Kinh nghiệm ngồi kiết già

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-12-2014[UTC]
Bài viết: 0

Cảm ơn: 10 lần
Được cảm ơn: 12 lần trong 4 bài viết

Originally Posted by: hoailinhvy

Xin chào các anh chị.
Cho em hỏi:
1/ việc ngồi thiền sao cho tâm được an trú. Thế thì việc ngồi bán già hay kiết già có sự sai biệt gì không?
Vì khi em ngồi bán già thì cảm thấy rất thoải mái và an lạc. Thậm chí nằm thiền thì trạng thái cận định xuất hiện thường xuyên hơn. Vậy có nên ngồi kiết già không? Em ngồi kiết già khoảng 30p thì tê chân khó an định được.
2/ Việc nghe máy niệm thần chú và việc tự mình niệm thì có khác nhau gì không?
3/ Em thấy khi em ngồi mà tỉnh queo thì không có trạng thái cận định. Trạng thái vừa giống như sắp ngủ nhưng biết rỏ thì mới có trạng thái cận định. Không biết em hành đúng ko?
Xin các đạo hữu chia sẻ giúp.
Xin cảm ơn.

^^! Lâu ko lên tammat, nay thấy có bạn đăng thắc mắc này thú vị. Mà ngó lại thì cũng qua mất 3 tháng trước rồi. ~~"

Nên mình nghĩ chắc bạn hoailinhvy đã thõa mãn với những phản hồi nhận được từ diễn đàn, hoặc giả cũng tự mình tìm được sự giải đáp thỏa đáng nhất rồi. ^^ Mong như thế.
Nhưng do bên cạnh việc thọ trì pháp môn mật chú Chuẩn Đề mình cũng đã có tìm hiểu và thực tập về thiền nguyên thủy [it thôi, nên cũng ko có kinh nghiệm j nhiều].
Do vậy mình mạo muội đăng lên những j là trả lời của mình về các vấn đề bạn đã nêu lên để bạn có thêm thông tin tham khảo.

Dưới đây là sự chia sẻ của mình:

1. Việc ngồi thiền là bạn làm việc với tâm bạn là chính. Ví dụ như tập samatha[thiền Chỉ] là bạn luyện sự tậm trung tâm bạn lên đề mục thiền [gọi là cố gắng an trú tâm lên đề mục cũng được]. Cho nên tư thế của thân ko có vai trò chủ đạo [cả tay cả chân, để thế nào cũng được]. Tuy vậy tư thế thân đóng vai trò hỗ trợ.

Hỗ trợ để bạn ngồi dc lâu mà ko bị các cảm giác về thân chi phối. Ví dụ bạn đang ngồi tậm trung mà chân quá đau, lưng quá mỏi, các cảm giác đó ngày càng rõ rệt và gia tăng, thì tâm bạn sẽ bị lôi về phí các cảm thọ đó, mà ko còn an trú vào đề mục nữa, sự tập trung bị gián đoạn.

Do đó, bước vào thiền, bạn phải chọn tư thế sao cho thoải mái và với nó bạn ngồi được lâu [khoảng hơn 1 tiếng], đủ lâu để không bị các cảm thọ về thân biểu tình. =]]
Về tư thế thì có bán già, kiết già, hoặc chân trc chân sau [kiểu miến Điện], tay thì để sao cũng dc, bắt định ấn cũng dc,... miễn sao thoải mái.

Tuy nhiên mình chia sẻ thêm kinh nghiệm về sự sai biệt giữa bán già và kiết già. Bán già thì ai mới vào ngồi cũng dc, vì chân xếp lên nhau, chứ ko có bắt chéo nên ko đau như kiết già. Nhưng bán già thì phần tiếp xúc với mặt đất của tư thế này bị thiên lệch. Nên khi ngồi, bạn muốn thẳng lưng thì bạn phải giữ 1 lực vừa phải để giúp lưng thẳng và ko bị nghiêng qua trái hay phải. Còn với tư thế kiết già thì phần tiếp xúc với mặt đất là đều nhau nên sẽ vững chãi hơn và xương đùi của bạn ở 2 bên dc bẻ hạ xuống sát đất [do 2 chân bắt chéo ngược 2 bàn chân lên nên 2 đùi sát đất], nên lưng dc đẩy cho thẳng lên 1 cách tự nhiên và dĩ nhiên là ko bị lệch qua phải hay qua trái.

Tuy vậy, cái gì cũng có cái giá của nó. Muốn ngồi kiết già thì phải luyện. Tức là luyện mở các khớp xương chậu, khớp gối, khớp cổ chân để chúng lỏng ra, khi ngồi chúng không có khít vào nhau nên sẽ không đau. Muốn mở khớp thì có 2 việc phải làm, 1 là tập các tư thế Yoga để mở các khớp đó. [Xem Link dưới] ...

