảo chia sẻ bên lề diễn đàn "Điều em muốn nói". Ảnh: Dương Tâm

Những học sinh gọi đến tổng đài 111, theo bà Thảo, đều gặp khó khăn khi bố mẹ ít lắng nghe; do bận rộn hoặc thiếu kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi... Thực tế này khiến nhiều học sinh phải tìm kiếm sự hỗ trợ bên ngoài gia đình.

Thế nhưng, nguồn lực để trợ giúp học sinh các vấn đề về sức khoẻ tâm thần đều trong tình trạng quá tải. Bà Thảo cho biết, nhân lực Tổng đài 111 hiện tại không đủ để hỗ trợ tất cả học sinh với rất nhiều vấn đề đặt ra. Có nhiều em muốn chia sẻ câu chuyện qua Zalo, fanpage nhưng Tổng đài hiện chỉ đáp ứng được qua điện thoại.

Ở trường học, hoạt động hỗ trợ tâm lý học sinh tốt hơn trong thời gian gần đây, một số trường đã có phòng tham vấn học đường. Tuy nhiên theo bà Thảo, các phòng này hoặc bị quá tải, nhất là trong các trường công lập - nơi chỉ có 1-2 cán bộ tư vấn tâm lý trên hàng nghìn học sinh; hoặc chưa phát huy đầy đủ vai trò của mình.

Nhấn mạnh người gần gũi với các em nhất là gia đình và nhà trường. Bà Thảo cho rằng phụ huynh phải tìm hiểu để nắm bắt kịp thời các vấn đề liên quan đến sức khoẻ tâm thần của con cái. Còn nhà trường cần tổ chức các diễn đàn phù hợp với từng nhóm nguy cơ, chẳng hạn diễn đàn về áp lực học tập, thi cử với học sinh lớp 9; những thay đổi từ tiểu học lên THCS cho các em lớp 6; hay thay đổi về tâm sinh lý cho học sinh khối 7-8. Tại đó, học sinh cần được thoải mái chia sẻ về những vấn đề mình gặp phải và được nghe lời khuyên từ các thầy cô, chuyên gia.

Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt NamLỜI GIỚI THIỆUChúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất làsự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống conngười ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủnghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngàynay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua nhữnggiá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người. Vấn đề này đang là thách đố chocác nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm.“Giới trẻ là tương lai của nhân loại”. Đó là câu khẳng định nhiều người đãbiết. Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho cái “tương lai” ấy. Liệunó có tốt đẹp như người ta tưởng không? Cứ như thực tế hiện nay thì nhân loại sẽ đitới đâu, khi các thanh thiếu niên, những người đang nắm vận mệnh của đất nước,lạiđang rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lí trầm trọng?Ai cũng biết, giai đoạn thanh thiếu niên là một giai đoạn quan trọng của đờingười, nó quyết định được cả nhân cách và tương lai của ta sau này. Đây là một giaiđoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi thơ sang người lớn, giai đoạn đặc biệt, duynhất của cuộc sống vì xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi, bao gồm : Sự chínmuồi về thể chất ; sự điều chỉnh tâm lý ; và sự biến đổi các quan hệ xã hội nhằm đápứng các yêu cầu và nhiệm vụ phát triển. Đây cũng là giai đoạn phát triển có nhiềukhó khăn, thậm chí khủng hoảng, so với các lứa tuổi khác do những biến đổi dữ dộivề tâm lý về cả phạm vi và mức độ, đến mức nhiều người xem đó như một “giai đoạnkhủng hoảng” đầu đời.Những công trình nghiên cứu sự phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi thanh thiếuniên gần đây quan niệm : Lứa tuổi này như là một giai đoạn phát triển đi qua một loạtnhững lớp sự kiện, những kinh nghiệm, sự trải nghiệm, hay những nhiệm vụ pháttriển được xác định về mặt xã hội. Những diễn biến phức tạp về tâm lý là một trongnhững nguyên nhân khiến trẻ em khó kiểm soát được hành động, lời nói, thậm chítình cảm của mình. Mặt khác, việc thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặtkhiến người trẻ, luôn trong tâm lí mình là người tầm thường, không xứng đáng với xãhội. Đó có thể là một điều tốt, vì đó chính là động lực để thanh thiến niên luôn cốgắng để khẳng định mình, tuy nhiên, một số khác luôn lấy điều đó như sự giằng xétrong tâm can, khiến các bạn trẻ luôn sống dưới áp lực, lâu dần sẽ thành bệnh tâm lí.Khi tâm lí đã thực sự khủng hoảng, giới trẻ khó lòng đối mặt với những khó khăn, rắcrối trong cuộc sống, từ đó dễ bị ức chế và dẫn đến những triệu chứng trầm cảm, tựTrang 1Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Namhủy hoại bản thân, thậm chí tự tử. Tệ hơn nữa, thanh thiếu niên dễ nổi loạn, thực hiệnnhững hành vi bất thường, hành vi xấu trong xã hội : uống rượu, cờ bạc, nghiệnhút,đối xử bạo lực với mọi người rồi từ đó đánh mất cả tương lai khi rơi vào vòng laolí ...Các hiện tượng này gây nhiều lo ngại cho các bậc cha mẹ, nhà giáo dục và xã hội.Thiết nghĩ, giới trẻ bị khủng hoảng tâm lí dẫn đến những sai phạm, và ngàycàng nhúng sâu vào vũng lầy tội lỗi đã gióng lên một hồi chuông báo động cho xã hộiViệt Nam ta. Vì thế, chúng tôi, với những hiểu biết của mình, đã soạn ra bài báo cáonày, để mọi người hiểu hơn về tình trạng khủng hoảng tâm lí ở giới trẻ Việt Nam hiệnnay, để giới trẻ biết thêm về nó để tìm cách đề phòng, hoặc xử lí. Và chúng tôi mongrằng, bài báo cáo cũng như một lời nhắc nhở, nhắc cha, nhắc mẹ, nhắc anh chị, nhắcnhà trường, nhắc toàn thể xã hội đừng lơ là mải mê lo cho kinh tế nước nhà, mà hãythật sự quan tâm, lo lắng đến giới trẻ, vì chính bộ phận ấy, sẽ đứng lên xây dựng đấtnước sau này.Thành phố Hồ Chí Minh, 22/02/2011Trang 2Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt NamChương 1: Đặc điểm tình hìnhI.Đặc điểm dân cư:VN là nước đông dân, đến năm 2009, dân số nước ta là 85,7 triệu người, đứnghàng thứ ba ở Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Dân số Việt Nam tăng nhanh, làdân số trẻ. Cứ mỗi năm, dân số lại tăng thêm 1 triệu người, tạo sức ép lớn lên pháttriển kinh tế, bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.•Dân số từ 15-59 tuổi chiếm trên 65% dân số [năm 2007]: lực lượng lao độngtrẻ, năng động nhưng khó khăn trong giải quyết việc làm.Mật độ dân số là 260 người/km2 nhưng phân bố không đồng đều, tập trung chủyếu ở đồng bằng, ven biển, thưa thớt ở vùng núi.II.