Kinh tế Nhật Bản đứng thứ máy trên the giới

Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua tương đương [PPP], ngoài ra Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong số các nước phát triển. Nhật Bản là thành viên của G7 và G20. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương [PPP] của quốc gia này đạt 41.637 Đô la Mỹ [2020]. Do sự biến động của tỷ giá hối đoái mà GDP của Nhật Bản tính theo Đô la Mỹ thường xuyên bị biến động mạnh, bằng chứng là khi tính toán GDP của Nhật Bản theo Phương pháp Atlas thì GDP bình quân chỉ đạt khoản 39.048 Đô la Mỹ. Ngân hàng Nhật Bản chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc khảo sát hàng quý về tâm lý kinh doanh có tên là Tankan để dự báo nền kinh tế Nhật Bản trong tương lai. Nikkei 225 là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ ba trên thế giới theo vốn hóa thị trường, nơi đây chịu trách nhiệm phát hành các báo cáo về những cổ phiếu blue chip được niêm yết trên Japan Exchange Group. Năm 2018, Nhật Bản là nhà xuất khẩu lớn thứ tư và cũng là nhà xuất khẩu lớn thứ tư thế giới. Đây là quốc gia xếp thứ hai về dự trữ ngoại hối với giá trị đạt khoảng 1.300 tỷ Đô la Mỹ. Nhạt Bản xếp thứ 29 về chỉ số thuận lợi kinh doanh và thứ 5 chỉ số cạnh tranh toàn cầu. Ngoài ra quốc gia này còn đứng đầu về chỉ số phức tạp kinh tế và thứ ba về thị trường người tiêu dùng trên thế giới.

Bạn đang đọc: Kinh tế nhật bản đứng thứ mấy trên thế giới

Nhật Bản là quốc gia sản xuất ô tô lớn thứ ba đồng thời là quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới và thường xuyên nằm trong số các quốc gia tiên tiến nhất thế giới trong việc lưu trữ các hồ sợ bằng sáng chế toàn cầu. Do vấp phải sự cạnh tranh ngày một tăng với Hàn Quốc và Trung Quốc, ngành sản xuất của Nhật Bản ngày nay chủ yếu tập trung vào các mặt hàng với hàm lượng công nghệ và độ chính xác cao như dụng cụ quang học, xe hơi hybrid và robot. Cùng với vùng Kantō, vùng Kansai là một trong những cụm công nghiệp và trung tâm sản xuất hàng đầu cho nền kinh tế Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới. Nhật Bản thường nằm trong nhóm các quốc gia xuất siêu hàng năm và có thặng dư đầu tư quốc tế ròng đáng kể. Nhật Bản nắm giữ số tài sản với giá trị nhiều thứ ba thế giới khi đạt 15.200 tỷ Đô la Mỹ, chiếm 9% tổng tài sản toàn cầu tính đến năm 2017. Tính đến năm 2017, có 51 trong tổng số 500 công ty thuộc Fortune Global 500 có trụ sở tại Nhật Bản, con số này ít hơn so với năm 2013 với 62 công ty. Đây là quốc gia lớn thứ ba thế giới về tổng tài sản.

Xem thêm: Phần Mềm Iobit Uninstaller Là Gì, Download Iobit Uninstaller

Nhật Bản từng là quốc gia có số tài sản và sự giàu có thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, tuy nhiên cho đến năm 2015 đã bị Trung Quốc vượt qua ở cả 2 chỉ tiêu kinh tế này. Nhật Bản cũng từng là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới về GDP danh nghĩa chỉ đứng sau Hoa Kỳ nhưng lại để Trung Quốc vượt qua vào năm 2010. Ngành sản xuất của Nhật Bản trước đây cũng từng xếp ở vị trí thứ hai thế giới [thậm chí từng suýt vượt qua cả Hoa Kỳ vào năm 1995], nhưng lại một lần nữa Trung Quốc nổi lên và vượt qua Nhật Bản vào năm 2007 và thậm chí là vượt qua cả Mỹ vào năm 2010. Do đó mà Nhật Bản ngày nay là nhà sản xuất hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới xếp sau Trung quốc và Hoa Kỳ.

Sự sụp đổ của bong bóng tài sản năm 1991 diễn ra tại Nhật Bản đã tạo ra một thời kỳ nền kinh tế bị đình trệ hay còn được biết đến với cái tên gọi là thập niên mất mát kéo dài trong một khoảng thời gian là 20 năm. Từ năm 1995 đến 2007, GDP danh nghĩa đã giảm từ 5.330 tỷ Đô la Mỹ xuống còn 4.360 tỷ. Vào đầu những năm 2000, Ngân hàng Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu khuyến khích tăng trưởng kinh tế thông qua một chính sách mới về nới lỏng định lượng. Mặc dù vậy mức nợ vẫn tiếp tụ tăng do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007-08, Trận động đất ở Tōhoku vào năm 2011 và đại dịch COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019. Hậu quả là tính đến năm 2021, Nhật Bản có mức nợ công cao hơn đáng kể so với bất kỳ quốc gia phát triển nào khác với mức 266% GDP. Các khoản nợ này chủ yếu là đến từ trong nước vói 45% được nắm giữ bởi Ngân hàng Nhật Bản. Nền kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức đáng kể do dân số già và đang có xu hướng giảm, dân số của quốc gia này từng đạt đỉnh 128 triệu người vào năm 2010 và giảm xuống còn 125,9 triệu người vào năm 2020. Các dự báo cho thấy dân số sẽ còn tiếp tục giảm và thậm chí là có khả năng giảm xuống dưới 100 triệu vào cuối thế kỷ 21.

1. Hoa Kỳ

GDP: 15.065.000 tỷ USD



Wall Street

Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế quốc gia lớn nhất thế giới hiện nay. Nền kinh tế Hoa Kỳ đa phần được phân loại là nền kinh tế dịch vụ. Hoa Kỳ là nhà sản xuất lớn nhất thế giới chiếm 1/5 sản lượng của thế giới. Trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới thì Hoa Kỳ đã có 139 công ty được nêu tên, gần như là gấp đôi so với bất kỳ quốc gia nào khác. Khoảng 60% dự trữ tiền tệ trên toàn cầu đã được đầu tư vào đồng đô la Mỹ. Thị trường tài chính của Mỹ là thị trường lớn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới. Tổng số tiền đầu tư nước ngoài được thực hiện tại Hoa Kỳ gần 2,4 nghìn tỷ USD và Mỹ đầu tư ở nước ngoài với số tiền tổng cộng hơn 3,3 nghìn tỷ USD.

2. Trung Quốc

GDP: 6.988.000 tỷ USD



Thượng Hải

Từ năm 2010, Trung Quốc đã được xếp là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ. Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, trong vòng 30 năm tăng 10%. Hiện Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất thế giới và nhập khẩu của Trung Quốc cũng được xếp thứ hai. Các tỉnh thuộc khu vực ven biển của Trung Quốc có xu hướng công nghiệp hóa và phát triển mạnh trong khi các khu vực trong nội địa lại phát triển kém hơn.

3. Nhật Bản

GDP: 5.855.000 tỷ USD



Sở giao dịch chứng khoán Tokyo

Nhật Bản có nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong ba thập kỷ từ năm 1960, thế giới được chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế cực nhanh của Nhật, và được mọi người ví như phép lạ kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Với tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm 1960 là 10%, trong những năm 1970 là 5%, và trong những năm 1980 là 4%, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và duy trì vị thế của mình từ năm 1968 đến năm 2010 cho đến khi bị thay thế bởi Trung Quốc.

4. Đức

GDP: 3.628.000 tỷ USD



Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt

Đức là quốc gia có nguồn tài nguyên tương đối khan hiếm. Những nhà máy điện hoạt động bằng việc đốt than nâu là nguồn điện chính ở Đức. Hầu như 2/3 nguồn năng lượng tại Đức được nhập khẩu từ các nước khác. Lĩnh vực dịch vụ đóng góp vào GDP của Đức khoảng 70%, lĩnh vực công nghiệp là 29,1%, và nông nghiệp là 0,9%. Hầu hết sản phẩm của Đức thuộc về ngành kỹ thuật, đặc biệt là sản xuất ô tô, máy móc, kim loại và hóa chất. Đức là quốc gia dẫn đầu thế giới về việc sản xuất tua-bin gió và công nghệ năng lượng mặt trời. Những hội chợ và hội nghị thương mại lớn đều được tổ chức tại những thành phố lớn của Đức như Hanover, Frankfurt, và Berlin.

5. Pháp

GDP: 2.808.000 tỷ USD



La Defense

Pháp là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ năm thế giới và đứng thứ hai trong khu vực Châu Âu [xếp sau Đức]. Tính đến tháng 9 năm 2010 thì nền kinh tế của Pháp tăng trưởng liên tục bắt đầu từ quý hai của năm 2009. Trong giai đoạn giữa tháng Giêng và tháng Ba năm 2011, mức tăng trưởng GDP của Pháp vượt qua mức dự kiến 1%.

Trần Đình Phú
Theo //exploredia.com
Ảnh: //exploredia.com

Quốc gia có quy mô kinh tế đứng thứ 2 thế giới hiện nay là:

Trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản, không có ngành nào?

Ngành công nghiệp hiện đại của Trung Quốc là

Nhật Bản phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn chủ yếu nhằm

Quốc gia Đông Á có dân số đông nhất thế giới là

Đông Á là khu vực có dân số rất đông, biểu hiện là

Thành tựu nông nghiệp quan trọng nhất của Trung Quốc là:

Đặc điểm nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc?

Thành tựu xã hội quan trọng của Nhật Bản là

Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do

Video liên quan

Chủ Đề