Lấy ví dụ chứng minh mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của Trái Đất

Câu hỏi: Lực hút của Trái Đất là gì? Lực này phụ thuộc vào yếu tố nào?

Trả lời:

- Trái Đất tác dụng một lực lên mọi vật - được gọi là lực hút.

- Lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Khối lượng của vật

+ Vị trí của vật đó so với Trái Đất.

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải chúng mình đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức về lực hút của Trái Đất nhé!

1. Lực là gì?

- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

- Lựcđược mô tả như đại lượng kéo hoặc đẩy một vật, làm cho vật có khối lượng thu một gia tốc. Trong vật lý học,lực làbất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặclàảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó.

- Lực là nguyên nhân làm cho một vật cókhối lượngthay đổivận tốccủa nó (bao gồm chuyển động từtrạng thái nghỉ), tới chuyển động cógia tốc, hay làm biến dạng vật thể, hoặc cả hai. Lực cũng có thể được miêu tả bằng những khái niệm trực giác như sự đẩy hoặc kéo. Lực là đại lượngvectơcó độ lớn và hướng. Trong hệ đo lườngSInó có đơn vị lànewtonvà ký hiệu làF.

Ví dụ:

+ Dùng tay nâng tạ

+ Dùng chân đá bóng

2. Trọng lực là gì?

- Trước khi tìm hiểu về trọng lực là gì, cùng chúng tôi nhắc lại kiến thức về lực tác động. Trong vật lý, lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm cho một vật thể chịu sự thay đổi hoặc làm ảnh hưởng đến chuyển động, hướng hay cấu trúc hình học của nó.

- Trọng lực hay còn gọi là lực hút trái đất tác dụng lên một vật bất kỳ.

- Đặc điểm của trọng lực là: phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

- Trọng lực (lực hút của Trái Đất) được xác định bằng cách tính khối lượng của vật và gia tốc tự do tại nơi đặt vật đó. Hướng của trọng lực sẽ theo phương thẳng đứng và chiều từ hướng về phía trái đất.

Lưu ý:

- Không chỉ các vật trên mặt đất mới chịu tác dụng của lực hút của Trái Đất, mà các vậtở xa Trái Đất cũng chịu tác dụng của lực này. Chính lực hút của Trái Đất lên Mặt Trăng đã khiến Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất.

3. Lực hấp dẫn là gì?

- Mọi vật trong vũ trụ( dù xa hay gần) đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn.

- Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật.

Định luật vạn vật hấp dẫn:

- Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

- Trong trường hợp rơi tự do, không có lực cản lại lực hấp dẫn và do vậy tổng hợp lực tác dụng lên vật chính là trọng lượng của nó. Đối với các vật không trong trạng thái rơi tự do, lực hấp dẫn cân bằng với lực tác dụng lên vật theo hướng ngược lại.

- Công thức:

Fhd= Gm1m2r2

Trong đó:

+ m1, m2là khối lượng của hai chất điểm,

+ r là khoảng cách giữa chúng;

+ G = 6,67.10-11Nm2/kg2gọi là hằng số hấp dẫn.

Điều kiện áp dụng định luật

- Khoảng cách giữa 2 vật rất lớn so với kích thước của chúng, khi đó 2 vật được coi là 2 chất điểm.

- Các vật đồng chất và có dạng hình cầu. Khi ấy r là khoảng cách giữa hai tâm và lực hấp dẫn nằm trên đường nối tâm.

Bức xạ là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Bức xạ nền, chủ yếu đến từ các khoáng chất tự nhiên, lúc nào cũng có ở xung quanh chúng ta. May mắn thay là, có rất ít tình huống mà một người bình thường tiếp xúc với các nguồn bức xạ không được kiểm soát trên mức nền. Tuy nhiên, thật khôn ngoan khi chuẩn bị và biết phải làm gì nếu tình huống như vậy xảy ra.

Một trong những cách tốt nhất để chuẩn bị là tìm hiểu các nguyên tắc bảo vệ cho khỏi bị bức xạ theo thời gian, khoảng cách và che chắn. Trong trường hợp khẩn cấp về phóng xạ (một lượng lớn chất bức xạ thải vào môi trường), chúng ta có thể sử dụng các nguyên tắc này để giúp bảo vệ cho bản thân và gia đình.