Đặc điểm kinh tế:Việt Nam là nước đang phát triển, có nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinhtế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danhnghĩa năm 2009 và đứng thứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bìnhquân đầu người. Năm 2007, Việt nam chính thức gia nhập WTO – “Tổ chức thươngmại thế giới”, có thể xóa bỏ các rào cản thương mại để tiến đến tự do thương mại vớicác nước, hội nhập với quốc tế.III.Đặc điểm xã hội:Nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu đời sống con người cũng ngàycàng tăng, con người quan tâm hơn đến việc làm để đáp ứng các nhu cầu của mình.Trong bộ phận người Việt Nam, trình độ dân trí vẫn chưa cao, ý thức người dân cònkém dẫn đến các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, với một chỉ tiêu cao trong giáo dục, kinh tế,bệnh thành tích xuất hiện và dần ăn sâu vào ý thức của con người Việt Nam, khiếncác thành tích trong những năm gần đây trở nên “ảo” và không đánh giá đúng nănglực con người.Trang 3Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt NamIV.Đặc điểm thanh thiếu niên Việt Nam:Tuổi thiếu niên là lứa tuổi thể hiện sự chuyển tiếp từ trẻ con bước vào thế giớingười lớn. Giai đoạn này còn được các nhà nghiên cứu gọi là “tuổi khủng hoảng”,“khủng hoảng tuổi dậy thì”. Tâm lí thay đổi dựa trên những mối quan hệ trong cuộcsống mà rõ nhất là quan hệ với cha mẹ, bạn bè. Ở lứa tuổi này, các bạn thiếu niên đãcó ý thức về bản thân nên hẳn việc làm nũng, đòi đi chơi với bố mẹ là không còn nữa.Mang tâm lí “muốn làm người lớn”, “coi mình là người lớn”, các bạn thích được tựdo chọn bạn, tự do đi chơi. Và quan hệ với bố mẹ thay đổi. Ít tâm sự với bố mẹ hơn,đó là biểu hiện rõ nhất. Bên cạnh đó, các bạn ở lứa tuổi này cũng tánh mình ra khỏisinh hoạt chung của gia đình. Nhưng về khía cạnh bạn bè, nhu cầu giao lưu phát triển,quan hệ được mở rộng ra nhiều. Các bạn làm quen dần với cuộc sống xã hội, giaotiếp với mọi người và bạn bè trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Ởlứa tuổi này, ý thức về giới tính của các bạn trở nên rõ ràng hơn, chăm chút đến ngoạihình hơn. Quan hệ giữa bạn trai và bạn gái trở nên ngại ngùng, bâng khuâng hơn chứkhông còn vô tư như trước nữa. Một cách tự nhiên, bạn bắt đầu để ý đến người khácgiới. Thậm chí có những bạn như “trúng phải mũi tên của thần Cupid” mà ham mêtình cảm mới mẻ này quá khiến các bạn trở nên thẫn thờ và tệ hơn là bỏ bê, sao nhãnghọc tập. Trong cuộc sống, các bạn cảm thấy nhàm chán với những công việc thườngngày hay những việc hỏ mà bố mẹ giao cho, chỉ đón nhận chúng với tâm trạng uể oải.Còn với những công việc nặng nề và mang tính thử thách hơn, các bạn lại hào hứng,thích thú và có quyết tâm hơn. Đời sống tinh thần của lứa tuổi này rất phong phú, cácbạn đã tự tì cho mình những thần tượng đáng ngưỡng mộ và học tập. Tuy nhiên việcthích bắt chước giống thần tượng đôi khi cũng hơi quá lố và không gây được thiệncảm cho người khác.Tóm lại, tâm lí thiếu niên ở độ tuổi này rất phong phú và sinh động, phát triểnmạnh mẽ và đi vào “bược ngoặt lịch sử” của cuộc đời.Trang 4Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt NamChương 2: Thực trạngBiểu hiện:Hội chứng trầm cảm:I.1.Cảm xúc buồn là một phần trong cuộc sống của con người, là một phản ứng tựnhiên với những hoàn cảnh mất mát, đau đớn, phiền muộn.Trong chúng ta ai cũng có thể đã hoặc sẽ trải qua tâm trạng buồn bã ở một sốthời điểm trong cuộc sống của mình. Những nỗi buồn đến và rồi sẽ đi, hoặc sẽ nguôingoai theo thời gian. Nhưng trầm cảm thì khác. Nó là một căn bệnh với nhiều biểuhiện triệu chứng thể chất, có ảnh hưởng nhiều hơn đến cuộc sống, sức khỏe của mộtcon người so với tâm trạng không vui.Ở độ tuổi học đường, tương đương với độ tuổi vị thành niên tính theo pháp luậtvà độ tuổi dậy thì tính theo sinh học chính là độ tuổi mà các stress tâm lý xảy ra nhiềunhất. sở dĩ có hiện tượng như vật là do đây chính là khoạng thời gian mà teen đốidiện với các thay đổi cuộc sống nhiều nhất. Thực tế, mặc dù teen không phải đối diệnvới những áp lực mà người lớn hay phải trải nghiệm như căng thẳng liên quan đếncông việc hay áp lực tài chính... nhưng cũng không có nghĩa là teen không cảm thấychán nản, hay rơi vào trạng thái trầm cảm. Mỗi teen lại phải trải nghiệm những khókhăn riêng mà đôi khi người lớn ít nhận thấy ở các em như: bị bạn bè bắt nạt, sợ bị côlập khỏi nhóm bạn, hay một trạng thái lo lắng mơ hồ trước sự bất hòa của bố mẹ...Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ vị thành niên là áp lực của học tập như kếtquả thi kém, không thi đậu được vào trường như mong muốn, hoàn cảnh gia đình khókhăn… Đa số trẻ muốn thoát khỏi sự bảo hộ của bố mẹ, muốn độc lập nhưng lại mâuthuẫn với khả năng có hạn của mình. Sự quan tâm của bố mẹ bị giảm sút cũng làm trẻthêm hoang mang. Một số yếu tố ảnh hưởng:•Tổn thất tình cảm như người thân qua đời, quan hệ bố mẹ căng thẳng, li thân, lihôn, hay bố mẹ mắc trầm cảm, gia đình ít tham gia hoạt động xã hội.•Lòng tự trọng bị tổn thương: kết quả học không tốt, tướng mạo không như ý, bịmiệt thị hoặc bị bỏ rơi.•Tính cách cô độc, hướng nội, xa lánh mọi người hoặc yêu quá sớm dễ dẫn tớitrầm cảm nghiêm trọng, tự sát hoặc giết người.Trang 5Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam•Tính công kích: một trẻ vị thành niên mất đi sự tự tin hoặc bị dày vò về tâmhồn sẽ thể hiện tính công kích nhưng không thể hiện được. Khi đó trẻ lại biếnnhững xung đột đó thành trầm cảm, càng muốn công kích trầm cảm càng nặng.Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình850.000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số nhữngcăn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25 %trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm là:1 - Mất ngủ: khó vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm không ngủ được nữa,hoặc thức dậy từ 2 - 3 giờ sáng kèm theo bồn chồn khó chịu [có khi ngủ nhiều quámức].2 - Chán ăn: ăn ít, ăn không ngon, không thích ăn, sợ ăn [có khi ăn nhiều quámức], không ăn, sút cân.3 - Ngại giao tiếp với người khác, trở nên ít nói bất thường, lười vận động.4 - Cảm thấy bốn chồn lo âu, đứng ngồi không yên, đau đầu, đau mỏi toànthân, đau ngực, táo bón, sợ lạnh.5 - Cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, buồn rầu, mất hứng thú làm việc,mất hứng thú giải trí hàng ngày [thể thao, xem tivi, sách báo, phim...]