Kính rayban xịn giá bao nhiêu leflair

Hướng dẫn cách phân biệt kính RayBan thật giả bằng những cách đơn giản, dựa trên kinh nghiệm bán hàng uy tín và sử dụng kính RayBan, không đòi hỏi phương pháp kỹ thuật hay máy móc. Bài viết sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát để có thể tự kiểm chứng những mẫu kính RayBan chính hãng do raybanvietnam.vn cung cấp.

Cùng chuyên mục thông tin RayBan

  • Kính phi công RayBan và biểu tượng mắt kính trên toàn thế giới

1. Phân biệt kính RayBan thật giả bằng giá cả

Đây là cách phân biệt RayBan thật giả đơn giản và căn bản nhất. Giúp bạn xác định ngay những cửa hàng kinh doanh sản phẩm tốt, đúng nhu cầu mà bạn đang cần.

Những thương hiệu kính mát nổi tiếng như RayBan thì những sản phẩm chính hãng, sản xuất tại Italy có giá từ 4.500.000 trở lên, và trên 3.500.000 đối với gọng kính Ray-Ban chính hãng.

Các đại lý chính thức tại Việt Nam phải luôn đăng thông tin giá cả của những chiếc  đúng với giá niêm yết của hãng. Do đó, nếu kính RayBan chính hãng mà được bán với giá vài trăm đến 3.500.000đ [cho dù là giảm giá] thì chắc chắn không thể nào là một chiếc kính thật chính hãng Việt Nam.

Vậy, nếu cửa hàng lấy hàng giả, hàng fake loại 1 rồi để giá gần giống với kính RayBan thật thì sao?

Có 2 hướng để bạn kiểm chứng

a. Tham khảo RayBanVietnam.VN, tất cả các sản phẩm do chúng tôi đăng tải đều được cập nhật chính xác nhất theo giá niêm yết của hãng tại thị trường Việt Nam. Đây cũng chính là giá bán chính thức của chúng tôi [khách ở xa không bị tính thêm phí giao hàng]

b. Nếu đã tham khảo giá bán của kính RayBan mà vẫn còn băn khoăn; hoặc bạn muốn mua thương hiệu kính khác mà không có mức giá chuẩn để so sánh, hãy đi tiếp đến bước thứ 2.

2. Kiểm tra barcode [mã vạch] và tem chống hàng giả

Kính mát chính hãng đều được dán tem có in mã số trên gọng kính. Mã số trên tem phải trùng khớp với mã sản phẩm trên gọng kính. Ngoài ra, kính Ray-Ban “xịn” được dán tem chống hàng giả do Bộ Công An cấp và mỗi chiếc kính mát chính hãng đều đi kèm với một thẻ bảo đảm hàng chính hãng.

Thứ nhất: Trên mỗi chiếc mắt kính chính hàng đều được dán một tem thông tin sản phẩm trên càng kính, mã số kính trên tem này phải trùng khớp với mã số trên càng kính. Phía trên mã số của kính là tên của đại lý bán sản phẩm mắt kính chính hãng.

Thứ hai: Tem chống hàng giả do Bộ Công An cấp được dán ở mặt sau của “tem thông tin sản phẩm”, có in giá bán lẻ quy định và được niêm yết trên toàn quốc. Theo quy định của Nhà Phân Phối độc quyền, các đại lý phải tuyệt đối tuân thủ, không được giảm giá quá sâu so với giá niêm yết này. RayBan là một thương hiệu kính mát hàng đầu thế giới, không phải quần áo lỗi mốt nên việc sales-off cao là điều vô lý.

Thứ ba: Mỗi chiếc mắt kính hàng chính hãng đều được gửi kèm với một thẻ bảo đảm hàng chính hãng. Mặt trước của thẻ là logo của thương hiệu kính [Ví dụ logo Ray-Ban]. Mặt sau của thẻ là thông tin nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam, mã số sản phẩm bảo hành, trùng khớp với mã số trên càng của chiếc kính, kèm theo thông tin liên hệ với nhà phân phối.