//www.youtube.com/watch?v=1Qh3BE5ReAg

... Và 2 là bạn phải có quyết tâm để vượt qua các ngưỡng đau. Mỗi ngưỡng đau sẽ đến rồi lại đi sau 5p, 10p, 15p ... nhưng chẳng có cái nào làm bạn đau mãi dc qua 5p chịu đựng. Nên hãy cố lên ^^. Đến khi nào bạn đau đến nỗi cảm giác như 2 chân bị kéo tuột ra khỏi tư thế và đau đến nỗi ko duy trì lưng thẳng dc nữa. Thì đo là ngưỡng đau của bạn. Nó sẽ được cải thiện qua thời gian.[Đừng nhầm đau với tê nhá].

Mình lây kinh nghiệm của mình làm ví dụ. Trc đây mới tập mình đã cố gắng cắn răng nhăn mặt để ngồi dc chừng gần 1 tiếng. Mình canh giờ thấy là khoảng 45p trở lên là mình hết thẳng lưng dc rồi mà vẫn ráng. Nhưng sau hơn 2 năm chuyên cần tập luyện các tư thế và thực hành ngồi hàng ngày thì bây giờ mình ko phải luyện mấy tư thế đó nữa [do làm biếng] nhưng mình vẫn thoải mái ngồi hơn 1 tiếng 10p mà chả bị đau đớn quấy rầy và quan trọng là lưng vẫn thẳng nhẹ nhàng.

Sau khi luyện thì mình thấy tư thế kiết già có 2 cái lợi. 1 là nếu luyện thành thì chả mất sức mà vẫn thẳng lưng nhẹ nhàng, 2 là trong quá trình để luyện thành mình luyện dc sự nhẫn nại và ý chí thép, không biết bỏ cuộc trước khó khăn.

Nếu có bạn nào trên diễn đàn muốn thực hành ngồi kiết già thì hy vọng nhiu đây đủ thông tin để mấy bạn tham khảo.

Xin trích 1 đoạn "Vì khi em ngồi bán già thì cảm thấy rất thoải mái và an lạc. Thậm chí nằm thiền thì trạng thái cận định xuất hiện thường xuyên hơn. Vậy có nên ngồi kiết già không? Em ngồi kiết già khoảng 30p thì tê chân khó an định được."

Trả lời:
Thoải mái tại vì nó ko có đau bạn ạ và do ko có các cảm thọ biểu tình la ó mình nên bạn mới an ổn mà tập trung lên đề mục được. Còn ngồi đau, như đã nói ở trên, là do các khớp xương bạn còn cứng, bạn ko luyện thành kiết già. Bạn luyện thành tư thế kiết già rồi sẽ ko đau nữa. Và bạn nói như vậy, ở đây mình đã thấy rằng bạn đã được kinh nghiệm thế nào gọi là "tư thế có vai trò hỗ trợ". Do vậy, hãy chọn tư thế sao cho nó trở thành "sự hỗ trợ" chứ ko phải "kẻ quấy rối".

Theo kinh nghiệm của mình thì rất nên ngồi kiết già, ở trên mình đã phân tích rồi. Và vì Đức Phật Gotama đã chọn ngồi kiết già nên nó hẳn là tối thắng nhất trong các tư thế [xét về mặt tư thế] =]]]]] [ở đây mình có ý đùa, nhưng cũng nói 1 cách nghiêm túc từng chữ].

Tê chân là do sự quá khắng khít khi bắt chân vào, cụ thể 2 là cổ chân ép sát nhau [do các khớp chưa có lỏng ra thôi mà, chẳng có j đâu], vậy nên máu huyết ko lưu thông, nên tê. Theo kinh nghiệm của mình thì tê dc khoảng hơn 10-15p thì nó từ từ hết tê và lấy lại cảm giác nơi chân, lúc đ1o tới lượt cơn đau nhảy zô.

2. Việc nghe máy niệm và tự niệm dĩ nhiên là có sự khác nhau. Thay vì bạn mất sức, bắt cái thân, cái miệng bạn niệm ra rả .. ra rả so với ngồi ko lóng tay nghe, quả là khác nhau thật. Nhưng niệm chú ko phải là làm theo cách đó. Niệm ở đây tức là tâm niệm. Là dùng đến tâm hơn là dùng đến thân. Cho nên, nếu bạn nghe niệm, nhưng tâm bạn vẫn an trú dc trên đề mục là âm thần chú [tâm ghi nhận ko cho gián đoạn] thì hiệu quả của thời nghi quỹ đó còn thắng xa nhiều lần so với việc bạn miệng niệm , tay khua chuông gõ mõ mà tâm ý thì cứ trú hết chỗ này chỗ kia.