. Cảm thấy xungquanh buồn rầu ảm đạm, thời gian kéo dài lê thê.6 - Bi quan lo lắng về tương lai cho bản thân và gia đình, sợ điều xấu xảy racho bản thân và gia đình.7 - Nghĩ rằng mình không xứng đáng với bản thân và xung quanh. Cho rằngmình phạm nhiều khuyết điểm, tội lỗi, không muốn tiếp xúc với ai.8 - Nghĩ rằng mình không xứng đáng được ăn, không xứng đáng được sống,cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người.9 - Có ý nghĩ chết chóc, muốn tự sát bằng thuốc ngủ, treo cổ, nhảy lầu, đâmvào xe... hay đã có lần tự sát.Trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, hành động cũng như suy nghĩ tiêucực. Ở mức độ trầm cảm nặng, người bệnh luôn bị ám ảnh bởi cái chết [có người rấtsợ chết] và họ luôn nghĩ cách để tự sát.Bố mẹ mải làm ăn, gửi sang nhà bác từ nhỏ nên Minh Hương[17 tuổi] quensống tự do và không quan tâm đến ai. Khi 15 tuổi, được bố mẹ đón về và ép vàokhuôn khổ, Từ đó Hương liên tục cãi lời và em thường bị bố mẹ mắng chửi.Từ khó chịu, Hương phản kháng rồi bất mãn. Cuộc sống gia đình đối với MinhHương ngày càng bức bách, ngột ngạt. Hương học giỏi Văn nhưng bố mẹ lại ép cô béthi vào lớp 10 chuyên Toán và dùng tiền để chạy chọt cho con.Trang 6Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt NamHọc không giỏi lại bị trầm uất nên Hương học ngày càng sa sút, rồi sinh ra tâmlý chán nản, co mình trong vỏ bọc, không dám chơi với ai vì mặc cảm. Thế nhưng bốmẹ Hương vẫn không hiểu ra, mắng chửi con và tiếp tục chạy chọt xin xỏ điểm đểcon mình vẫn được tiếng học giỏi.Hương phải sống trong sự mâu thuẫn về tâm lý: mặc cảm, xấu hổ vì biết làmình không giỏi nhưng lại vẫn sống trong cái hào quang bố mẹ “mua” cho mình nênai hơn là ganh ghét.Hương không có bạn, không chơi với ai, lầm lỳ ít nói ít cười, suốt ngày tự giammình trong phòng, gương mặt buồn bã. Rồi đến khi bị bạn bè phát hiện ra sức họcthật của mình, gièm pha, chế nhạo thì Hương suy sụp hoàn toàn và cô bé đã nảy ra ýđịnh tự tử. Thấy con bị như vậy, bố mẹ Hương thay đổi một thời gian nhưng rồi đâulại vào đấy, lại tiếp tục dồn ép con học, tiếp tục mắng chửi. cô bé này đã quyết địnhlàm náo động cả khu nhà mình ở [tỉnh Hòa Bình] khi leo lên tầng 4, nằm trên mái nhàđòi tự tử sau khi để lại thư tuyệt mệnh. Sau khi được tư vấn tâm lý, Hương đã vượtqua được hố sâu cảm xúc của mình nhưng tâm trạng cô không bao giờ còn được vuivẻ như ngày trước nữa.2.Hành xác bản thân:Trước đây, nóng nhất trên mạng thường là những màn "show hàng", chat sexthì nay nhiều teen còn kháo nhau chuyện "rạch chát" [tức là vừa chat vừa rạch tay rồigửi webcam cho bạn chát xem để chứng tỏ bản lĩnh của mình.Đây có thể coi là một trong những kiểu hành xác ghê rợn nhất. Người ta gọinhững biểu hiện này là hội chứng self-cut Self-cut là một dạng của self-abuse [tựngược đãi bản thân] hay self-injury [tự làm đau bản thân].Hiện tượng self - cut của giới trẻ Việt Nam ngày nay là một hành động bắtnguồn từ trào lưu Emo [sống theo cảm xúc - viết tắt của Emotion] trong giới trẻphương Tây và du nhập vào nước ta qua internet. Nhìn chung, những bạn trẻ thíchdùng dao lam hoặc các vật sắc nhọn rạch lên cơ thể.. chia làm 4 nhóm chính:Nhóm 1: “Đàn ông con trai mà tay chân mịn màng không xây xước gì cả thìchẳng đàn ông tí nào”. Hoặc “Mình không thích kiểu con gái uỷ mị tiểu thư đài cácmình muốn là một cô gái thật “độc” nên thỉnh thoảng lấy con dao Thái rạch vàiđường trên cổ tay với cổ chân cho nó cá tính”. Đây là kiểu những bạn trẻ thích “cósẹo”, thích một dáng vẻ thật “ngầu”.Nhóm 2: Nhiều bạn trẻ rạch tay để thể hiện tinh thần dũng cảm và bản lĩnh,chấp nhận mọi đau đớn. Giống như Samurai tự rạch bụng hay dũng sĩ ngày xưa cắtTrang 7Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Namtay ăn thề. Vết rạch càng sâu, vết sẹo càng chi chít thì “đẳng cấp” càng cao. Vết xămcàng “hoàng tráng” thì hình ảnh càng “hot”. Đây là kiểu bạn trẻ thích tự khẳng địnhbản thân trong mắt mọi người.Nhóm 3: Khắc lên tay, xăm lên mình để thể hiện tình yêu. Tên “bồ” đượckhắc”vĩnh hằng” trên cơ thể có nghĩa là “mình đây rất ư là chung thủy với ấy”.Nhóm 4: Các bạn trẻ dùng nỗi đau của thể xác để làm dịu cái đau của tinh thần.Đây là dạng “đậm” nhất và nguy hiểm nhấtĐây là biểu hiện trạng thái sức khỏe tâm thần của cả người lớn và vị thànhniên, thanh niên. Tuy nhiên hiện tượng này thường xảy ra trong nhóm vị thành niênvà có xu hướng ngày càng tăng. Kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanhniên Việt Nam lần thứ 2 được thực hiện vào cuối năm 2008 cho thấy có hơn 7,5%người được hỏi cho biết từng tự gây thương tích. Trong đó, cao nhất là nhóm các emnam tuổi từ 14 đến 17. Nghiên cứu này có sự tham gia của hơn hơn 10.000 người ởđộ tuổi 14-25. Theo tiến sĩ Hương, so với cuộc điều tra cách đây 5 năm thì tỷ lệ vịthành niên và thanh niên tự ý gây thương tích đã tăng gấp 2 lần [trước kia tỷ lệ này là2,8%] . Đây là một vấn đề cần đáng chú ý. Trẻ tự gây thương tích cho bản thânnhưng không nhằm tự tử, tuy nhiên đây lại là nhóm có nguy cơ cao dẫn đến hành vitự tử.Các bạn trẻ xem cơ thể mình như là nơi trút giận cho hả hê, thậm chí có nhiềungười thành nghiện hành hạ mình. Mỗi ngày không dùng dao lam rạch một vài đườngvào tay cho máu chảy ra thì thấy bứt dứt, khó chịu.Trang 8Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam“Em bắt đầu self-cut từ năm lớp 10. bắt đầu là từ một số cảm xúc bồng bột củatrẻ con mới lớn. Em cô độc và khép kín mình, tự mình loay hoay khám phá thế giớibắt đầu với những mối quan hệ mới. Em thấy cuộc sống cứ biến động không ngừng,phức tạp quá mà em lại không thể chia sẻ cùng ai và sau đó em lại gặp thêm cú shocktrong chuyện tình cảm nên self-cut nhiều hơn. Mỗi lần self - cut, nhìn thấy máu chảy,em cảm thẩy thoải mái nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Dần dần em nghiện cảm giác đó,tuần