Kịch bạn thanh niên với lý tưởng cách mạng

Tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên - Công việc cấp bách và lâu dài 

Tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên là công việc cần thiết và cấp bách, nhưng cũng là công việc lâu dài. Cấp uỷ, chính quyền, các ngành, các cấp và tổ chức đoàn cần có chiến lược cho công tác này. Mỗi đoàn viên, thanh niên cần có kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng, phấn đấu cho lý tưởng cộng sản, trở thành “người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dạy của Bác Hồ.

 Người thanh niên Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, với lý tưởng cộng sản là Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh, và từ đó Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, cứu dân. Chính Người đã lựa chọn thanh niên là đối tượng đầu tiên để tổ chức mở lớp huấn luyện chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền bá đường lối cách mạng vô sản. Xác định rõ vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên đối với tương lai, vận mệnh của dân tộc, Đảng và Bác Hồ đã luôn quan tâm giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cộng sản cho thanh niên. Với lý tưởng cộng sản, trong quá trình đấu tranh cách mạng, các thế hệ thanh niên đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình. Lớp thanh niên tham gia ngay từ những ngày đầu cách mạng đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, phấn đấu rèn luyện trở thành những người cộng sản tiền bối, tiêu biểu, xuất sắc của Đảng và dân tộc như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai…Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thanh niên Việt Nam đã phấn đấu quên mình cho mục tiêu: độc lập dân tộc và thống nhất đất nước với khẩu hiệu hành động: “vì chủ nghĩa xã hội, vì lý tưởng cộng sản, thanh niên anh dũng tiến lên”.

Bước vào công cuộc đổi mới, thanh niên Việt Nam tiếp tục phấn đấu, xây dựng một nước Việt  Nam  độc lập, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã chỉ rõ: Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Xây dựng thế hệ thanh niên Việt  Nam  giàu lòng yêu nước; tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hội nghị cũng chỉ ra mục tiêu cho thanh niên phấn đấu là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, một bộ phận thanh niên phai nhạt lý tưởng cách mạng, chạy theo lối sống thực dụng, vọng ngoại, chủ nghĩa cá nhân. Một số ít thanh niên dao động, tin theo những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, cổ suý cho chủ nghĩa tư bản, hoài nghi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực trạng đó đòi hỏi phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên.

Trước hết, cần phải đổi mới nội dung và phương thức giáo dục, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Làm cho thanh niên nhận thức đầy đủ, đúng đắn tính khoa học và cách mạng, giá trị trường tồn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đặc biệt nhận thức rõ vị trí, vai trò to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Động viên, cổ vũ thanh niên tham gia tích cực Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Tăng cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội trong thanh niên. Thông qua các phong trào hành động cách mạng, các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, truyền thống và tổ chức hoạt động về nguồn làm cho thế hệ trẻ hiểu rõ được truyền thống vẻ vang của Đảng và dân tộc. Thanh niên cần phải hiểu rõ được những tấm gương thanh niên tiêu biểu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [như Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Trỗi, Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc…] trân trọng, học tập và noi theo. Thanh niên cần phải đến học tập, tham quan nhà bảo tàng và những di tích lịch sử cách mạng [như Thành cổ Quảng Trị, Ngã Ba Đồng Lộc, Địa đạo Củ Chi…] để bồi đắp thêm tình cảm uống nước nhớ nguồn, lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Cần tăng cường, giáo dục tinh thần say mê trong học tập và lao động sáng tạo, ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên. Say mê học tập và lao động vốn đã là truyền thống quý báu của cha ông ta mà thanh niên ngày nay không những phải học tập mà phải phát huy cao độ. Học tập để lập thân, lập nghiệp; học tập để xây dựng đất nước; con người có đạo đức, có tri thức là nguồn lực để phát triển đất nước. Thực tiễn cho thấy, trên nhiều lĩnh vực, thanh niên Việt  Nam  đã vươn tới đỉnh cao, mang vinh quang về cho Tổ quốc.

Giáo dục tinh thần đoàn kết, làm cho thanh niên nhận rõ được vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong lịch sử dân tộc cũng như trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bởi đây là vốn quý, là tài sản, là sức mạnh của dân tộc và động lực phát triển đất nước. Thanh niên có trách nhiệm giữ gìn, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, cần chủ động nắm bắt và dự báo tình hình tư tưởng thanh niên, nắm những xu hướng tư tưởng chủ đạo để động viên khuyến khích; nhận biết những nhận thức lệch lạc để kịp thời uốn nắn. Giải thích cho thanh niên nhận thức rõ chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá. Nắm vững những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị, để kịp thời đấu tranh, tuyên truyền làm cho thanh niên hiểu rõ những luận điệu sai trái; tích cực đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

[Theo Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam]

Sáng ngày 25/5/2020, Chi đoàn 11C thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề “Thanh niên với lý tưởng cách mạng ”. Buổi ngoại khóa gồm 3 phần chính:

  • Tiết mục nhạc kịch “Biết ơn nữ anh hùng Võ Thị Sáu”: Đây là vở nhạc kịch tái hiện người nữ anh hùng dũng cảm hy sinh vì dân tộc khi còn mười tám đôi mươi với một tinh thần hiên ngang, bất khuất. Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu – Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hòa, “nếm” đủ thứ đòn roi và đủ “mùi” tra tấn…, nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không chịu khuất phục trước kẻ thù.
  • Trò chơi dành cho khán giả: Qua những các bài hát nhạc về cách mạng, về thanh niên trong trò chơi, chi đoàn 11C đã góp phần làm cho buổi ngoại khóa được sôi động hơn, trau dồi thêm kiến thức về cách mạng, về lý thưởng của thanh niên với cách mạng trong các thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp xâm lược. Từ đó, các bạn thanh niên thấy được cần sống có lý tưởng cách mạng, có hoài bão. Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình, xã hội và  cho đất nước.
  • Tốp ca: “Giai điệu tự hào” :

Bài hát oai hùng, bài hát từ triệu con tim. ” Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc

Bước chân dồn vang trên đường ghập ghềnh xa” 

Qua những lời ca, tiếng hát đầy tự hào, tràn đầy năng lượng của các bạn đoàn viên chi đoàn 11C đã thể hiện niềm tự hào dân tộc, sự biết ơn sâu sắc đến thế hệ cha anh – những người đã hy sinh vì nền hòa bình và độc lập dân tộc.

Bài hát ấy vang trong tim con Bài hát ấy làm con mạnh mẽ phi thường Bài hát ấy khiến con rưng rưng Khi đứng dưới cờ đỏ sao vàng. Bài hát ấy con nghe hôm nay Là điều tuyệt vời thiêng liêng của cả dân tộc Cùng triệu người ngân vang câu ca

Nước non Việt Nam ta, vững bền.

Với mỗi người, niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước là sức mạnh, là lẽ sống, là sứ mệnh, là động lực để tiến về phía trước. Niềm tự hào có một sức mạnh tinh thần lớn lao. Qua những câu từ, giai điệu của bài hát, mỗi con người Việt Nam chúng ta không chỉ  tự hào về dân tộc mà còn nuôi dưỡng, lan tỏa tình cảm thiêng liêng ấy. Bài hát cũng kết thúc chương trình ngoại khóa của chi đoàn 11C. Buổi ngoại khóa “Thanh niên với lý tưởng cách mạng” của chi đoàn 11C  phần nào đã giúp đoàn viên, thanh niên trường PTDT Nội Trú Tỉnh Quảng Ninh hiểu lý tưởng cách mạng và định hướng cho mình một mục tiêu, một lý tưởng sống cao đẹp.

Video liên quan

Chủ Đề