Lập công thức hóa học của hợp chất giữa nhôm(Al) hóa trị III với a O hóa trị II

Lập công thức hóa học tạo bởi nhôm(Al) và Oxi(O2) là một dạng bài tập trong chương trình hóa học lớp 8. Dạng bài tập này chúng ta sẽ đi đến đáp án một cách dễ dạng nếu như các em ghi nhớ các bước làm như ở bên dưới đây:

Bước 1: Xác định được dạng bài toán thuộc kiểu gì ?

Như đề bài đã cho ở bên trên là lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là Nhôm và Oxi. Nhờ đó, chúng ta đã biết được những thông tin sau đây:

- Trong hợp chất có hai nguyên tố

- Hóa trị của hai nguyên tố đó là Hóa trị của nhôm là III và Hóa trị của Oxi là II

Lưu ý: Hóa trị là một trong những ưu tiên bắt buộc để các em giải được dạng bài tập lập công thức hóa học. Nếu chưa học thuộc thì các em nên tham khảo bài viết này ngay nhé

Bước 2: Chuẩn bị kiến thức lý thuyết

Trong công thức hóa học thể hiện:

- Nguyên tố hóa học tạo nên chất đó

- Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố

- Nguyên tử khối của chất là gì.

Trong những yếu tố nêu ở trên thì với dạng bài tập này các em chỉ cần quan tâm tới nguyên tố hóa học và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất đó là bao nhiêu mà thôi.

Ở đây, chúng ta đã biết được nguyên tử rồi thì việc còn lại là đi tìm xem trong chất đó có bao nhiêu nguyên tử của nguyên tố nhôm và bao nhiêu nguyên tử của nguyên tố oxi liên kết với nhau.

Để tìm được số nguyên tử này thì chúng ta lại phải nhớ tới bài Hóa Trị và Quy tắc Hóa trị là gì ?

Xem thêm: Hóa trị của một nguyên tố hóa học là gì ?

Lưu ý: Tới đây thầy sẽ không dài dòng nữa, các em nên tìm kiếm bài viết có liên quan tới kiến thức thầy đã nêu ở trên để đọc và tham khảo thêm nhé. Nếu có chỗ nào chưa rõ các em hay liên hệ ngay với Pages để được trợ giúp tại đây

Bước 3: Tiến hành tính toán

Giả sử trong hợp chất có x nguyên tử nhôm liên kết với y nguyên tử oxi

Như vậy ta có công thức tổng quát của hợp chất là AlxOy

Hóa trị của nhôm là III và Hó trị của oxi là II

Vận dụng quy tắc hóa trị ta có tích chỉ số(số nguyên tử nhôm có trong hợp chất) của nguyên tố nhôm với số hóa trị của nhôm bằng tích chỉ số(số nguyên tử oxi có trong hợp chất) của nguyên tố oxi với số hóa trị của oxi

x.3(III) = y.2(II)

Giải phương trình trên ta sẽ có tỷ số x/y = 2/3

Chọn x=2 và y=3 ta được công thức hóa học của hợp chất cần tìm là Al2O3

Vậy công thức hóa học tạo bởi nhôm(Al) và Oxi(O2) là Al2O3
- Bài giải chi tiết -
Gọi công thức hóa học tổng quát của hợp chất cần tìm là AlxOy Theo bài ra ta có: - Hóa trị của nguyên tố nhôm là III số hóa trị là 3 - Hóa trị của nguyên tố oxi là II số hóa trị là 2

Vận dụng quy tắc hóa trị ta có phương trình:

Lập công thức hóa học của nhôm oxit biết nhôm có hóa trị III(3) được phân tích kiến thức và lời giải chi tiết được chúng tôi trình bày cụ thể như sau.

Lưu ý: Các em nên đọc tuần tự từ trên xuống dưới để nắm được khối lượng kiến thức cần sử dụng để giải bài toán. Nếu em nào muốn tham khảo đáp án hay chỉ cần coi đáp án thì Xem đáp án tại đây

Theo bài ra ta thấy cụm từ oxit, nhôm, hóa trị 3 đây là những "KEY" giúp chúng ta giải bài tập này các em nhé.

Trước tiên, các em muốn giải được bài tập này thì cần phải nắm được oxit là gì ? Oxit có mấy loại ? Thành phần oxit là gì ?

Trả lời luôn những câu hỏi ở trên nhé các em. Kiến thức chung thì nó cũng đơn giản thôi nhưng để hiểu, nhớ và vận dụng thì các em làm nhiều sẽ quen.

Oxit là gì ?

Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố hóa học trong đó có một nguyên tố là oxi [O]

Có mấy loại oxit ?

Theo chương trình hóa học lớp 8, các em chỉ cần nắm được oxit được phân chia thành 2 loại là oxit axit và oxit bazơ.

Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit.

Ví dụ: NO2, SO3, P2O5, CO2 . . .

Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ nào đó.

Ví dụ: Na2O, MgO, Fe2O3, FeO, CuO . . .