nào em cũng self- cut, có khi em rạch vài lần một tuần. Có thể sẽ có người nóirằng trẻ con như tụi em thì biết gì, phải vô tư thế này thế kia nhưng cứ ở trong trườnghợp của bọn em lúc đó và cảm nhận nỗi bức bách đó mới biết nó khủng khiếp như thếnào và self - cut khi đó đúng là một liều thuốc hữu hiệu” - N.V.H, Hà Nội bộc bạch.Sống trong cảnh bố mẹ thường xuyên cãi vã, đánh lộn với nhau khiến B.N.T từchỗ là một cậu bé hồn nhiên trở nên buồn chán, ít nói. Không biết chia sẻ cùng ai, dầndần, em rơi vào trạng thái trầm cảm và tìm cách lấy dao lam tự rạch tay mình, có khithì cấu véo chân tay đến chảy máu để giải tỏa. T. cho biết, mỗi lần làm vậy em thấytrong người dễ chịu hơn, nếu không em phát điên…Các em thường tìm cảm giác mạnh như cắt tay, chân, rạch cơ thể. [Ảnh minh họa]Trong số những trường hợp cắt da thịt, có người chỉ thuần túy muốn thử qua thú chơinày do bắt chước trào lưu sống theo cảm xúc của phương tây nhưng cũng có nhữngtrường hợp bị bệnh lý về thần kinh. Cụ thể họ bị rối loạn tinh thần do những cú sốctâm lý không được giải tỏa. Đây là hội chứng mà nhiều nước đang lo ngại mức độ lâyTrang 9Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Namlan bởi có thể phát triển như một căn bệnh gây nghiện mà người lớn cũng có thể bị.Một số nghiên cứu cho thấy, khi phải chịu đau đớn về thể chất, cơ thể sẽ tiết ra mộtloại chất làm giảm cơn đau và nó giúp cho người ta quên đi những chán chường, thấtvọng. Nếu người cắt da thịt nhận ra được những dấu hiện này, họ sẽ dễ dàng nghĩ đếnnó khi gặp những chuyện thất vọng khácNguyễn Văn H. [20 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội] sinh ra trong một gia đình khá giả,bố làm trưởng phòng đối ngoại, mẹ làm kế toán, bố mẹ thuê mọi dịch vụ để chăm sóccậu con quý tử.H. ngày càng chán nản, cứ đi học về cậu lại lên cửa phòng đóng chặt và ngồibên chiếc máy tính, chán chơi game, cậu lại vào các diễn đàn dành cho teen, bố mẹcậu cũng chẳng để ý cậu đi ngủ lúc mấy giờ. Khoảng cách giữa H. và bố mẹ chỉ cáchvài bước chân nhưng cậu cảm thấy còn xa hơn vài trăm cây số.Cậu bắt đầu đua đòi với một số đứa bạn sống theo cảm xúc, ban đầu với H. chỉlà những cái rạch tay nhẹ cho máu ứa ra, cái cảm giác hơi đau rát làm cậu thấy vui,nhìn những giọt máu đỏ tươi của mình, H. mới biết mình là một sinh vật sống. Dầndần H. tìm đến cảm giác mạnh hơn. Cậu cầm con dao và chặt đứt ngón tay trỏ củamình. Khi bố mẹ cậu phát hiện ra thì mọi chuyện đã quá muộn.Gia đình đã đưa H. đi cấp cứu, sau khi lành vết thương ở ngón tay, cậu đượcchuyển sang Viện Sức khỏe Tâm thần, Hà Nội điều trị tâm lý vì lúc nào cậu cũngthấy chán đời và muốn tìm cảm giác mạnh hơn nữa là tự sát. Nhìn gương mặt xanhxao, gày đét của H, ít ai nghĩ rằng cậu là một quý tử con nhà giàu. H. than thở, cậuthấy chán xã hội này, nhiều khi chìm trong game cậu thấy thèm cuộc sống trong đó.Khi hỏi đến bố mẹ cậu chỉ im lặng không nói gì.Nhân dịp sinh nhật lần thứ 20, thay vì tặng cho mình một chiếc bánh, cô gáidưới đây đã biến ngày đặc biệt đó trở nên ghê rợn và đau đớn. Cô đã cắm 20 chiếckim lên tay, sau đó đặt những ngọn nến lên đó. Cô chỉ chịu rút những cây kim ra khiđã thổi hết những ngọn nến.Trang 10Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt NamCô gái này đã biến ngày sinh nhật của mình thành một ngày ghê rợn và đau đớnNến cháy, sáp chảy xuống làm phỏng tay côTrang 11Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt NamKhi rút kim, máu tươi ở tay chảy ra không ngừng.Trong số những trường hợp cắt da thịt, có người chỉ thuần túy muốn thử quathú chơi này do bắt chước trào lưu sống theo cảm xúc của phương tây nhưng cũng cónhững trường hợp bị bệnh lý về thần kinh. Cụ thể họ bị rối loạn tinh thần do nhữngcú sốc tâm lý không được giải tỏa. Đây là hội chứng mà nhiều nước đang quan ngạimức độ lây lan bởi có thể phát triển như một căn bệnh gây nghiện mà người lớn cũngcó thể bị. Một số nghiên cứu cho thấy, khi phải chịu đau đớn về thể chất, cơ thể sẽtiết ra một loại chất làm giảm cơn đau và nó giúp cho người ta quên đi những chánchường, thất vọng. Nếu người cắt da thịt nhận ra được những dấu hiện này, họ sẽ dễdàng nghĩ đến nó khi gặp những chuyện thất vọng khác. Và sự việc mới thực sự“bùng nổ” khi các bạn tự chụp ảnh, tung lên blog để được sẻ chia. Bạn này này họcbạn kia. Sự việc này lan truyền nhanh hơn bất kỳ một loại virut nguy hiểm nào. Mộtbạnem gái được hỏi qua chat đã trả lời: "Nếu có khả năng, cứ cắt chơi thấy cũng...sảng khoái lắm. Bạn tớ còn thể hiện bản lĩnh của mình vì dám dùng dao tự cắt. Bọntớ thực sự thấy thỏa mãn vì mình đã chịu đau đớn mà không hề rên lên một tiếng nàogọi là có. Sướng thật!".3.Tự tử:Chuyện thanh thiếu niên tự tử mấy năm gần đây không còn là việc quá mới mẻvà đang có chiều hướng gia tăng. Trên các báo và phương tiện thông tin đại chúngTrang 12Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Namtrong vòng 2 năm qua có thể tổng kết được hàng chục vụ tự sát của các teen theonhiều cách: tự tử tập thể hoặc tự tử một mình. Thậm chí, theo một số teen, ở bất cứtrường nào cũng có giai thoại về chuyện anh bạn A., cô bạn C. tự tử [có thể chết hoặcchưa chết] vì thất tình, học kém, buồn chuyện gia đình và vô vàn lý do khác mà đa sốngười lớn, những người từng ý thức được rõ ràng ý nghĩa của sự sống và cái chết đôikhi cảm thấy... không hiểu nổi."Nếu bố mẹ không cho con chuyển giới thành con trai, con sẽ tự tử. Con sẽnhảy xuống sông, bố mẹ chỉ việc nói là con đi bơi chết đuối, hoặc con lao vào ôtô, bốmẹ có thể nói với mọi người là con bị tai nạn giao thông. Con sẽ chết mà bố mẹkhông bị mang tiếng đâu", Phương, 16 tuổi, "mặc cả" với bố mẹ.Thấy cô con gáiđang tuổi lớn tự dưng khăng khăng đòi bố mẹ cho đi chuyển đổi giới tính thành contrai để được "là chính mình" bố mẹ Phương đau đầu nhức óc suốt mấy tháng trời.Cảm giác bị sốc nặng khi thấy đứa con gái xinh xắn từ bé đã quen mặc váy, buộc nơcủa mình giờ đây đòi "cãi lại tạo hóa" khiến bố mẹ em sau không ít lần khuyên nhủbất thành đã không kiềm chế được đã mắng mỏ, dọa nạt. Đỉnh điểm của sự mâu thuẫnlà khi Phương dõng dạc liệt