Lão hóa vùng da mắt gây nên sụp mí

Bạn mắc phải chứng sụp mi mắt? Bạn đang băn khoăn không biết nên điều trị như thế nào? Hãy để Trung tâm Y khoa Prima Sài Gòn sẽ giúp bạn đáp lời những băn khoăn trên. Có rất nhiều nguyên nhân gây sụp mí cũng như phương thức điều trị. Tuy nhiên, chúng ta cần xác định rõ từng trường hợp để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Mí mắt bị sụp là do đâu?

Sụp mí mắt [hay còn gọi là xệ mí mắt, sụp mi] là sự sa xuống của mi mắt trên xuống thấp hơn vị trí bình thường. Nguyên nhân là do cơ mí bị mất khả năng co giãn, đàn hồi; mí bị nhão tạo thành những túi mỡ ở mí trên; hoặc do da nhăn nheo ở khóe mắt. Mặc khác, tổn thương dây thần kinh số 3 và hội chứng Horner hay các nguyên nhân tại chỗ gồm tổn thương bẩm sinh hoặc mắc phải của các cơ nâng mi, khối u và nhiễm khuẩn hoặc do bệnh nhược cơ cũng cần được cân nhắc.

Sụp mí mắt có tự khỏi không?

Sụp mí là tình trạng lão hóa tự nhiên của cơ bắp ở vị trí này dẫn đến giảm độ đàn hồi. Theo đó, làm cho mí mắt thấp hơn, khiến “cửa sổ tâm hồn” trông mệt mỏi và già đi. Vì thế, nhiều người thắc mắc rằng liệu sụp mí mắt có tự khỏi được không?

Bởi vì đây là tình trạng lão hóa tự nhiên, không thể tránh khỏi khi tuổi tác tăng lên nên không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng này. Tuy nhiên, các biện pháp chăm sóc sức khỏe và làm đẹp có thể giúp giảm thiểu chúng. Bằng cách can thiệp đúng cách, bạn có thể ngăn ngừa và giữ cho đôi mắt trẻ trung, sáng khoẻ.

Cần hay không cần phẫu thuật để chữa sụp mí?

Trong trường hợp sụp mí nghiêm trọng, phẫu thuật sẽ là phương pháp điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhẹ hơn và không gây ra vấn đề về thị lực, bạn không cần phải điều trị.

Nguyên nhân sụp mí mắt

Ở mắt bình thường khoảng cách từ tâm giác mạc [tròng đen] đến bờ dưới mi trên khi bệnh nhân nhìn thẳng là 4 – 4,5mm [hay bờ dưới mi trên che cực trên giác mạc từ 1 – 2mm]. Sụp mi là khi có sự sa xuống bất thường của mi trên. Theo đó, sụp mí được chia làm hai nhóm.

Có mấy dạng sụp mí?

  • Sụp mí mắt bẩm sinh. Đây là trường hợp thường hay gặp nhất và suất hiện ngay từ khi mới sinh ra. Nguyên nhân do kém phát triển một phần hoặc toàn bộ cơ nâng mi trong quá trình phôi thai. Bệnh này có thể gặp ở một mắt hay cả hai mắt. Có những trường hợp mí bị sụp đơn thuần nhưng cũng có trường hợp đi kèm với các bất thường khác như rối loạn vận động nhãn cầu, sụp mi kết hợp với bệnh lý hẹp khe mi…
  • Sụp mí mắt mắc phải. Tình trạng này xuất hiện ở bất kì thời gian, bất kỳ độ tuổi nào. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụp mí mắc phải.

Nguyên nhân mắc bị sụp mí là gì?

Nguyên nhân gây sụp mí

  • Tuổi tác. Sụp mí là một triệu chứng phổ biến của quá trình lão hóa và thường xảy ra ở người cao tuổi. Cơ bên trong mi trở nên yếu dần theo thời gian, dẫn đến bị sụp.
  • Suy giảm cơ. Sụp mí mắt có thể do suy giảm cơ trong khu vực này. Cơ trở nên yếu do bị căng thẳng quá mức hoặc do các vấn đề về sức khỏe như bệnh Parkinson.
  • Chấn thương. Nguyên nhân cũng có thể do chấn thương hoặc phẫu thuật gần vùng mí mắt.
  • Bệnh lý. Một số bệnh lý như bệnh Graves, bệnh Alzheimer và bệnh hệ thống thần kinh có thể gây sụp mí.
  • Yếu tố di truyền. Có một số trường hợp sụp mí được kế thừa từ đời cha mẹ.

Như vậy, việc xác định chính xác nguyên nhân rất quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Các mức độ sụp mí mắt

Hiện nay dựa vào khoảng cách giữa bờ mi trên và mi dưới mà người ta chia từng mức độ sụp mi khác nhau, sụp mi được chia làm 4 độ:

  • Độ I [nhẹ]: bờ mi ở phía trên bờ đồng tử, chủ yếu ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chưa ảnh hưởng đến thị lực.
  • Độ II [trung bình]: mi bị sụp xuống nhiều, che mất một phần đồng tử, đã ảnh hưởng đến thị lực.
  • Độ III [nặng]: bờ mi vượt quá trung tâm đồng tử.
  • Độ IV [rất nặng]: bờ mi che kín đồng tử.

