Loại cơ sở kinh doanh nào sau đây sử dụng hóa đơn GTGT khi bán hàng hóa dịch vụ

10:44 08/01/22

Hóa đơn giá trị gia tăng hay là Hóa đơn VAT là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp người bán là hộ kinh doanh thì có được xuất hóa đơn giá trị gia tăng hay không?

Nguồn: Internet

1. Hộ kinh doanh không được xuất hóa đơn giá trị gia tăng

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư 119/2014/TT-BTC [có hiệu lực đến 01/07/2022] thì:

“Điều 5. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:

“2. Các loại hóa đơn:

a]  Hóa đơn giá trị gia tăng [mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này] là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

- Hoạt động vận tải quốc tế;

- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;”

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Luật Thuế Giá trị gia tăng sửa đổi 2013:

Điều 1

4. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 10. Phương pháp khấu trừ thuế

[…]

2. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:

a] Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;

b] Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.”

Từ các quy định trên, thì hộ kinh doanh không thuộc trường hợp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, do đó, không được xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Trường hợp, hộ kinh doanh muốn xuất hóa đơn giá trị gia tăng thì có thể chuyển đổi loại hình sang doanh nghiệp. 

Mời quý thành viên xem chi tiết tại công việc và bài viết sau:

- Chuyển đổi Hộ kinh doanh thành doanh nghiệp;

- DN nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được hưởng nhiều ưu đãi từ 01/01/2018;

- Tổng hợp 10 trường hợp miễn lệ phí môn bài năm 2020.

2. Hộ kinh doanh xuất hóa đơn bằng cách nào?

Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 11 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, thì:

Điều 11. Đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế

1. Cơ quan thuế bán hóa đơn cho các đối tượng sau:

a] Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh [bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án].

Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.

b] Hộ, cá nhân kinh doanh;

c] Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.

d] Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;

đ] Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.”

Như vậy, hộ kinh doanh không thuộc trường hợp được xuất hóa đơn giá trị gia tăng nhưng thay vào đó thì hộ gia đình được mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng.

3. Thủ tục mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, thì hồ sơ đề nghị mua hóa đơn bao gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị mua hóa đơn;

- Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu của người có tên trong đơn hoặc người được ủy quyền;

- Văn bản cam kết về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư [giấy phép hành nghề] hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý: Khi đến mua hóa đơn, hộ, cá nhân mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế nơi mua hóa đơn.

Trách nhiệm của cơ quan thuế:

Cơ quan thuế bán hóa đơn cho hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng.

Số lượng hóa đơn bán cho hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển năm mươi [50] số cho mỗi loại hóa đơn.

Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế bán cho hộ, cá nhân kinh doanh hóa đơn lẻ [01 số] theo từng lần phát sinh và không thu tiền.

Vậy, hộ kinh doanh không được xuất hóa đơn giá trị gia tăng nhưng được mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in. Hộ kinh doanh có thể mua theo quyển 50 số hoặc mua hóa đơn lẻ theo từng lần phát sinh.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013;

- Thông tư 119/2014/TT-BTC;

- Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: 

 
 

Thúy Vy

6,258

Hộ kinh doanh cá thể có được xuất hóa đơn không? Cách xuất hóa đơn của hộ kinh doanh thế nào? Đó là những băn khoăn thường gặp của những người sắp thành lập hộ kinh doanh. Đây cũng là một trong những khác biệt lớn giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về hóa đơn của hộ kinh doanh cá thể.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh hóa đơn của hộ kinh doanh là các văn bản pháp luật sau:

  • Bộ Luật Dân sự năm 2015.
  • Thông tư 39/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Nội dung chính của hóa đơn thường bao gồm:

  • Tên loại hóa đơn;
  • Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn;
  • Tên liên hóa đơn;
  • Số thứ tự hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
  • Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ;
  • Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán [nếu có] và ngày, tháng, năm lập hóa đơn;
  • Tên tổ chức nhận in hóa đơn.

Hóa đơn bao gồm các loại sau:

  • Hóa đơn giá trị gia tăng
  • Hóa đơn bán hàng thông thường
  • Hóa đơn khác gồm: Tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm, phiếu thu cước vận chuyển hàng không,…
Xuất hóa đơn của hộ kinh doanh cá thể như thế nào ? – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Hóa đơn đỏ [hóa đơn VAT] được định nghĩa là một loại chứng từ thể hiện giá trị hàng bán hoặc giá trị dịch vụ cung cấp cho người mua, trên đó thể hiện đầy đủ thông tin người bán và người mua [tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ,…]. Giá trị hàng bán bao gồm cả tiền thuế giá trị gia tăng [GTGT] được khấu trừ. Loại hóa đơn này chỉ dành cho các tổ chức khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Trong khi đó Hộ kinh doanh không tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mà tính theo phương pháp trực tiếp lấy tỷ lệ phần trăm nhân với doanh thu. Do vậy, hộ kinh doanh không được phát hành hóa đơn đỏ [Hóa đơn VAT].