Tuy nhiên, đối với những người nhập môn thì phải bắt nhịp từ từ, bắt đầu bằng tụng niệm ra tiếng, rồi tiến lên tụng nhỏ tiếng, rồi rời thô âm đó, tiến đến tụng niệm trong ý thôi [kim cang trì], rồi tiến đến tâm nghe âm trì chú mà ko cố tác ý trì chú bằng ý nữa. Vì ban đầu tâm bạn sẽ khó tập trung trên câu chú lắm nếu ko niệm niệm thô nó thì sẽ quên mất đang nghe nó đến đâu, hay nãy giờ đang nghĩ lung tung linh tinh. Từ từ sức định tăng lên thì sẽ khác.

Từng bước một, ban đầu là nương chấp vào cái thô rồi rời bỏ cái thô, chấp vào cái it thô ... cho đến sau nữa là tiến đến cái vi tế hơn. Như là bạn đi giữa 2 nơi rất xa nhau, phải chuyển qua lại giữa nhiều trạm xe mới đến dc bến cuối. Nhưng mục đích là bên cuối, chứ không phải là các trạm xe. Nên có cái phải chấp khi cần chấp, và xả khi cần xả.. ^^

Còn 1 điều nữa nơi các bạn nhập môn, đó là thấy ai cũng tụng hết. Mình mà ko tụng thì ko an tâm. Tự nhiên ai cũng ngồi tụng hết có ng đã tụng 10 năm , 5 năm v.v... mình đâu dám đánh liều ngôi nghe băng 5 năm, giả như nghe ko có tác dụng bằng tụng đi thì chẳng phải mình phí hết 5 năm, còn ng khác tiến dc 5 năm. Còn nếu nghe cũng có tác dụng đi thì mình tụng rồi mình nghe cũng là an tâm hơn. =]]]

Bạn thấy đó vấn đề thực ra ở đây không nằm ở việc bạn dùng cái thân như thế nào[nghe và tụng miệng đều là pháp hành của thân] mà phụ thuộc vào bạn đã dùng , đã luyện cái tâm bạn như nào.

3. Xin trích lại : "Em thấy khi em ngồi mà tỉnh queo thì không có trạng thái cận định. Trạng thái vừa giống như sắp ngủ nhưng biết rỏ thì mới có trạng thái cận định. Không biết em hành đúng ko?"

Không biết bạn học thiền ở đâu mà cho rằng giống như sắp ngủ nhưng biết rỏ thì là cận định. Định là trạng thái mà nhờ tỉnh giác và tập trung một người mới có thể tiếp cận được. Thì làm sao 1 người sắp ngủ gật do yên lặng, nhắm mắt, hay do mệt nhọc trong thân lại có thể đạt được. Đó không phải là dấu hiệu của cận định mà là dấu hiệu của hôn trầm, thụy miên, 1 trong 5 triền cái mà người học thiền cần vượt qua. Còn nếu có người thực sự vào cần định mà có những dấu hiệu này thì dẫn ra đây những dấu hiệu này là ko thích đáng, vì nó ko phải đặc trưng của cận định. Theo sự tìm tòi ngâm cứu nhiều nguồn đáng tin cậy, thì dấu hiệu để nhận biết cận định dễ thấy đó là ánh sáng. Nếu bạn thấy ánh sáng 1 cách rõ ràng dù bạn nhắm mắt hay mở mắt, đó gọi là nimitta và bạn phải duy trì dc nó đủ lâu, thì bạn thuần thục trong cận định. Và nếu bạn thuần thục trong cận định thì bạn có thể quán sát thân phần của mình 1 cach không trở ngại, tực là tự soi thấy tim gan phèo phổi của mình y như nó dc lôi ra cho xem trước mắt trần [Cái này có thể xem là có tâm nhãn, đừng nhầm thiên nhãn thông].
^^ mà nếu bạn muốn nimitta xuất hiện bạn phải có khả năng liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 3 thời thiền trên 1 tiếng và trong mỗi thời bạn đều hoàn toàn an trú tâm trên đề mục, không có 1 chút phóng tâm nào [bạn phải đủ định lực thì sẽ làm được việc này].

Bạn muốn hành thiền bạn nên có thầy dạy cho chắc bạn ạ. Còn hok thôi thì tìm đủ sách để xem để hiểu nó là cái gì sơ sơ thôi cũng được vậy là lợi ích hơn việc hiểu sai hoặc ko biết rồi. ^^

Xin lỗi những bạn nào không ưa đọc chữ vì mình quá lắm lời.

Mong cả nhà nhiều an lạc Sarva Mangalam.

Video liên quan

Chủ Đề