Nếu bạn mua kính có tem, phiếu bảo hành đầy đủ nhưng giá rất rẻ [khoảng 3 triệu cho kính thường, 4 triệu cho kính có Polarized] thì nhiều khả năng bạn đang bị gạt mua kính lỗi [vẫn là chính hãng, nhưng bị lỗi, hàng bảo hành, chỉnh sửa rồi đóng gói lại], hàng tồn để rất lâu, hàng đã qua sử dụng.

Vinh dự là nơi cung cấp nguồn hàng RayBan chính hãng tại Việt Nam, raybanvietnam.vn chúng tôi cam kết chỉ bán những sản phẩm chất lượng cao cho khách hàng, những thông tin, thông điệp mà chúng tôi nói về “hàng chính hãng nhập chính ngạch” thì là kính chính hãng, nhập chính ngạch. Chúng tôi tuyệt đối không trộn hàng, không trưng hàng công ty rồi mang cho quý khách kính xách tay hay kính giả với giá thấp. : ] Đó là uy tín, danh dự và là nguyên tắc kinh doanh của công ty chúng tôi.

Giá cả, tem chống giả và thẻ bảo hành là những thông tin do RayBanVietnam.VN cung cấp. Nếu bạn vẫn cảm thấy chưa đủ tin tưởng, chưa chắc chắn sản phẩm của chúng tôi là thật, bạn có thể sang bước thứ 3. Tự kiểm tra chất lượng và độ “cứng” của mắt kính.

3. Kiểm tra độ “cứng” của kính RayBan

10 điểm giúp phân biệt kính RayBan thật giả

Điểm 1: Bạn đừng quên quan sát trên chiếc khăn lau bụi. Đối với hàng thật biểu tượng Rayban có chữ R nhỏ ở cuối nhỏ và nét. Nhưng đối với hàng fake sẽ không có chữ R hoặc có những lại rất to.

Mắt kính xịn: Bộ sản phẩm thật với khăn lau kính có logo được in ấn rất công phu và tỉ mỉ.

Hãy soi vào chi tiết nhỏ nhất, chính là biểu tượng ® bên cạnh Logo Ray-Ban.

Bạn sẽ thấy sự khác biệt so với mẫu siêu fake bên dưới.

Hàng Fake: Từ chất liệu vải, màu sắc cho đến độ nét trong từng chi tiết đều rất kém, mờ.

Biểu tượng ® được phóng to ra hơn một tí để dễ in, tiết kiệm giá thành.

Điểm 2: Bao da với chất liệu tốt chỉ cần một chút tinh tế là các bạn có thể nhận thấy được bằng mắt thường. Đường kim mũi chỉ nhỏ và đều, không to.

Trên bao da có nhãn Ray-ban hình tròn ở góc trái. Chú ý với nhãn này như sau: có biểu tượng ®, hình hoa thị nằm ngay tâm chính giữa hình tròn, không lệch sang bên nào.

Khuy bấm có chữ Ray-ban dập chìm [một số mẫu có thể không có] nhưng nếu có thì chắc chắn có biểu tượng ®. Một lần nữa, độ khó trong sự tỉ mỉ và giá thành thực hiện biểu tượng ® siêu nhỏ đã giúp ta phân biệt RayBan thật giả.

Điểm 3: Đối với những hàng fake khi bạn mở bên trong bao da sẽ là lớp nhung màu đỏ. Còn với bao da của RayBan thật thì là một lớp nhung màu đen, sờ vào thấy êm và không cứng.

Những năm gần đây, bao da của Ray-Ban có thêm nhiều màu sắc, phổ biến nhất vẫn là màu đen và màu nâu vàng.