Trên trang này​:

Thời Gian, Khoảng Cách Và Che Chắn

Thời gian, khoảng cách và các hành động che chắn giảm thiểu việc bạn tiếp xúc với bức xạ theo cách tương tự như chúng sẽ bảo vệ cho bạn khỏi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời:

  • Thi gian: Đối với những người tiếp xúc với bức xạ ngoài bức xạ nền tự nhiên, việc hạn chế hoặc giảm thiểu thời gian tiếp xúc sẽ giảm được liều lượng từ nguồn bức xạ.
  • Khong cách: Giống như nhiệt từ đám cháy giảm khi bạn di chuyển ra xa hơn, liều lượng bức xạ giảm đáng kể khi bạn gia tăng khoảng cách so với nguồn.
  • Che chn: Các rào cản bằng chất chì, bê tông hoặc nước cung cấp sự bảo vệ cho khỏi sự xâm nhập của tia gamma và tia X.  Đây là lý do tại sao một số vật liệu phóng xạ được lưu trữ dưới nước hoặc trong các phòng làm bằng bê tông hoặc chì, và tại sao nha sĩ đặt một chiếc chăn chì lên bệnh nhân trong lúc răng của họ được rọi tia X. Do đó, việc chèn tấm chắn thích hợp giữa bạn và nguồn phóng xạ sẽ giúp giảm đáng kể hoặc loại bỏ liều lượng mà bạn nhận được. 

Các Trường Hợp Khẩn Cấp về Bức Xạ

Trong việc thải một lượng bức xạ với quy mô lớn, chẳng hạn như một sự cố ở nhà máy điện hạt nhân hoặc do khủng bố, sự khuyên nhủ sau đây đã được thử nghiệm và chứng minh là mang lại sự bảo vệ tối đa.

Nếu xảy ra trường hợp khẩn cấp về bức xạ, bạn có thể thực hiện các hành động để bảo vệ cho bản thân, người thân yêu và thú nuôi của mình: Vào Trong Nhà, C Li Trong Đó và Theo Dõi Tin Tc. Thực hiện theo lời khuyên của những người ứng cứu khẩn cấp và các quan chức.

Vào Trong Nhà

Trong trường hợp khẩn cấp về bức xạ, bạn có thể được yêu cầu vào bên trong một tòa nhà và trú ẩn trong một khoảng thời gian.

  • Hành động này được gọi là “trú ẩn tại chỗ.”
  • Đi vào giữa tòa nhà hoặc một tầng hầm, cách xa cửa ra vào và cửa sổ.
  • Mang thú nuôi vào bên trong.

Cứ Ở Trong Đó

Các tòa nhà có thể cung cấp sự bảo vệ đáng kể khỏi bức xạ. Càng có nhiều bức tường chắn giữa bạn và bên ngoài có nghĩa là càng có nhiều rào cản hơn giữa bạn và vật liệu bức xạ bên ngoài. Vào bên trong một cách nhanh chóng và cứ ở bên trong sau một sự cố về bức xạ có thể hạn chế việc tiếp xúc với bức xạ và có thể cứu được mạng sống của bạn.

  • Đóng cửa sổ và cửa ra vào.
  • Tắm vòi sen hoặc lau các bộ phận cơ thể bị tiếp xúc bằng khăn ẩm.
  • Uống nước đóng chai và ăn thực phẩm đựng trong hộp gắn kín.

Theo Dõi Tin Tức

Các quan chức về trường hợp khẩn cấp được đào tạo để ứng phó với các tình huống thảm họa và sẽ cung cấp các hành động cụ thể để giúp giữ an toàn cho mọi người. Điều này có thể được thực hiện thông qua phương tiện truyền thông xã hội, hệ thống cảnh báo khẩn cấp, truyền hình hoặc ra đi ô.

  • Nhận thông tin mới nhất từ ​​ra đi ô, truyền hình, Internet, thiết bị di động, v.v.
  • Các quan chức về trường hợp khẩn cấp sẽ cung cấp thông tin nơi cần đến để được kiểm tra ô nhiễm.

Nếu bạn xác định được là bị hoặc tiếp xúc với nguồn phóng xạ, xác định vị trí và liên hệ với văn phòng kiểm soát bức xạ tiểu bang của bạn.   