Triệu chứng sụp mí mắt

Dấu hiệu nhận biết sụp mí ở trẻ em và người lớn

Sụp mí là một vấn đề thường gặp ở nhiều người và có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Các triệu chứng sụp mí mắt có thể bao gồm:

  • Điểm mắt thấp hơn so với bình thường hoặc bị lồi lên.
  • Đường mí mắt bị xê dịch hoặc thay đổi hình dạng.
  • Khó khăn trong việc nhìn thấy vì vùng bị sụp che khuất tầm nhìn.
  • Khó khăn khi đeo kính hoặc trang điểm vùng mí mắt.

Trường hợp sụp mí nặng, bệnh nhân sẽ nhìn mờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ em có thể bị nhược thị do che lấp, mắt có thể bị lác, bị lé. Ngoài ra, đây cũng là biểu hiện của các bệnh nặng khác như bệnh nhược cơ, liệt dây thần kinh sọ não số III [do u não,…]. Nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Ngoài ra, nó còn có thể gây ra các triệu chứng khác như mỏi mắt, đau đầu, khó chịu khi nhìn, và thậm chí là chảy nước mắt do bị ảnh hưởng đến việc thoát khí của lỗ nước mắt. Tuy nhiên, triệu chứng còn thay đổi tùy thuộc vào mức độ sụp mí và nguyên nhân gây ra nó.

Cách chữa sụp mí mắt

Cách chữa sụp mí cần và không cần phẫu thuật

Cách chữa sụp mí không cần phẫu thuật

Sụp mí mắt là một vấn đề khá phổ biến ở nhiều người. Trong đó, người trưởng thành và người cao tuổi thường gặp phải. Nhiều người cho rằng chữa sụp mí đòi hỏi phẫu thuật và phải thực hiện ngay lập tức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, điều trị không phẫu thuật cũng được áp dụng.

Dưới đây là một số phương pháp chữa sụp mí không cần phẫu thuật:

  • Sử dụng kính áp tròng. Kính áp tròng có thể được sử dụng để giảm sụp mí. Kính áp tròng giúp tạo ra áp lực nhẹ trên mí mắt, giúp nâng cao vùng mí bị sụp.
  • Massage. Massage nhẹ nhàng cũng có thể giúp cải thiện sụp mí. Massage giúp tăng cường lưu thông máu và giảm tình trạng sưng phù.
  • Sử dụng các sản phẩm làm đầy mí. Các sản phẩm làm đầy mí có thể giúp cải thiện tình trạng này bằng cách làm đầy khe hở giữa vùng mí mắt bị sụp.
  • Áp dụng phương pháp thay đổi lối sống. Nếu sụp mí được gây ra bởi các yếu tố như stress, thiếu ngủ hoặc ăn uống không đúng cách thì việc thay đổi lối sống có thể giúp bạn cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, việc chữa sụp mí mà không phải phẫu thuật có thể chỉ hiệu quả trong trường hợp nhẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, phẫu thuật là giải pháp duy nhất. Vì vậy, trước quyết định phương pháp điều trị, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và xử lý đúng cách.

Chữa sụp mí mắt cần can thiệp phẫu thuật

Chữa sụp mí mắt bằng phương pháp phẫu thuật

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, can thiệp phẫu thuật là cần thiết để tái tạo lại vị trí mí mắt và cải thiện vẻ ngoài của khuôn mặt. Ở trẻ em, độ tuổi được xác định để phẫu thuật hiện chưa được thống. Nhưng thông thường sụp mí mắt bẩm sinh được mổ ở lứa tuổi từ 4 – 5 tuổi. Tuy nhiên nếu bé sụp mí nặng, gây nhược thị hoặc lệch tư thế đầu thì cần phải mổ sớm hơn, có thể từ lúc bé 1 tuổi.

Một số lưu ý cần biết khi phẫu thuật sụp mí:

  • Phẫu thuật tại mi mắt, hoàn toàn không can thiệp vào tròng mắt.
  • Thời gian đầu phẫu thuật [1 – 2 tháng đầu] mắt sẽ không thể nhắm kín lúc ngủ, có thể thấy tròng trắng khi nhìn xuống. Việc điều trị chống khô mắt trong giai đoạn này rất quan trọng do mắt nhắm không kín.
  • Không để tròng đen bị khô, cần giữ tròng đen luôn trơn bóng.
  • Bệnh nhân tập nhắm mắt, liếc mắt theo các hướng là cần thiết.
  • Giữ vệ sinh mắt sạch sẽ.
  • Nhỏ thuốc, tra thuốc mỡ theo toa bác sĩ.
  • Tái khám đúng hẹn.

Kết luận

Để xác định chính xác trường hợp mi mắt có bị sụp hay không, bạn cần được thăm khám bởi các bác sĩ có kinh nghiệm. Bởi một số trường hợp “giả sụp mi” do mắt nhỏ, thừa da mi quá mức, mắt bị thụt vào do chấn thương, không có nhãn cầu hoặc teo nhãn cầu bệnh lý… có thể gây nhầm lẫn.

Tại Trung tâm Y khoa Prima Sài Gòn, người bệnh sẽ được bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân, mức độ sụp mi cũng như chức năng cơ nâng mi. Từ đó, người bệnh sẽ được tư vấn và điều trị theo phác đồ phù hợp nhất.

Chủ Đề