Làm cách nào để tiết kiệm

Nhiều người trong chúng ta vừa muốn có 1 khoản tiền tiết kiệm để dự trù cho tương lai nhưng vẫn muốn có khoản chi tiêu hợp lý? Vậy làm thế nào để vừa tiết kiệm vừa chi tiêu khoa học? Chỉ cần tham khảo 5 bí quyết tiết kiệm tiền dành cho gia đình do chúng tôi tổng hợp dưới đây.

Bí quyết tiết kiệm tiền dành cho bạn

1. Nắm rõ thói quen chi tiêu của thành viên trong gia đình

Để tiết kiệm được tiền thì bạn phải nắm được thói quen chi tiêu của gia đình mình. Từ đó lên kế hoạch chi tiêu mỗi tuần và kiểm soát chặt chẽ, liệt kê hết các khoản chi tiêu bắt buộc rồi tới các khoản chi đáp ứng sở thích, nhu cầu giải trí. Điều này sẽ giúp bạn xác định được mình đã chi “quá tay” ở những mục nào, hoặc những mục nào là phát sinh, từ đó điều chỉnh và có kế hoạch dự trừ khoản chi tiêu hợp lý hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn

Lưu ý bạn nên lập kế hoạch chi tiêu mỗi tuần thay vì mỗi tháng, vì bạn sẽ không kiểm soát được kịp thời các khoản chi quá mức nếu để thời gian lâu mới kiểm tra.

2. Có kế hoạch chi tiêu mua sắm rõ ràng

Một bí quyết tiết kiệm tiền mà bạn nên tuân theo: để tiết kiệm chi tiêu thì hãy kiểm soát các khoản chi không cần thiết, đặc biệt là mua sắm. Bởi rất ít người có khả năng kiềm chế trước “cám dỗ” là một bộ váy đẹp, một bộ đồ thời trang, hoặc một chiếc máy ảnh mới,... Vì thế mỗi tháng bạn nên ghi rõ số tiền chi tiêu mua sắm và kiểm soát thật chặt chẽ, nếu không sẽ rất khó tiết kiệm được.

Xem thêm: Cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân đơn giản bạn nên biết

Nên lên kế hoạch rõ ràng, chi tiết đặc biệt là hạng mục mua sắm

3. Tập nói “không” với những khoản chi không cần thiết

Trong kế hoạch chi tiêu của bạn nên ghi rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, từ đó phân bổ khoản chi cho hợp lý hơn.

Xem thêm: Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?

Ví dụ: mục tiêu dài hạn của gia đình bạn là tân trang ngôi nhà, thì ngay lúc này gia đình bạn phải hạn chế chi tiêu cho những hoạt động xa xỉ như ăn nhà hàng sang trọng, đồ hiệu,… thay vào đó là những hoạt động giải trí giúp gắn kết tình cảm gia đình như dạo công viên, cùng nhau nấu ăn,…

Nếu mong muốn của bạn đủ lớn thì mục tiêu tiết kiệm tiền sẽ được thôi thúc mạnh mẽ hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn cách lập kế hoạch tài chính cá nhân từng bước

4. Lập mục tiêu tiết kiệm cụ thể cho từng hạng mục

Ngoài việc lên kế hoạch tiết kiệm tiền thì bạn có thể sử dụng các cách tiết kiệm khác như: mua bảo hiểm, gửi tiền ngân hàng,…

Bạn có thể lập nhiều tài khoản ứng với các mục đích khác nhau. Ví dụ: một tài khoản tiết kiệm để dành cho con đi du học, một tài khoản để tân trang nhà cửa, một tài khoản để mua xe mới. Khi lập tài khoản tiết kiệm sẽ có thời hạn cụ thể khi nào được rút, vì thế bạn sẽ tích lũy được ngày càng nhiều tiền mà không sợ bị thâm hụt.

Lập nhiều tài khoản tiết kiệm cho các mục đích cụ thể

5. Có khoản chi dự phòng cho các tình huống phát sinh

Thông thường khi lập kế hoạch kế hoạch chi tiêu mọi người thường không chú ý đến hạng mục này. Thế nhưng đây là hạng mục cần thiết giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả hơn đấy. Khoản tiền dự trù này sẽ giúp bạn không phải đụng đến số tiền tiết kiệm khi có các việc cần chi tiêu mà không có trong kế hoạch cụ thể trước đó.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng cân đối tài chính cá nhân

Trên đây là 5 bí quyết tiết kiệm tiền do chúng tôi tổng hợp. Để có được khoản tiết kiệm hợp lý thì việc lập kế hoạch chi tiêu là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, tiết kiệm không phải là cách sử dụng tiền thông minh nhất. Bên cạnh, việc học tiết kiệm tiền, bạn cũng nên trang bị thêm các kiến thức đầu tư để ngân sách của mình không bị cạn kiệt.