Nơi Bạn Nên Đến Trong Trường Hợp Khẩn Cấp về Bức Xạ

Hình ảnh thông tin phỏng theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC), https://www.cdc.gov/nceh/radiation/emergencies/00_images/infographics/Where_to_go.jp Đi xuống tầng hầm hoặc giữa của một tòa nhà kiên cố. Chất phóng xạ lắng xuống bên ngoài các tòa nhà, vì vậy điều tốt nhất nên làm là ở càng xa tường và mái của tòa nhà càng tốt. Cứ ở bên trong ít nhất 24 giờ cho đến khi các quan chức ứng phó về trường hợp khẩn cấp nói bạn có thể đi ra ngoài được.

Cách Chuẩn Bị cho một Trường Hợp Khẩn Cấp về Bức Xạ

Như với bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào, điều quan trọng là phải có kế hoạch để bạn và gia đình biết cách ứng phó trong trường hợp khẩn cấp thực sự. Thực hiện các bước sau đây ngay bây giờ để chuẩn bị cho bản thân và gia đình của mình:

  • T Bo V Mình: Nếu xảy ra một trường hợp khẩn cấp về bức xạ, hãy vào trong nhà, c bên trong và theo dõi tin tc. Lặp lại thông báo này cho gia đình của bạn vào những lúc không khẩn cấp để họ biết phải làm gì nếu có trường hợp khẩn cấp về phóng xạ.
  • Lp mt Kế Hoch Liên Lc Khn Cp Cho Gia Đình: Chia sẻ kế hoạch liên lạc với gia đình của bạn và thực tập nó để gia đình bạn biết cách ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Để biết thêm thông tin về cách lập kế hoạch, bao gồm các bản mẫu, hãy truy cập trang “Make A Plan” (Lập Kế Hoạch) bằng tiếng Anh tại  Ready.gov/plan
  • Thu Gom đ Có mt B Dng C Khn Cp: Bộ dụng cụ này có thể được sử dụng trong bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào và có thể bao gồm các món thực phẩm không dễ bị hư thối, ra đi ô chạy bằng pin hoặc quay tay, nước, đèn pin, pin, dụng cụ sơ cứu và bản sao thông tin quan trọng của bạn nếu bạn cần sơ tán. Để biết thêm thông tin về những vật dụng cần bao gồm trong đó, hãy truy cập Bộ Dụng cụ Phòng chống Tai ương Cơ bản bằng tiếng Anh tại  Ready.gov/kit
  • Làm Quen Vi Kế Hoch Dành Cho Các Trường Hp Khn Cp v Bc X trong Cng Đng Ca Bn: Kiểm tra với các quan chức địa phương, trường học của con bạn, nơi bạn làm việc, và những người khác để xem họ đã chuẩn bị như thế nào trong việc ứng phó với trường hợp khẩn cấp về bức xạ.
  • Làm Quen vi H Thng Báo Đng và Thông Báo Công Cng: Các hệ thống này sẽ được sử dụng để cảnh báo cho công chúng nếu xảy ra sự cố bức xạ. Nhiều cộng đồng có hệ thống cảnh báo qua việc nhắn tin bằng chữ hoặc email để thông báo khẩn cấp. Để tìm hiểu những cảnh báo nào có sẵn trong khu vực của bạn, hãy tìm trên Internet để biết tên thị trấn, thành phố hoặc tên quận của bạn và từ “alerts” (cảnh báo).
  • Xác Đnh Ngun Thông Tin Đáng Tin Cy: Xác định các nguồn thông tin đáng tin cậy ngay bây giờ và quay lại các nguồn đó trong trường hợp khẩn cấp để biết các tin nhắn và hướng dẫn. Thật không may là, chúng tôi biết từ các thảm họa và trường hợp khẩn cấp trước đây rằng một số nhỏ các cá nhân có thể nhân cơ hội này để tung tin sai lạc.

Kali Iodide (KI)

Không bao giờ dùng kali iodide (KI) hoặc đưa nó cho người khác trừ khi bạn được bộ y tế, các viên chức quản lý cấp cứu hoặc bác sĩ của bạn khuyên nên làm như vậy.

KI chỉ được phát trong trường hợp iốt phóng xạ đã được thải vào môi trường và nó chỉ bảo vệ tuyến giáp. KI hoạt động bằng cách lấp đầy tuyến giáp của một người bằng iốt ổn định để iốt phóng xạ có hại đã được phóng thích không được hấp thụ, làm giảm nguy cơ bị ung thư tuyến giáp trong tương lai.

Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) có một trang web dành riêng cho KI; các câu hỏi và câu trả lời dưới đây được lấy từ trang Kali Iodide (KI) của CDC: https://www.cdc.gov/nceh/radiation/emergencies/ki.htm  (trong ngôn ngữ tiếng Anh).