Điểm 4: Bạn hãy để ý đến một mẩu tem nhỏ thể hiện loại tròng kính [thường là G-15, có loại B-15] được in sắc nét. Đối với hàng fake thì vòng tròn đen lệch xa với viền vàng và màu sắc của nó cũng không đúng với màu thật là sắc vàng lá, ở hàng fake là màu vàng [yellow] điều này rất rễ nhận biết.

Điểm 5: Khi nhìn qua mắt kính thật, mọi đồ vật được nhìn rất rõ ràng và không bị khúc xạ. Mắt kính nhìn cũng rất trong.

Điểm 6: Chữ Ray-ban ở mắt kính bên phải in sắc nét. Không đậm và quá trắng. Khi sờ vào không thấy bị mờ. Ở mắt bên trái có chữ RB khắc chìm bằng Laser nhìn rất sắc nét. Đặc điểm này bạn cần tinh ý một chút để nhận biết.

Điểm 7: Mã sản phẩm khắc trên càng trái. Thường là theo quy tắc:

Mã dòng sản phẩm + tên dòng sản phẩm + mã màu + cỡ kính.

Ví dụ với dòng RB3025 Aviator Large Metal L0205 58 – 14

Điểm 8: Khi bạn nhìn thấy chiếc gọng kính hàng fake sẽ không thấy có đường cong ở phần đuôi. ở gọng kính thật, sờ gọng kính rất mượt, có vuốt cong ở phần đuôi.

Điểm 9: Kiểm tra phần đệm mũi của Ray-Ban

Những bài viết cũ không rõ nguồn gốc đăng đầy rẫy trên mạng chỉ đề cập đến phần đệm mũi truyền thống bằng nhựa trong, chứ không giới thiệu gì về những mẫu mã về sau này. Điều này làm cho người mua kính RayBan thêm vất vả và thêm hoang mang.

Đệm mũi Ray-Ban loại truyền thống được làm bằng plastic rất mềm và dẻo, chi tiết sắc sảo, với chữ RB in chìm. Khuy có hình elip. Gọng kính sắc nét và được trau chuốt, không gồ gề, phần nối giữa gọng kính và mắt kính được chuốt rất kĩ , không thô và vuông như hàng fake.

Đệm mũi của một số mẫu mã mới về sau có màu vàng đục và cứng. Điển hình như các mẫu kính tráng gương, hay mẫu kính RB3136 Caravan mới nhất 2016. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra tại website Ray-ban.com

Ví dụ mẫu RB3136

Điểm 10: thông tin khắc trên gọng kính

Mặt dưới của “cầu kính” [bridge] sẽ có khắc dòng chữ Ray-Ban và thông số kính. Ví dụ như trong hình minh họa là “kính size 58, khoảng cách mũi là 14”.

Ngoài ra, những dòng kính Ray-Ban chính hãng đời mới sẽ không có thêm bất kỳ thông tin gì khác, ví dụ như “Made in Italy” hay “B&L” v.v.

Ngoài những cách mà RayBanVietnam.VN giới thiệu tại đây, trên mạng vẫn còn rất nhiều bài viết hoặc video hướng dẫn khác. Tuy nhiên, các bạn nên TỈNH TÁO và SÁNG SUỐT khi đọc những cách nhận biết này, dựa theo những câu hỏi sau:

1. Người viết bài là người dùng Ray-Ban hay là người bán Ray-Ban?
2. Nếu chỉ là người “chơi Ray-Ban” lâu năm thì họ có kinh nghiệm hay không? 3. Kiến thức của họ có đáng tin không? 4. Nội dung họ viết là từ lúc nào? Sản phẩm họ dùng để viết bài là Ray-Ban đời nào? Đời USA [rất lâu về trước], hay Italy [mới về sau này] 5. Kích thước mẫu kính mà họ dùng là size bao nhiêu. Ví dụ: một số video clip review có nói về độ đàn hồi, độ “nhún” của kính Aviator.

Thực tế: kính Aviator size 62 khi gập lại và ấn xuống sẽ dễ thấy được độ nhún hơn là 1 kính Aviator size 58.