Qua những ví dụ ở bên trên thì ta có thể thấy thành phần oxit gồm có 1 nguyên tố liên kết với nguyên tố oxi và ta có công thức tổng quát củ oxit là 

Vậy với một cụm từ oxit chúng ta đã biết được công thức tổng quát của nhôm oxit là 

Trong đó m là số nguyên tử của nguyên tố oxi liên kết với 2 nguyên tử của nguyên tố nhôm.

Việc tiếp theo chúng ta cần làm là vận dụng quy tắc hóa trị ta có 
Chọn x' = 2 và y' = 3 ta được công thức hóa học của nhôm oxit là Al2O3
Bài giải chi tiết:
Gọi công thức hóa học tổng quát của nhôm oxit là AlxOy Theo bài ra ta có: - Nhôm hóa trị III số hóa trị là 3 - Oxi hóa trị II số hóa trị là 2 Vận dụng quy tắc hóa trị ta được:

Chọn x = 2, y = 3 ta được công thức hóa học của nhôm oxit là Al2O3

Vậy công thức hóa học của nhôm oxit là Al2O3

Chuyên đề: Lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị

1. Công thức hóa học của đơn chất: Ax   

  • Với kim loại và một số phi kim ở trạng thái rắn thì x = 1. Ví dụ: Cu, Ag, Fe, Ca…
  • Với các phi kim ở trạng thái khí thường thì x = 2. Vi dụ: O2; Cl2; H2; N2

2. Công thức hóa học của hợp chất: AxByCzDt 

3. Ý nghĩa của CTHH: CTHH cho biết:

  • Nguyên tố nào tạo ra chất.
  • Số nguyên  tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất.
  • Phân tử khối của chất.

“ Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và  hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số   hóa trị của nguyên tố kia”

a    b

AxBy    => a.x = b.y.

5. Lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị: 

Các bước thực hiện:
  • Viết CT dạng chung: AxBy.
  • Áp dụng qui tắc hóa trị: x.a = y.b
  • Rút ra tỉ lệ: xy = ba = ba (tối giản)
  • Viết CTHH.


Lập CTHH cho các hợp chất:

a.   Al và  O

b.   Ca và  (OH)

c.   NH4 và  NO3.

Giải:

     III  II

a.   CT dạng chung: AlxOy.

-     Áp dụng qui tắc về hóa trị, ta có: x.III = y.II

-     Rút ra tỉ lệ:  xy = IIIII => x = 2; y = 3

-     Suy ra CTHH: Al2O3

                                    II     I

      b. CT dạng chung: Cax(OH)y

-     Áp dụng qui tắc về hóa trị: x.II = y.I

-     Rút ra tỉ lệ:  xy = III  => x = 1; y = 2

-     Suy ra CTHH: Ca(OH)2 (Chỉ số bằng 1 thì  không ghi trên CTHH)

c.   CT dạng chung: (NH4)x(NO3)y.

-     Áp dụng qui tắc về hóa trị: x.I = y.I

-     Rút ra tỉ lệ:  xy = II => x = 1; y = 1

-     Suy ra CTHH: NH4NO3

Bài 1: Lập CTHH cho các hợp chất:

a. Cu(II)  và  Cl                        b. Al và  (NO3)                     c. Ca và  (PO4)

d. ( NH4) và  (SO4)                  e. Mg và  O                            g. Fe(III) và  (SO4).



Bài 2: Lập CTHH giữa sắt có  hóa trị tương ứng trong công thức FeCl2 với nhóm (OH).


Bài 3: Lập CTHH cho các hợp chất:

1. Al và  (PO4)                          2. Na và  (SO4)                    3. Fe (II) và  Cl
4. K và  (SO3)                          5. Na và  Cl                          6. Zn và  Br

7. Na và  (PO4)                                    8. Ba và  (HCO3)                          9. Mg và  (CO3)
10. K và  (H2PO4)                     11. Hg và  (NO3)                   12.Na và  (HSO4)


Cách làm khác:

  • Viết CT dạng chung: AxBy.
  • Tìm bội số chung nhỏ nhất của 2 hóa trị (a,b) = c
  • Suy ra:  x = c: a ; y = c:b
  • Viết CTHH.

Ví dụ:  Lập CTHH cho hợp chất: Al và  O

Giải:   

       III   II  

-     CT dạng chung: AlxOy.

-     BSCNN (3,2) = 6

-     x =  6: 3 = 2; y = 6 : 2 =3

-     Vậy CTHH: Al2O3

Ghi chú: Có thể lập nhanh một CTHH


- Khi a = 1 hoặc b = 1 hoặc a = b = 1 => x = b ; y = a.

- Khi a, b không phải là bội số của nhau (a không chia hết cho b và  ngược lại) thì x = b; y = a.


Chẳng hạn: Trong ví  dụ trên: 2 và 3 không phải là bội số của nhau => x = 2; y = 3 => CTHH: Al2O3