Kali Iodide Là Gì?

KI (kali iodide) không giữ cho iốt phóng xạ khỏi xâm nhập vào cơ thể và không thể đảo ngược các ảnh hưởng đến sức khỏe do iốt phóng xạ gây ra khi tuyến giáp bị tổn thương.

KI (kali iodide) chỉ bảo vệ tuyến giáp, không phải các bộ phận khác của cơ thể, cho khỏi bị iốt phóng xạ.

KI (kali iodide) không thể bảo vệ cơ thể cho khỏi bị các yếu tố phóng xạ khác ngoài iốt phóng xạ ra—nếu không có iốt phóng xạ, việc dùng KI không bảo vệ được và có thể gây hại.

Muối ăn và thực phẩm giàu iốt không chứa đủ iốt để ngăn iốt phóng xạ cho khỏi xâm nhập vào tuyến giáp của bạn. Không s dng mui ăn hoc thc ăn thay thế cho KI.

KI (kali iodide) hoạt động như thế nào?

Tuyến giáp không thể phân biệt được giữa iốt ổn định và iốt phóng xạ. Nó sẽ hấp thụ cả hai.

KI (kali iodide) ngăn iốt phóng xạ cho khỏi xâm nhập vào tuyến giáp. Khi một người dùng KI, iốt ổn định trong thuốc sẽ được tuyến giáp hấp thụ. Vì

KI chứa rất nhiều iốt ổn định, tuyến giáp trở nên “no đủ” và không thể hấp thụ thêm iốt—dù là ổn định hoặc phóng xạ— trong 24 giờ tới.

KI (kali iodide) có thể không bảo vệ được 100% cho một người để chống lại iốt phóng xạ. Sự bảo vệ sẽ gia tăng tùy thuộc vào ba yếu tố.

  • Thời gian sau khi bị nhiễm: Một người dùng KI càng sớm thì tuyến giáp sẽ càng có nhiều thời gian để “làm đầy” chất iốt ổn định.
  • Hấp thụ: Lượng iốt ổn định vào được tuyến giáp phụ thuộc vào tốc độ nhanh đến cỡ nào mà KI được hấp thụ vào máu.

Liều iốt phóng xạ: Giảm thiểu tổng lượng iốt phóng xạ mà một người tiếp xúc sẽ làm giảm lượng iốt phóng xạ có hại mà tuyến giáp có thể hấp thụ.

Nên thường xuyên dùng KI (kali iodide) như thế nào?

Dùng mt liu KI (kali iodide) mnh hơn, hoc dùng KI thường xuyên hơn so vi khuyến cáo, không mang li s bo v nhiu hơn và có th gây ra bnh nng hoc t vong.

Một liều KI (kali iodide) duy nhất bảo vệ tuyến giáp trong 24 giờ. Một liều một lần ở mức khuyến nghị thường là chỉ cần như thế để bảo vệ tuyến giáp.

Trong một số trường hợp, người ta có thể tiếp xúc với iốt phóng xạ trong hơn 24 giờ. Nếu điều đó xảy ra, các quan chức y tế công cộng hoặc quản lý trường hợp khẩn cấp có thể yêu cầu bạn uống một liều KI (kali iodide) mỗi 24 giờ trong vài ngày.

Tác dụng phụ của KI (kali iodide) là gì?

Tác dụng phụ của KI (kali iodide) có thể bao gồm khó chịu ở bao tử hoặc dạ dày ruột, phản ứng dị ứng, phát ban và viêm tuyến nước bọt.

Khi dùng theo khuyến cáo, KI (kali iodide) có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi hiếm gặp liên quan đến tuyến giáp.

Những tác dụng phụ hiếm gặp này có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu một người:

  • Dùng liều KI cao hơn liều khuyến cáo
  • Dùng thuốc trong vài ngày
  • Có bệnh giáp trạng từ trước.

Trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi) dùng nhiều hơn một liều KI (kali iodide) có nguy cơ mắc một bệnh gọi là suy giáp trạng (nồng độ hormone giáp trạng xuống quá thấp). Nếu không được điều trị, suy tuyến giáp có thể gây tổn thương não.

  • Trẻ sơ sinh nhận nhiều hơn một liều KI nên được kiểm tra mức hóoc môn giáp trạng và theo dõi bởi bác sĩ.
  • Tránh lặp lại liều KI cho trẻ sơ sinh.