Video liên quan

Ray-Ban là thương hiệu kính mắt nổi tiếng được thành lập vào năm 1937 bởi công ty Bausch & Lomb tại Mỹ. Thương hiệu này được biết đến nhiều nhất với các dòng kính mát WayfarerAviator.

Năm 1999, Bausch & Lomb bán thương hiệu này cho tập đoàn kính mắt Ý –  Luxottica Group với số tiền được báo cáo là 640 triệu đô la Mỹ và kể từ đó Rayban được biết đến là thương hiệu kính mắt xa xỉ có xuất xứ Italy.

Thực tế thì Rayban được bắt đầu từ năm 1929 khi Đại tá Không quân Lục quân Hoa Kỳ John A. Macready hợp tác với Bausch & Lomb để tạo ra kính râm giúp giảm sự mất tập trung cho phi công do màu xanh và trắng đậm của bầu trời.

Thiết kế đầu tiên được tạo ra vào năm 1936 và được gọi là ‘Anti-Glare’ [Chống lóa],  được làm từ nhựa và thấu kính màu xanh lá cây có thể cắt ánh sáng chói mà không bị che khuất tầm nhìn. Đến năm 1938 thì tròng kính chống va đập được ra đời thay thế cho thiết kế trước đây.

Cùng trong thời gian này, chiếc kính râm cũng được thiết kế lại với khung kim loại vào năm sau và được cấp bằng sáng chế với tên gọi Ray-Ban Aviator. Kính sử dụng thấu kính Kalichrome được thiết kế để làm sắc nét các chi tiết và giảm thiểu sương mù bằng cách lọc ra ánh sáng xanh, khiến chúng trở nên lý tưởng trong điều kiện sương mù.

Nếu đã để ý đến Rayban, nếu đã chọn Rayban, nếu đã đem lòng yêu Rayban thì chắc chắn có 3 mẫu kính mà bạn không thể không có trong bộ sưu tập của mình đó là: Rayban Aviator, Rayban Wayfarer, Rayban Clubmaster.

Sau hàng thập kỷ, 3 mẫu kính Rayban cổ này đều hiên ngang bước chân vào danh sách những mẫu kính kinh điển nhất. Cho dù hàng loạt mẫu kính mới được Rayban phát triển như Vagabond, Cat, Laramie cũng không đủ sức nặng để thay thế.

Được làng mốt tôn vinh như một huyền thoại trong dòng kính mát, Rayban Aviator tồn tại qua nhiều thập kỷ mà vẫn khiến tín đồ thời trang phát cuồng dù không cải tiến nhiều về hình dáng.

Kính Rayban Aviator nguyên bản có khung bằng nhựa, tròng kính màu xanh lá cây có thể cắt ánh sáng chói mà không bị che khuất tầm nhìn,  hình dáng như mắt chuồn chuồn hay giọt lệ nên bên cạnh tên chính, nó được gọi với cái tên là kính mắt chuồn hay kính giọt lệ.

Sau này, gọng Rayban Aviator được làm lại bằng khung kim loại, tròng kính cũng được cải tiến đáng kể khi có sự kết hợp của ống kính Kalichrom màu vàng nhạt, giúp nhìn rõ nét các chi tiết, giảm thiểu khói mù bằng cách lọc ánh sáng xanh, làm cho nó lý tưởng hơn khi đi băng qua các đám sương mù vào những ngày thời tiết khắc nghiệt.

Các sản phẩm RB3025, RB3026, RB3479, RB3449, Rayban Shooter RB3138 được xếp vào top 5 “cực phẩm” hot nhất của dòng Rayban Aviator cho đến thời điểm này.

>>  XEM TIẾP BST KÍNH RAYBAN AVIATOR

Năm 1952, chiếc kính Rayban Wayfarer được ra đời dưới bàn tay của Raymond Stegeman. Gọng kính bản to hơi thô và mắt kính thì có phần “lai” dáng mắt mèo vốn ăn khách nhất trong thập niên 50s.