===>>> Xem thêm: Đặc điểm của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật

Vì không được kê khai, tính thuế GTGT, nên loại hóa đơn của hộ kinh doanh sử dụng là hóa đơn bán hàng trực tiếp.
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 11, Thông tư 39/2014/TT-BTC, hộ kinh doanh sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, tỷ lệ phần trăm nhân doanh thu thuộc đối tượng được mua hóa đơn của Cơ quan thuế.

===>>> Xem thêm: Các vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng.

Để mua hóa đơn của hộ kinh doanh, bạn cần đến Chi cục Thuế trực tiếp quản lý hộ kinh doanh và chuẩn bị các loại giấy tờ sau để mua hóa đơn:

  • Đơn đề nghị mua hóa đơn [ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC] [2 bản]
  • Bản cam kết Mẫu số CK01/AC [ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC] [2 bản]
  • Giấy Phép Kinh Doanh [sao y bản chính] [2 bản]
  • Giấy ủy quyền của giám đốc và chứng minh thư của người đi mua [nếu ủy quyền] [2 bản]

Khi đến mua hóa đơn, Hộ kinh doanh phải ghi hoặc đóng dấu vuông: Tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hoá đơn. [Nếu Hộ kinh doanh chưa có dấu vuông thì có thể hỏi cán bộ thuế nơi bạn mua hóa đơn, họ sẽ giới thiệu cho bạn nơi bán con dấu vuông].

Những hóa đơn bán hàng mà Hộ kinh doanh mua tại cơ quan thuế đã được cơ quan thuế thông báo phát hành, nên Hộ kinh doanh không phải làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn nữa.

Để mua hóa đơn của hộ kinh doanh lần thứ hai trở đi thì bạn chỉ cần chuẩn bị các giầy tờ sau:

  • Đơn đề nghị mua hóa đơn của hộ kinh doanh
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy ủy quyền của giám đốc và Chứng minh thư của người đi mua [nếu ủy quyền cho người khác đi mua.

Bạn lưu ý một số điểm sau khi mua hóa đơn cho hộ kinh doanh:

  • Số lượng hóa đơn cơ quan thuế bán cho hộ kinh doanh lần đầu tối đa là 01 quyển 50 số cho mỗi loại hóa đơn;
  • Đối với các lần mua sau, sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, tình hình khai kê khai nộp thuế và đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho hộ kinh doanh trong ngày với số lượng không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.
  • Trường hợp hộ kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì được mua hóa đơn lẻ [01 số] theo từng lần phát sinh và không phải nộp tiền.

===>>> Xem thêm: Cách tính thuế cho hộ kinh doanh.

Khi viết hóa đơn của hộ kinh doanh cần chú ý điền đầy đủ các thông tin dưới đây:

  • Đối với hoạt động bán hàng: Ngày tháng năm trong hoá đơn là ngày chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa.
  • Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ: Ngày tháng năm trong hoá đơn là ngày hoàn thành việc cung cấp dịch vụ
  • Đối với hoạt động xây dựng: Ngày tháng năm trong hoá đơn là ngày nghiệm thu bàn giao công trình, hạng mục công trình
  • Ở chỗ “Đơn vị bán hàng”: Ghi tên hộ kinh doanh bán hàng
  • Ở chỗ “Mã số thuế”: Ghi mã số thuế của bên bán hàng
  • Ở chỗ “Địa chỉ”: Ghi địa chỉ bên bán theo giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Ở chỗ “Điện thoại/Fax”: Ghi số điện thoại, số fax của đơn vị bên bán [nếu có]
  • Ở chỗ “Số tài khoản”: Ghi số tài khoản giao dịch đã đăng ký với cơ quan thuế theo mẫu 08
  • Ở chỗ “Họ tên người mua hàng”: Ghi họ và tên của người mua hàng, trường hợp người mua không lấy hóa đơn thì ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”
  • Ở chỗ “Tên đơn vị”:  Ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt của bên mua hàng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
  • Ở chỗ “Mã số thuế”: Ghi mã số thuế của bên mua hàng
  • Ở chỗ “Địa chỉ”: Ghi địa chỉ chính xác của bên mua theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế

Lưu ý: Nếu tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” => “P”; “Quận” => “Q”, “Thành phố” => “TP”, “Việt Nam” => “VN” hoặc “Cổ phần” => “CP”, “Trách nhiệm Hữu hạn” => “TNHH”, “Khu công nghiệp” => “KCN”, “Chi nhánh” => “CN”, “sản xuất” => “SX”, … nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường, phố/ thôn, xóm; phường/ xã; quận/huyện, tỉnh/thành phố. Những thông tin này phải xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Cách viết hóa đơn của hộ kinh doanh – Nguồn ảnh minh họa: Internet
  • Ở chỗ “Hình thức thanh toán” trong hóa đơn của hộ kinh doanh: Ghi “CK” nếu thanh toán qua ngân hàng và ghi “TM” nếu thanh toán bằng tiền mặt; trường hợp chưa xác định hình thức thanh toán ghi “TM/CK”.

Lưu ý: Những hóa đơn của hộ kinh doanh có tổng trị giá thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên thanh toán chuyển khoản thì người mua mới được khấu trừ thuế GTGT và được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

  • Ở chỗ “Số tài khoản”: Chỉ tiêu này có thể bỏ qua hoặc ghi số tài khoản của đơn vị, người mua hàng.
  • Ở chỗ “STT”: Ghi số thứ tự tăng dần [1,2,3…] của các loại hàng hóa, dịch vụ căn cứ hợp đồng
  • Ở chỗ “Tên hàng hóa, dịch vụ”: Ghi đầy đủ, chi tiết, chính xác tên của từng loại hàng hóa/ dịch vụ bán ra giống như tên hàng hóa lúc mua vào [theo đúng tên, ký hiệu, mã]
  • Ở chỗ “Đơn vị tính”: Ghi đơn vị tính của hàng hóa bán ra giống với đơn vị tính khi mua vào.. Nếu có sự thay đổi đơn vị tính thì phải có bảng qui đổi có xác nhận của nhà cung cấp.
  • Ở chỗ “Số lượng”: Ghi số lượng của hàng hóa/ dịch vụ bán ra
  • Ở chỗ “Đơn giá”:  Ghi giá bán của 1 đơn vị sản phẩm chưa bao gồm thuế GTGT
  • Ở chỗ “Thành tiền”: Ghi tổng số tiền [Tổng số tiền = đơn giá x số lượng]
  • Ở chỗ “Cộng tiền hàng”: Ghi tổng của các chỉ tiêu “Thành tiền”
  • Ở chỗ “Thuế suất thuế GTGT”: Ghi mức thuế suất của hàng hóa, dịch vụ là 0%, 5%, 10% tùy từng mặt hàng. Lưu ý: Các mặt hàng có thuế suất giống nhau thì mới được viết chung 1 hóa đơn
  • Ở chỗ “Tiền thuế GTGT”: Ghi tiền thuế GTGT [Tiền thuế GTGT = Cộng tiền hàng x Thuế suất thuế GTGT]

Lưu ý: Nếu hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế, miễn thuế thì gạch chéo “/” phần “Thuế suất thuế GTGT” và “Tiền thuế GTGT” [trường hợp viết hóa đơn giấy]. Đối với đơn vị sử dụng hóa đơn điện tử thì nội dung này sẽ được lược bỏ trên hóa đơn

  • Ở chỗ “Tổng tiền thanh toán”: Ghi tổng tiền thanh toán [Tổng tiền thanh toán = Cộng tiền hàng + Tiền thuế GTGT]; Chỉ được làm tròn số lẻ đến hàng đơn vị; Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam [Việt Nam đồng]

Người mua hàng ký và ghi rõ họ tên trong hóa đơn của hộ kinh doanh.

Trong hóa đơn của hộ kinh doanh cá thể, người viết hóa đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên. Đối với hóa đơn điện tử mục này sẽ là chữ ký số của đơn vị.

Như vậy, vì không được kê khai, tính thuế GTGT, nên loại hóa đơn của hộ kinh doanh sử dụng là hóa đơn bán hàng trực tiếp với cách viết theo hướng dẫn nêu trên.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề hóa đơn của hộ kinh doanh. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến hóa đơn của hộ kinh doanh, hãy gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật, để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới: .

===>>> Xem thêm:  A – Z về thành lập hộ kinh doanh sản xuất mỹ phẩm 

===>>> Xem thêm: So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Ngoài vấn đề xuất hóa đơn của hộ kinh doanh, Công ty Luật Thái An luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng mọi vấn đề pháp lý khác liên quan đến hộ kinh doanh cũng như các loại hình doanh nghiệp.

===>>> Xem thêm:

  • Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể
  • Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh

CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Giám đốc tại Công ty Luật Thái An

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Video liên quan

Chủ Đề