Cập nhật tin tức mới nhất từ Generali

Đăng ký để nhận ngay những tin tức và các chương trình CSKH mới nhất đến email của bạn.

Tiết kiệm? Chi tiêu? Hay cả hai? Đó là mâu thuẫn của nhiều người. Bạn vừa muốn tiết kiệm cho tương lai nhưng cũng muốn thỏa mãn cuộc sống hiện tại. Dù không biết chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai nhưng không ai muốn những năm tháng về già mình lại sống trong cảnh khốn khó.

Do đó, muốn tiết kiệm cho tương lai nhưng vẫn có thể tận hưởng cuộc sống hiện tại, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây:

1. Hiểu được thói quen chi tiêu của gia đình

Bạn phải hiểu được nguồn thu nhập của gia đình hiện tại. Muốn tiết kiệm hay chi tiêu nhiều tiền hơn, hãy hiểu được thói quen tiêu tiền hiện tại của gia đình. Lập kế hoạch và kiểm tra chi tiêu của gia đình hàng tuần. Điều này không những giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn dễ dàng xác định được mình đã chi “quá tay” ở những mục nào để kịp thời điều chỉnh. Nếu để một tháng mới kiểm tra thì đôi khi con số chi đã vượt quá kế hoạch nhiều lần.

2. Cẩn thận trong việc mua sắm

Hãy cẩn thận trong việc mua sắm. Mỗi tháng, bạn hãy tính toán kỹ những khoản chi bắt buộc như tiền điện, tiền nước… với thu nhập của hai vợ chồng. Trước khi mua bất cứ thứ gì, bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ vì nếu không bạn không thể tiết kiệm. Ví dụ, nếu quyết định mua một chiếc xe hơi trả góp thì mỗi tháng bạn phải trả thêm một khoản tiền nữa, điều này sẽ làm giới hạn chi tiêu hàng ngày của gia đình.

3. Học cách nói “không” trước những khoản chi không cần thiết

Bạn xác định rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để dễ phân bổ những khoản chi tiêu sao cho hợp lý. Ví dụ, nếu dự định cho con đi du học thì ngay bây giờ, bạn phải giảm những hoạt động vui chơi xa xỉ của gia đình như thường xuyên ăn nhà hàng, mua đồ hiệu… thay vào đó là những hoạt động mang tính gắn kết gia đình với chi phí hợp lý hơn như: đưa cả nhà đi công viên, tham quan sở thú... Một khi mong muốn trở nên lớn dần, bạn sẽ chống lại được những thôi thúc tiêu tiền để thực hiện dự định của mình.

4. Tiết kiệm cho từng mục tiêu cụ thể

Ngoài phương án để dành thông thường, bạn có thể sử dụng nhiều cách khác để tiết kiệm như, mua bảo hiểm tiết kiệm, thiết lập nhiều tài khoản tiết kiệm và mỗi tài khoản dành cho một mục tiêu khác nhau. Ví dụ, một tài khoản để dành đi du lịch châu Âu, một tài khoản để mua một chiếc xe mới. Điều này cho phép bạn thấy tiến độ cụ thể mà mình đang thực hiện. Cứ đều đặn mỗi tháng, bạn gửi một khoản tiết kiệm vào quỹ và con số này sẽ tăng lên theo thời gian.

5. Kế hoạch cho những chi phí phát sinh

Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng nó rất cần thiết. Tốt nhất, để quản lý tài chính của gia đình hiệu quả, bạn dành một khoản cho các chi phí phát sinh trong tháng. Nếu đã có sẵn một số tiền để chi tiêu, bạn sẽ không đụng đến số tiền tiết kiệm trong tài khoản.

Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!

Bài viết liên quan

Cho trẻ học ngoại ngữ sớm và các lợi ích không ngờ

Giáo dục

Cho trẻ học ngoại ngữ sớm và các lợi ích không ngờ

Tiết kiệm

5

điều cần thận trọng khi đến sân bay kẻo mất tiền oan

Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn bảo hiểm miễn phí!

Chủ Đề