kê ra cho bố mẹ thấy tất cả những cách mà cô sẽ chọn đểhủy hoại cuộc sống vì không đạt được điều mình muốn.Gây sốc nhất có thể kể đến vụ trầm mình tập thể của 5 nữ sinh lớp 7 trườngTHCS Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương ngày 24/5/2006, tại đoạnsông chảy qua địa phận xã. 5 cô bé từng làm lễ ăn thề, kết nghĩa chị em, từng bỏ nhàra đi vì cảm thấy bị "bất công". Với những chiếc khăn quàng buộc chặt tay nhau, cáccô bé nhảy xuống sông sau khi để lại 5 bức thư gửi cho gia đình và nhà trường, xinvĩnh biệt thày giáo, bạn bè vì bị gia đình mắng mỏ và bị phân biệt đối xử nam nữ. Cáichết của những đứa trẻ trong một phút nông nổi đã phủ trắng tang thương lên cả mộtxã.Vì học kém, sợ bố mẹ mắng, ngày 7/10/2005, 3 học sinh 12 tuổi ở TrườngTHCS thị xã Bến Tre [tỉnh Bến Tre] cũng tự tử bằng thuốc ngủ sau khi được giáoviên chủ nhiệm yêu cầu làm bản tự kiểm điểm về kết quả học tập không tốt và buộcphải đưa cho phụ huynh ký tên vào. Các em không dám mang về cho bố mẹ xem vàtìm đến cái chết.Cũng vì lý do tương tự, ngày 16/2/2006, 9 học sinh nữ [trường THCS Cổ NhuếA, Từ Liêm, Hà Nội], 14 tuổi, vốn chơi với nhau rất thân, chỉ vì một vài bạn trongnhóm bị bố mẹ trách mắng vì học kém đã cùng nhau pha 100 viên thuốc ngủ vào cốccà phê và uống. May mắn chỉ có 5 bạn phải phải nhập viện do hôn mê sâu.Trang 13Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt NamMột lý do khác khiến khá nhiều teen tìm đến cái chết là vì yêu. Tháng 4/2005,cậu học sinh lớp 10 Nguyễn Phương Nam, Trường THPT Vũ Văn Hiếu, TP Hạ Longđã thắt cổ trên một cành cây ven đường. Lá thư tuyệt mệnh Nam để lại có yêu cầu"báo cho người yêu" cậu biết về cái chết này. Vài tháng sau, dân teen ở Hà Nội lạixôn xao vì vụ tử tử... suýt thành của đôi tình nhân học chung trường cấp 2 ở quậnLong Biên.Trường hợp của Hiếu lại có nguyên nhân khác. Bố mẹ cậu đều ngỡ ngàng khicậu con trai hiền lành, ngoan ngoãn của mình bỗng cầm dao cắt cổ tay mình. Sau khiđược cứu sống, cậu nói cậu cắt tay mình như thế vì thấy thương một cụ bà hàng xómsống cô độc, nghèo khổ không ai chăm sóc, nhìn bà cụ, cậu thấy cuộc đời chỉ toànkhổ đau.Rất hoang mang, bố mẹ đưa Hiếu đến phòng khám Tuna, chuyên về các vấn đềrối nhiễu tâm lý của Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II tâm thần học Lã Thị Bưởi. Quathăm khám, trò chuyện, các chuyên gia tâm lý xác định nguyên nhân gây nên trạngthái stress đến mức có hành vi tự sát ở Hiếu chủ yếu do vấn đề nội sinh, yếu tố bệnhlý tiềm ẩn trong cậu bé, đến lứa tuổi dậy t hì mới bắt đầu bộc lộ ra.Kỳ vọng của cha mẹ đối với nhiều teen cũng là một áp lực mà không phải bạnnào cũng có thể vượt qua. Thủy, một học sinh giỏi có tiếng ở Hải Phòng, cùng lúcđược chọn vào cả ba đội tuyển Sinh, Văn, Anh Văn. Mẹ của Thủy là một cô giáo,niềm tự hào về cô con gái học giỏi khiến cho chị luôn muốn con cố gắng, cố gắnghơn nữa. Sức ép thành tích khiến cho Thủy từ một học sinh giỏi, Thủy học dần mấttập trung. Ở trường về, cô bé luôn ở trong trạng thái bị kích động, luôn chỉ muốn laora đường, bắt bố phóng xe thật nhanh hoặc lao vào chơi những game điện tử có tínhkích động để xả bớt stress. Cô bé đã đôi lần bộc lộ ý nghĩ tự tử. Linh Nga, cử nhântâm lý của Phòng khám Tuna, đã tìm hiểu trường hợp của Thủy và nhận ra cô béthường lấy những hành động mạnh để giải toả những căng thẳng tâm lý của mình, vôtình lại làm cho mình bị stress nhiều hơn.Sự cô đơn, ít bạn bè cũng là một lý do dẫn đường cho nhiều teen đến tự sát.Kiều Oanh, một học sinh giỏi trường Chu Văn An [Hà Nội], được bố mẹ đưa đếnchuyên gia tư vấn tâm lý vì những biểu hiện trầm cảm đến mức không thiết sống củacô bé. Nguyên nhân chỉ vì Kiều Oanh học giỏi nhưng thiếu kỹ năng giao tiếp, kếtbạn. Oanh không thể chơi với ai, không tìm được bạn bè và bạn thân để chia sẻ,chuyện trò. Oanh cô độc trong thế giới của chính mình, đến mức, cô bé hoảng loạntrong ý nghĩ: mình là ai? mình sống để làm gì?Trang 14Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt NamĐối với nhiều thanh thiếu niên có ý tưởng hoặc hành vi tự sát, chữ "chết" đôikhi rất nhẹ nhàng, đơn giản như là một trong số các cách giải quyết vấn đề mà teengặp phải. Lứa tuổi teen vốn rất nhạy cảm, lãng mạn, những cảm xúc tiêu cực và tíchcực đều có thể bị đẩy đi quá xa. Bây giờ, điều kiện vật chất tốt hơn, nhưng môitrường cũng nhiều sức ép của việc học hành và các mối quan hệ xã hội phức tạp,trong khi đó, chương trình giáo dục hiện nay lại thiên về dạy kiến thức chứ khôngdạy nhiều kỹ năng sống. Vì thế, nhiều teen không biết cách đối đầu với những căngthẳng, bị mất phương hướng, suy nghĩ tiêu cực và tìm đến cái chết. Thêm vào đó, cácphương tiện thông tin cũng bộc lộ mặt trái của nó khi giúp teen dễ dàng tiếp xúc vớinhững thông tin tiêu cực, ví dụ như những diễn dàn dạy cách tự tử. Trong một phútkhông làm chủ được bản thân, teen có thể sẽ làm theo những gì đọc được.Giáo trình dạy tự tử tràn lan trên mạng Internet.Cần phải có sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý nếu nhận thấy teen có thái độkhác thường đã kéo dài vài tuần liền. Đừng chờ đợi! Sau đây là những dấu hiệu cảnhbáo:• Xa lánh gia đình và bạn bè.• Không thể tập trung vào việc gì cả.Trang 15Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam• Ngủ li bì hoặc khó ngủ.• Hay nói về tự vẫn.• Thay đổi về hình dáng bên ngoài đột ngột.• Chẳng quan tâm đến điều gì, ngay cả những hoạt động teen ưa thích.• Thể hiện sự tuyệt vọng, bất lực hoặc phạm tội.• Có hành vi tự hủy hoại bản thân [như lái xe ẩu, lạm dụng thuốc, quan hệ tìnhdục bừa bãi, hay lẫn lộn…]• Có vẻ như lo lắng về cái chết.• Để lại những vật sở hữu mà teen yêu thích.Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên giacàng sớm càng tốt một khi teen đề cập đếnchuyện tự tử trong một dịp nào đó. Hãy chú ýkhi teen thốt lên nhưng câu tương tự như “Vôích thôi. Con muốn chết quách cho xong”.Cũng nên chú ý khi teen đang buồn bã trongnhiều ngày bỗng nhiên vui vẻ khách thường vàtrà n đầy hy vọng. Sự thay đổi tâm trạng nhanhnhư vậy cho thấy teen nghĩ rằng tự vẫn là mộtlốt thoát cho vấn đề của nó.4.Sử dụng thuốc lá, rượu bia, ma tuý:Tình trạng khủng hoảng tâm lí ở giới trẻ ngày càng nghiêm trọng, khi khôngkiểm soát được bản thân, họ có thể tìm đến những biện pháp khác, như hút thuốc,uống rượu, sử dụng chất gây nghiện... Những việc làm này là vô cùng nguy hiểm, vìnó không chỉ phá hoại nghiêm trọng bản thân họ, mà còn gây ảnh hưởng không nhỏđến xã hội.4.1Thuốc lá:Hiện nay, hút thuốc lá là nguyên nhân của khoảng10% số ca tử vong của người trưởng thành trên thế giới.Tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam khá cao, hiện tượng họcsinh, nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dụchút thuốc lá trong khu vực trường học, nơi làm việc vànơi công cộng còn khá phổ biến. Không ít bạn trẻ, đặcbiệt là các bạn nam thường biết hút thuốc từ khi còn ngồitrên ghế nhà trường.Trang 16Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt NamThuốc lá được bày bán tự nhiên trên khắp các đại lý, quán internet, đặc biệt làở các quán nước vỉa hè xung quoanh trường học. Chủ hiệu sẵn sàng chiều lòng“thượng đế” bởi rất nhiều loại thuốc khác nhau, giá cả phải chăng.Gia đình Đức Quân [17 tuổi – Trương Định – Hà Nội] có bố nghiện thuốc lá,mẹ lại là chủ một đại lý chuyên bán thuốc lá, nên Quân quen với mùi thuốc từ nhỏ.Từ lớp 7, Quân đã bắt đầu tập tành hà hơi với khói thuốc. Lên lớp 9, Quân đã “tựhào” khoe với bạn bè rằng mình có thể phân biệt được nhiều loại thuốc lá khác nhauchỉ qua… ngửi khói!Khói thuốc theo các nam sinh từ nhà tới tận trường học. Thường gặp nhất làtrong các giờ nghỉ giải lao, các bạn thường tập trung lại các “tụ điểm” như căng tin,WC nam, sân sau trường… để “hít hà”. Có những trường hợp còn ngang nhiên húttrong lớp, mặc cho những cái nhìn khó chịu của những người xung quanh, đặc biệt làcác bạn nữ.Lâm Khanh [16 tuổi - Cầu Giấy- Hà Nội] biết hút thuốc từ khi mới học lớp 6.Là công tử con nhà giàu, bố mẹ bận bịu với công việc kinh doanh nên không thể quảnlý nổi quí tử. Khanh đi từ tò mò thử theo bạn bè, đến nghiện thuốc lá nặng, đến giờ,mỗi ngày cậu đốt gần một bao thuốc.4.2Rượu bia:Bên cạnh hút thuốc lá, việc uống rượu của giới trẻ hiện nay cũng là vấn đềđáng được mọi người quan tâm. Nhiều thanh thiếu niên vẫn còn mù mờ về những táchại của rượu với bản thân chúng ta. Điều này thật là nguy hiểm.Một nghiên cứu cho thấy, giới trẻ thế giới bắt đầu biết đến rượu vào độ tuổi 13,và số tuổi ở Việt Nam cao hơn một chút. Song nhiều bạn trẻ biết uống rượu từ râtsớm do thói quen uống bia rượu và hệ thống nấu rượu tư nhân tự phát trong dânchúng. Mỗi dịp hội hè, cưới hỏi ở nông thôn hay thành thị, việc uống rượu của ngườitrẻ tuổi phổ biến và được coi như là hiển nhiên. Tâm lý uống rượu bia giỏi đã trởthành đẳng cấp của một bạn trẻ trước người khác. Điều này hình thành tâm lý tậpuống rượu và uống nhiều lần.Trang 17Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt NamUống rượu bia với lượng vừa phải là có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên đại đa sốchúng ta không bao giờ dừng lại ở cái ngưỡng an toàn đó. Và hậu quả gây ra thậtkhủng khiếp. Theo bộ y tế, năm 2009, gần 5% người dân cả nước phải gánh chịu cáchậu quả bệnh tật từ việc uống nhiều rượu bia, đặc biệt là các bệnh liên quan đến thầnkinh, gan, phổi...Mặt khác khi có bia rượu vào, bản năng tình dục của con người sẽ trỗi dậy vàmất kiểm soát. Tại nước Mỹ, 12% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi đãcó quan hệ tình dục không an toàn sau khi uống rượu. Nhiều teen đã phải bỏ học sớmvì mang thai do quan hệ tình dục không an toàn sau khi uống rượu. Việc uống rượubia đã làm tăng tị lễ hiếp dâm, cưỡng dâm trong giới trẻ. Có thể chỉ qua một đêmngây ngất men rượu, các cô gái đã không còn trong trắng.Không chỉ vậy bạn có thể gây ratai nạn giao thông. Theo thống kê ởnước ta năm 2009, trong số các bệnhnhân phải nhập viện do tai nạn giaothông, 56,4% trường hợp có nồng độcồn trong máu khi tham gia giao thông,trong đó 33, 4% có nồng độ cồn vượtmức cho phép. Khi uống rượu bia, bạncó thể mắc nhiều sai lầm: bất hiếu vớibề trên, cha mẹ, làm sứt mẻ tình bạn,làm tổn thương bản thân và người khác,có nhiều quyết định không chính xác.Trang 18Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt NamCụ thể hơn vào trung tuần tháng 7/2008, tại ấp Bào Gốc, xã Bình Mỹ, TânUyên, tỉnh Bình Dương đã xảy ra một vụ án mạng đau lòng.Chỉ vì thấy anh Trần VănThi, 21 tuổi, ngụ tại xã Bình Mỹ không uống rượu nữa, ra võng nằm, mà Bùi VănThương [trú cùng xã với anh Thi] sau khi lời qua tiếng lại đã dùng dao đâm chết ngaychính bạn nhậu với mình. Sau khi bị bắt, Thương đã tỏ ra vô cùng ân hận về hànhđộng của mình trước đó. Tuy nhiên, dù có nhận ra sai lầm của mình thì cũng đã quámuộn...Hay như trường hợp của một sinh viên Trường Đại học GTVT đã bị tử vong tạiTrung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai sau khi uống hết 3 chai Vodka nhỏ [loại330ml] trong vòng 10 phút.4.3Ma tuý:Tệ nạn nghiện ma túyvà các chất gây nghiện đanggây khủng hoảng toàn thếgiới và riêng ở nước ta, tệnạn này đang phát triển theochiều hướng rất xấu trongmột bộ phận thanh thiếu niêntạo sự lo lắng cho toàn xãhội. Không chỉ tác hại do gâyra sự nghiện ngập và dẫn đếntội ác làm băng hoại thế hệtrẻ mà chính phương cách sửdụng ma túy chủ yếu qua con đường tiêm chích làm cho sự lây nhiễm HIV/AIDS cónguy cơ lan truyền rất rộng. Tính đến cuối năm 2009 cả nước có trên 146.000 ngườinghiện ma túy, và cứ 100 người nghiện ma túy có 70 người trong độ tuổi thanh niên.Ma túy là các chất gây nghiện mà khi vào cơ thể [đường hút, uống, ngậm,chích] gây ức chế hay kích thích hệ thần kinh trung ương, làm giảm đau, gây ảo giác,sảng khoái, gây cho người nghiện ham muốn không kìm chế được, phải tăng liều đểthoả mãn cơn thèm.