Xuất hiện đồng loạt trên màn ảnh cùng các tên tuổi như James Dean trong “Rebel Without a Cause” và Audrey Hepburn trong Tiffany’s năm 1961 là cách mà Rayban đã làm để Wayfarer trở thành một chiếc kính râm kiểu mẫu tiếp theo sau Aviator.

Tiếp tục hành trình chinh phục của mình, năm 1987 – 1989, Rayban lại một lần nữa sánh vai cùng ông hoàng nhạc pop Micheal Jackson nhanh chóng đưa đứa con Wayfarer của mình với bạn bè thế giới qua chuyến lưu diễn hoành tráng “BAD” với lượng người tham gia lớn nhất trong lịch sử âm nhạc.

Bộ sưu tập kính Rayban Wayfarer được chia làm 3 dòng: Original Wayfarer, New Wayfarer và Folding Wayfarer.

>>  XEM TIẾP BST KÍNH RAYBAN WAYFARER

Rõ ràng là theo một cách nào đó như cái cách người ta nói về định mệnh, Rayban đã ghi tiếp một “bàn thắng” ngoạn mục với cái tên Clubmaster sau thời điểm thương hiệu này rơi vào tình trạng sụt giảm doanh số nghiêm trọng.

Nhận biết được một phong cách gọi là browline gần như “bị bỏ quên” khi không có mấy người nổi tiếng lăng xê cho nó nhưng lại mang về doanh thu rất cao, và cuối thập niên 70, sau khi Bruce Willis đeo chiếc Shuron Rosirs trong series phim Moonlighting thì Ray Ban đã ngay lập tức không bỏ qua cơ hội này.

Thiết kế Rayban Clubmaster đầu tiên chính thức ra đời và trở thành kiểu kính râm bán chạy thứ 3 trong những năm 1980, sau Wayfarer và Aviator.

3. Các mức giá kính Rayban

Giá kính Rayban chính hãng trung bình khoảng 2.550.000 đồng – 6.000.000 đồng.

Kính mát Rayban có giá khoảng từ 3.000.000 đồng – 10.000.000 đồng.

Kính Rayban fake giá thấp hơn, thường dưới 1.000.000 đồng, hoặc bằng 50% giá so với giá của kính chính hãng.

4. Làm thế nào để mua kính Rayban tại Kính mắt Bích Ngọc

4.1. Cách thức mua hàng

Bạn có hai cách để mua kính Rayban chính hãng tại Kính mắt Bích Ngọc:

Mua trực tiếp: Showroom Kính mắt Bích Ngọc – 114 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Mua online: Đặt hàng ngay tại trang sản phẩm hoặc liên hệ Hotline: 0947 511 666 để được hỗ trợ.

Trong trường hợp mua gọng và cắt kính cận online, bạn cần cung cấp đơn kính đầy đủ các thông số như dưới đây:

  1. Độ cận/viễn/loạn
  2. Chỉ số PD
  3. Chỉ số nhìn xa/nhìn gần [đối với lão/viễn thị]

4.2. Chính sách bảo hành, đổi trả

Bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 6 tháng đối với sản phẩm lỗi do nhà sản xuất.

– Chính sách bảo hành chi tiết TẠI ĐÂY.

Kính mắt Bích Ngọc chỉ sử dụng các sản phẩm mắt kính chính hãng, quy trình dịch vụ công khai minh bạch, tận tâm với khách hàng.

✓ Minh bạch tuyệt đối, toàn bộ quá trình mài lắp kính được công khai để khách hàng giám sát.

✓ Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp. Khúc xạ viên, kỹ thuật viên mài lắp trên 20 năm kinh nghiệm.

✓ Cố vấn chuyên môn TS.Trịnh Thị Bích Ngọc, nguyên Phó Giám Đốc Bệnh Viện Mắt Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề