Live stream bắt hội thánh dct ở thanh hóa

Công an tỉnh Thanh Hóa khám xét, thu giữ nhiều tài liệu của "Hội Thánh đức chúa trời mẹ". Ảnh tư liệu

Theo nắm bắt của Công an tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có khoảng 500 người đang hoạt động trong tổ chức này với 16 điểm sinh hoạt, tập trung phần lớn ở TP Thanh Hóa.

Theo cơ quan chức năng, những người tin theo "Hội Thánh đức chúa trời mẹ" thường ở độ tuổi từ 18 đến 50, phần nhiều là sinh viên, phụ nữ nội trợ. Các đối tượng cầm đầu thường lựa chọn mục tiêu là những người gặp khó khăn, bất trắc trong cuộc sống, ốm đau, làm ăn thua lỗ để tiếp cận, dụ dỗ lôi kéo tham gia hội.

Tại Thanh Hóa đã ghi nhận tình trạng tiếp cận với nạn nhân ở các quán cà phê, công viên cây xanh, hoặc núp bóng dưới hình thức tổ chức hội thảo hướng dẫn cách làm giàu, tuyên truyền mô hình kinh doanh đa cấp.

Người dân xem công an khám xét một tụ điểm của "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" tại phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa vào tháng 4-2018

"Hội Thánh đức chúa trời mẹ" xuất hiện tại Thanh Hóa vào năm 2015 và núp bóng dưới nhiều hình thức như bán hàng online, kinh doanh thiết bị điện, đồ gia dụng, máy lọc nước và làm từ thiện... để dụ dỗ, lôi kéo những người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình éo le, gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống tham gia, trong đó chủ yếu là phụ nữ, người già và học sinh, sinh viên…

Sau khi phát hiện, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp đấu tranh, xóa hàng chục điểm sinh hoạt đạo trái pháp luật của hội này; bắt, xử lý nhiều đối tượng cầm đầu có liên quan.

"Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ" tên chính thức và đầy đủ là "Hội thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin lành Thế giới" do Ahn Sahng Hong [1918 - 1985] sáng lập vào năm 1964 tại Hàn Quốc. Tòa thánh Roma đã ra nhiều văn thư lên án các sai lạc trong giải thích Kinh Thánh của "Hội Thánh đức chúa trời mẹ", coi đây là một "lạc giáo".

VOV.VN - Bắt nguồn từ Hàn Quốc và được du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2001, "Hội thánh đức chúa trời mẹ" là một tổ chức tôn giáo tự xưng, lấy kinh thánh làm giáo lý cơ bản, nhưng lại bị tẩy chay bởi chính cộng đồng tin lành giáo và không được pháp luật Việt Nam thừa nhận.

Thế nhưng bằng những thủ đoạn hoạt động tinh vi, nhắm vào các đối tượng yếu thế, Hội thánh đức chúa trời mẹ đang âm thầm bành trướng, gieo rắc những tư tưởng lệch lạc, phá hoại hạnh phúc nhiều gia đình và làm mất an ninh trật tự tự.

Tự xưng là một tổ chức tôn giáo có giáo lý, giáo luật, có tổ chức mạng lưới chặt chẽ, gồm người dẫn dắt, nhóm trưởng, khu vực trưởng, nhưng Hội thánh đức chúa trời mẹ lại tiếp cận với người dân, kêu gọi họ trở thành tín đồ bằng những hoạt động núp bóng trò chuyện thân tình, hội thảo truyền dạy cách làm giàu, thực hiện một cách lén lút âm thầm, chứ không hề công khai như các tôn giáo khác. Bằng thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo, một nạn nhân tại thành phố Thanh Hóa đã trở thành đối tượng nhóm truyền đạo trái phép nhắm tới.

Hoạt động của Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Khi chiêu bài dụ dỗ không đạt được mục đích, chúng quay sang dọa dẫm tín đồ. Nếu không theo, không đi sinh hoạt hội, không từ bỏ gia đình, bàn thờ tổ tiên, thì sẽ không được làm lễ vượt qua, khi chết bị đẩy xuống hồi lửa.

Những học thuyết ngụy biện về ngày tận thế, về Chúa tái lâm, liên tục được các đối tượng gieo rắc vào tư tưởng của tín đồ để họ tiếp tục tham gia hoạt động hội. Điều này là trái ngược hoàn toàn về nguyên tắc hoạt động của các tôn giáo trên thế giới. Không những thế, Hội thánh đức chúa trời mẹ còn yêu cầu mỗi người đã được làm lễ gia nhập, lễ ba ten, phải lôi kéo thêm ít nhất 1 người vào tổ chức, đồng thời phải dâng hiến 1/10 thu nhập mỗi tháng để duy trì hoạt động hội và để xây nhà trên trời, theo như chúng tuyên truyền.

Trung tá Lê Duy Dũng, Trưởng phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, khoản thu chi này cụ thể như thế nào thì không tín đồ nào được biết: "Các đối tượng điều hành hội thánh không rõ ràng trong việc thu chi, các quỹ hoạt động của Hội thánh, nó khác hoàn toàn so với Tin lành chính thống. Tin lành chính thống cũng có thu để phục vụ cho hoạt động của Hội Thánh. Tuy nhiên, người ta có Ban quản lý thu chi và công khai rất rõ ràng, minh bạch về tài chính. Đối với các trường hợp mà tham gia hội thánh này, khi vào hội thánh thì họ sẽ định hướng cho các trường hợp này là tham gia kinh doanh buôn bán hàng, nhưng bán hàng đa cấp, rồi kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và khi làm ăn có lời thì phải trích phần trăm cho hội thánh, còn khi làm ăn thua lỗ thì không được hội thánh hỗ trợ".

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có thời điểm khoảng 500 người hoạt động trong tổ chức tự xưng là Hội thánh đức chúa trời mẹ với 16 điểm sinh hoạt, tập trung phần lớn ở thành phố Thanh Hóa. Ông Hồ Việt Anh, Trưởng ban Tôn giáo, Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa cho biết, việc một số nhóm hội thánh Đức chúa trời mẹ sử dụng những phương thức, thủ đoạn để lôi kéo người tin theo đã vi phạm vào Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Ông Hồ Việt Anh cho biết: "Điều đầu tiên Ban Tôn giáo chúng tôi khẳng định, Hội Thánh Đức Chúa Trời mẹ chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động tôn giáo. Các điểm nhóm mang danh Hội thánh Đức chúa trời mẹ sinh hoạt, hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung. Việc một số nhóm hội thánh Đức chúa trời mẹ sử dụng những phương thức, thủ đoạn để lôi kéo người tin theo và ảnh hưởng đến gia đình, xã hội, đã vi phạm vào Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo".

Tôn giáo là hoạt động tinh thần của con người, được pháp luật thừa nhận, nhưng nhân danh tôn giáo để truyền bá tư tưởng sai lệch, trái với thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến đoàn kết gia đình, cộng đồng, có dấu hiệu trục lợi, là hành vi cần kiên quyết loại trừ. Và Hội thánh đức chúa trời mẹ chính là một trong những tổ chức như thế, bởi không một tôn giáo nào có thể xây dựng bền vững, trở thành đức tin của con người, trên cơ sở hoạt động không công khai và thiếu minh bạch./.

Chủ Đề