Đó là: thuốc phiện [là nhựa lấy từ quả cây thuốc phiện], morphine [là chấtđược trích ra từ thuốc phiện], heroin [còn gọi là bạch phiến, là chất được bón tổnghợp từ morphine], cocain [là chất được trích từ lá coca], là một số thuốc tổng hợp cótác dụng tương tự morphine được sử dụng trong điều trị y tế nhưng nếu người nghiệnTrang 19Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Namlạm dụng thì cũng được xem là ma túy, đó là pethidine [tên biệt dược: Dolosal,Dolargan] v.v...Ngoài những chất được xếp vào loại ma túy thật sự kể trên, còn có những chấtgây nghiện khác cũng gây tác hại không kém nếu bị lạm dụng do hiểu lầm là ít hoặckhông gây tác hại, gồm có:Cần sa mà tiếng lóng hiện nay gọi là bồ đà, được hút giống như hútthuốc lá.Các thuốc an thần gây ngủ như: Seduxen, Séconal [tiếng lóng là "sì cọt"]Iménoctal [tiếng lóng là "im mê"] Rohypnol [tiếng lóng là "rô hồng", "rôcam"].Các thuốc kích thích loại amphetamin, ectasy [ma tuý tổng hợp] mà báochí gần đây có đề cập: ma tuý “đá”, “tài mà”,…Người sử dụng chất gây nghiện cần phải tăng liều sử dụng lên mới đạtđược tác dụng mong muốn. Ví dụ, lúc đầu chỉ cần hút một hai điếu cầnsa trong ngày là thấy đủ, nhưng dần dần phải hút một hai chục điếu cầnsa trở lên mới thấy đủ hay nói theo người nghiện là mới thấy "phê".Không những thế, người nghiện không chỉ tăng liều mà còn thay đổichất gây nghiện, thay đổi phương cách sử dụng để tăng cảm giác khoáicảm. Và đây chính là mối nguy hại luôn chờ đón người tập tành sử dụngchất gây nghiện. Như lúc đầu chỉ hút vài điếu cần sa, sử dụng vài viênthuốc an thần gây ngủ loại Seduxen gọi là để nếm "cảm giác lạ", nhưngdần dà khi quen dùng, người nghiện sẽ đi đến sử dụng ma túy loại mạnhnhư heroin. Rồi từ phương cách sử dụng chỉ là hút, hít, uống, ngườiTrang 20Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Namnghiện sẽ đi đến sử dụng phương cách tiêm chích, vì tiêm chích là cáchđạt đến cảm giác "phê" nhanh và mạnh nhất.Tệ nạn ma túy và chất gây nghiện không chỉ tác hại khu trú ở cá nhân mà cótác động đến toàn xã hội. Chỉ cần có một người nghiện trong gia đình thì gia đình đóxem như gánh chịu một thảm họa. Không những thế, người nghiện rất dễ phạm tội ác,có thể làm bất cứ điều gì phương hại đến an ninh trật tự xã hội miễn sao có tiền đểtiêm chích, hút sách thỏa mãn cơn nghiện.Trần Thị Vân Anh [SN 1987, quê ở thị xã Phú Thọ], sinh viên Trường Trunghọc Văn hoá nghệ thuật tỉnh Phú Thọ bị bắt về hành vi mua bán và tổ chức sử dụngtrái phép ma túy tổng hợp [MTTH] trong khi chỉ còn hai tháng nữa là tốt nghiệp, trởthành cô giáo dạy nhạc, hoạ.Bố mẹ bỏ nhau nhưng mẹ Vân Anh là giáo viên nên côcó được một sự giáo dục cơ bản ngay từ bé, là niềm tự hào của mẹ bởi năng khiếu cahát bộc lộ ngay từ nhỏ. Không thi đỗ đại học, cô đi lấy chồng. Khi cả hai vợ chồngđều không có việc làm, cô ly hôn, bỏ chồng về quê với mẹ. Quyết tâm làm lại cuộcđời, Vân Anh miệt mài ôn lại kiến thức và thi đỗ vào Khoa Sư phạm Nhạc TrườngVăn hóa nghệ thuật tỉnh Phú. Sau đó Vân Anh vô tình quen Nguyễn Toàn Thắng –một tay chơi có tiếng ở thị xã Phú Thọ. Choáng ngợp trước những bộ cánh đắt tiềncủa Thắng, Vân Anh mê mẩn anh ta. Trong một lần cùng Thắng và nhóm bạn của anhta đi chơi, Vân Anh được anh ta rủ cắn thuốc lắc. Lúc đầu ngần ngại nhưng Vân Anhvẫn nghe theo. Lần đầu sử dụng cô thấy tâm trạng phấn khích rồi cảm giác bay bổngấy cứ bám riết lấy cô theo số lần sử dụng. Dù lý trí mách bảo phải dừng lại nhưngtrước lời chào mời ngon ngọt của Thắng, trước sự mê hoặc của ma túy, Vân Anh đãkhông đủ can đảm từ chối. Sau vài lần được Thắng cho dùng “khuyến mãi”, bốn lầnsau cô tự bỏ tiền ra mua thuốc lắc của bọn Thắng, khi thì vài viên, có lúc gần chụcviên để dùng dần. Mỗi khi mua về, Vân Anh lại rủ các về phòng trọ của mình sửdụng cho kín đáo. Lệ thuộc vào ma túy lại không đủ bản lĩnh dứt bỏ, Vân Anh trởthành cái bóng của Thắng, bị tên này dùng thuốc lắc sai khiến. Tháng 6-2008, VânAnh có tên trong danh sách được nhà trường chọn đi biểu diễn nghệ thuật ở TuầnChâu, Quảng Ninh thì cô bị bắt về tội tổ chức sử dụng ma túy.5.Bạo lực học đường:Chốn học đường thường được xem là môi trường an toàn nhưng giờ đây đã bịảnh hưởng nghiêm trọng. Ai cũng tưởng rằng học sinh là tuổi ăn, tuổi lớn, các em chỉbiết học và chơi nhưng sự thật không hề đơn giản, tình trạng bạo lực, ngỡ như chỉ xảyra trong phim ảnh, đã len lỏi vào giới học đường đã khiến cho toàn thể học sinh, vàphụ huynh lo lắng.Trang 21Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt NamMột hiện tượng bạo lực khá phổ biến trong giới học đường, đặc biệt ở cáctrường tiểu học và THCS, đó là nạn “bảo kê”, trấn lột [tiền bạc, xe đạp, thức ăn, đồchơi…] của bạn học.Tại một số trường tiểu học, các em HS ngoan hiền, yếu ớt thường bị các “đạica” [là những em có thể hình khỏe mạnh, thích đánh nhau…] bắt nạt. Muốn không bịhiếp đáp, các em phải đưa tiền cho các “đàn anh”.Có “đại ca” bắt kẻ yếu làm bài tập giúp hoặc còng lưng đưa đón mỗi ngày. Hễ cómón đồ gì đẹp, giá trị [bút viết, cặp, mũ, đồ chơi…] mà “đàn anh” thích thì phải cắnrăng “cống nạp”. Ngoài ra, để khỏi bị kẻ khác ăn hiếp, nhiều em phải “chung” thêmnhững khoản khác để được “bảo kê”, che chở.Sáng 19-11-2007, N., HS một trường THCS ở Tân Bình, đang mếu máo đứngbên hông trường. Hỏi ra mới biết em vừa bị mấy anh lớp trên lấy cặp nên không dámvề. N. thường xuyên bị mấy anh “trấn” tiền ăn sáng để đi uống cà phê. Hôm nàokhông có tiền “chung chi” thì vui lòng để lại sách vở, balô… cho “đàn anh”… giữgiùm. Chừng nào có tiền thì chuộc lại.Quang Huy [lớp 12 trường TKN] thì bị bắt nạt suốt cả 3 năm học cấp 3 chỉ vì 1lần không nhắc bài cho 1 thành viên trong nhóm “Crazy boy” [nhóm gồm nhữngchàng trai nhà giàu, có tiền và thích đua xe].Ngày nào Huy cũng bị tụi trong nhóm nhái giọng “Quãng Ngãi” để làm trò cười chocả lớp, ngồi ăn trong căng tin của trường thì bị tụi “Crazy boy” đi ngang qua, hất cảtô hủ tiếu vào người.Cũng có mấy lần Huy muốn đứng lên chống cự lại nhưng rồi lại sợ bị đánh, rồinghĩ mình nhỏ bé làm sao chống lại cả 1 đám như vậy.Bạn bè trong lớp thì: “Việccủa người khác tốt nhất đừng dính vào, thân mình còn lo chưa xong, thời gian đâu màlo chuyện của thiên hạ?”Không dừng lại ở các bạn nam,1 số bạn nữ cũng lấy việc đi bắt nạt người kháclà 1 “trò chơi” vô cùng thú vị?!!Nhưng khác ở các bạn nam ,các bạn nữ thườngkhông bắt nạt bằng hành động mà lại hay bắt nạt bằng những lời nói làm cho đốiphương phải phát khóc.Trường hợp của Khánh Ngọc [lớp 10 trường LDC] là 1trường hợp đau buồn như thế.Khánh Ngọc không phải là 1 cô gái xinh đẹp lại sở hữu 1 trọng lượng thừa cânnên bị các bạn nữ trong lớp gọi là: “con heo xấu xí”. Khi biết được Ngọc thầm thích 1anh chàng hot boy trong trường, cả lớp lại được dịp có 1 trận cười thỏa thích. Đi đâuNgọc cũng “được” nghe những lời nói tát thẳng vào mặt mình như: “xấu và mập nhưTrang 22Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nammày mà cũng đòi thích hotboy hả? Không biết an phận thủ thường ở nhà làm con heođi”.Đôi khi thì khủng khiếp hơn: “Nói thiệt với mày nha Ngọc, tao mà xấu nhưmày,tao không dám sống nữa đâu. Xấu hổ chết đi được..”. Còn anh chàng hotboy kia:“Đừng thích mình nha bạn, mình không muốn có 1 bạn gái xấu và mập như bạn đâu.”Và cứ thế,ngày này qua ngày khác, Ngọc cứ phải bước vào lớp với 1 tâm trạng “nặngnhư chì” .Với 1 thời gian dài bị bắt nạt như vậy,các nạn nhân trong tất cả các trường hợpbị bắt nạt đều lâm vào tình cảnh bị khủng hoảng về tâm lý. Tất cả đều mất đi vẻ hồnnhiên, vui vẻ và hoạt bát của mình.Chẳng những thế, kết quả học tập của Quang Huythì ngày càng sút giảm còn Khánh Ngọc -1 lần không kiềm được bản thân bạn ấy đãuống thuốc ngủ tự tử,cũng may là gia đình cấp cứu kịp thời.Đáng buồn là đa số các trường hợp ấy đều không được gia đình hay nhà trườngbiết đến, bởi lẽ nó không ầm ĩ như các vụ đánh nhau trong trường và cũng bởi vìkhông ai dám nói, ai cũng nghĩ nó chỉ là “trò đùa” của học sinh mà thôi.Không chỉ dừng lại ở việc “bảo kê”, trấn lột, hay bắt nạt hình ảnh học sinh đã thật sựbị “biến dạng” bởi tình trạng học sinh xử nhau theo kiểu xã hội đen. Những cuộc ẩuđả xảy ra ngày càng nhiều, đâu đâu cũng nghe thấy người ta bàn tán, rồi lo sợ chogiới trẻ ngày nay. Với những nguyên nhân rất nhỏ, thậm chí vô cùng vớ vẩn, nhữngcô cậu học sinh đã dễ dàng “động tay, động chân”.Mới đi làm về nhà, chị N.M.Chinh, ngụ Gò Vấp, hốt hoảng khi thấy trên cánhtay trái của cô con gái mới học lớp 8 của mình bầm tím một cục rất lớn. Tưởng con bịté, chị lấy dầu xoa cho con. Vừa xoa dầu, chị Chinh vừa hỏi con bị té làm sao mà ranông nỗi này thì cô bé nhất quyết không nói, cứ đòi mẹ xin chuyển đi trường khác.Dò hỏi mãi con bé mới cho biết bị bạn học cùng trường đánh khi vừa tan học ra khỏicổng trường vài bước. Nguyên nhân cô bé này bị đàn chị lớp trên đánh là vì thấy côbé nhí nhảnh nhảy nhót trong các buổi sinh hoạt văn nghệ của trường nên thấy ghét.Chị Chinh đã báo việc này với nhà trường nhờ can thiệp, nhưng bên cạnh đó, hằngngày, vợ chồng chị phải thay phiên nhau đưa đón con để cháu yên tâm học tập, khôngphải lo lắng “bị trả thù” vì đã mách bố mẹ việc bị đánh.Đầu năm học 2007-2008, thầy cô trường THCS Trần Phú [P.15, Q.10,TP.HCM] nhận được thông tin có một nhóm HS trong trường tổ chức trò chơi “bốcthăm” đánh nhau. Nếu HS nào có mã số trùng với lá thăm sẽ bị... đánh.Trang 23Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt NamNếu “nạn nhân” là nam thì bị các “đàn anh” đánh, nếu “nạn nhân” là nữ sẽ bị“đàn chị” xử. Nhiều nạn nhân bị đánh vô cớ, tức tưởi theo kiểu “hên xui may rủi”.Có em đang ngồi học thì có tin nhắn ra ngoài nói chuyện. Nạn nhân vừa bướcra khỏi lớp liền bị “đánh hội đồng” tối tăm mặt mày. Nhiều em HS nhận được lời đedọa sẽ bị đánh lo sợ đến mất ăn mất ngủ.Ngày 9-11, em T.T.A. đang đứng trước cổng trường Trần Phú thì bị một nhómHS đến hỏi: “Mày có phải tên là A. không?”. A. nói phải, lập tức bị nhóm HS đánhtơi bời. Hung bạo hơn, một HS dùng cục đá to đập vào mặt A. khiến em bị chấnthương vùng mặt.Nhiều phụ huynh cho biết họ phải thu xếp thời gian để đưa đón con em vì longại nạn bạo hành, đánh nhau. Nhà trường nhiều lần nhắc nhở, răn đe trước cờ về“trò chơi” bốc thăm nhưng đâu lại vào đấy.Một “trò chơi” quái gỡ khác đang được “nhân rộng” trong giới HS đó là bốcthăm... tụt quần. Để “tiêu khiển”, một nhóm nữ sinh của một trường thuộc quận nộithành đã có “sáng kiến” bốc thăm hễ nam sinh nào có mã số trên bảng tên trùng vớilá thăm thì trước sau gì cũng bị “tồng ngồng” giữa bàn dân thiên hạ. Có nạn nhân bịxấu hổ quá phải xin chuyển trường.Mặc dù hầu hết các trường đều đưa ra các mức kỷ luật rất nặng như đuổi học,ghi học bạ... nếu phát hiện đánh nhau trong trường, nhưng không vì thế mà bạo lựchọc đường thuyên giảm. Trong cặp sách của nhiều HS có cả dao, côn, ống nước,gươm, kiếm. Để tránh sự kỷ luật của nhà trường, nhiều HS đã đợi đến lúc tan học, rangoài cổng trường rồi mới lao vào ẩu đả.Trang 24Khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên Việt NamKhông chỉ túm tóc, đấm đá thời gian gần đây học sinh đã dùng hung khí tấncông nhau [ảnh minh họa]Mấy ngày qua, dư luận xôn xao về một vụ bạo hành học đường xảy ra tại mộttrường THCS ở Hóc Môn, TPHCM. Hai nữ sinh đã hành hung bạn một cách dã manbằng việc dùng dao lam rạch nhiều đường trên mặt bạn. Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏmà K. – một nữ sinh lớp 9 đã bị hai nữ sinh là N.T.M.T [16 tuổi, học sinh lớp 9] vàL.Q.P [14 tuổi, học sinh lớp 8] hăm dọa “xử lý”. Lời hăm dọa đã thành sự thật khi haihôm sau, K. đến trường thì bị hai nữ sinh này đến tận lớp kêu ra để nói chuyện. Vừabước ra khỏi lớp, K. đã bị T. tát hai cái nảy lửa. Tan học, vừa ra khỏi cổng trường, K.bị hai nữ sinh này lấy đá chọi vào đầu, sau đó P. dùng dao lam rạch vào mặt K. làmK. ngã quỵ. Biết hai nữ sinh này rất hung dữ, nhiều bạn không thể vào can ngăn vì sợbị trả thù.Hôm đó, mẹ của K. khi biết tin con mình bị hăm dọa đã đến trường đón connhưng đã muộn. Sau khi đưa vào bệnh viện Hóc Môn cấp cứu và khâu hơn hai mươimũi trên mặt, đầu và cổ, K. đã xuất viện về nhà tiếp tục điều trị.Không chỉ dừng lại ở việc đấm đá, những kẻ côn đồ núp bóng học sinh còn tụtập “băng đảng” dùng đến cả hung khí để chém giết bạn.Sau nhiều lần đánh bạn, nữ sinh lớp 11 tên Thắm, trường THPT Đức Trí huyệnThuận An, Bình Dương đã bị nhà trường kỷ luật buộc thôi học. Cay cú vì bị đuổi học,Thắm chặn đường nữ sinh Trần Như Huỳnh, học sinh lớp 8 trường THCS Đức Trí đểtrả thù.Trang 25

Video liên quan

Chủ Đề