Logistics là gì chuỗi cung ứng

Do chuỗi cung ứng là một quá trình trải dài qua nhiều công đoạn, nhiều địa điểm và mất nhiều thời gian nên kiểm soát được các công đoạn như vậy là điều rất quan trọng để góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý quá trình di chuyển của hàng hóa qua các công đoạn trong chuỗi cung ứng. Việc quản lý bao gồm kiểm soát, theo dõi, hợp lý hóa và cải thiện luồng di chuyển của hàng hóa nói chung cũng như ở từng công đoạn cụ thể. Việc phối hợp và chuyển giao từ công đoạn này sang công đoạn khác một cách nhịp nhàng cũng rất quan trọng.

Quản lý chuỗi cung ứng thể hiện sự can thiệp mang tính chủ động của nhà quản lý đối với dòng hàng nhằm tối ưu hóa giá trị của chuỗi cung ứng. Kết quả của quá trình quản lý này là tìm ra và cắt giảm các chi phí bất hợp lý, đưa hàng hóa đến đích theo con đường hiệu quả và kinh tế nhất, gia tăng thêm giá trị cho hàng hóa ở mỗi công đoạn nếu có thể. Nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa quan tâm đến quản lý chuỗi cung ứng, do vậy làm gia tăng chi phí, giảm giá trị của sản phẩm, thất thoát hàng hóa, lượng hàng tồn kho cao

2. Phân biệt giữa logistics và chuỗi cung ứng ở những điểm gì?

Trong một số trường hợp, logistics và chuỗi cung ứng được dùng tương đương và thay thế lẫn nhau. Nhưng thực tế hai khái niệm này có những điểm khác biệt. Chuỗi cung ứng thường dùng để chỉ một chuỗi các hoạt động có liên hệ nối tiếp với nhau trong quá trình hình thành nên một sản phẩm và đưa sản phẩm ấy đến người dùng. Trong khi logistics nhấn mạnh đến việc vận hành, tác động vào chuỗi hoạt động đó để tạo nên hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Ở một góc độ khác, chuỗi cung ứng nói lên sự quan tâm của bản thân doanh nghiệp sản xuất - thương mại đối với quá trình vận động của hàng hóa trong nội bộ doanh nghiệp của mình. Còn logistics được dùng để chỉ dịch vụ do các doanh nghiệp chuyên nghiệp cung cấp. Với nghĩa này, logistics là một ngành dịch vụ hay ngành kinh doanh. Có thể hình dung chuỗi cung ứng như một dây chuyền sản xuất bánh quy, còn logistics là quá trình đưa nguyên liệu bột mỳ, đường, sữa, bơ vào nhào trộn, đổ ra khuôn, đưa qua lò nướng và chuyển vào đóng gói.

3. Logistics cung ứng và logistics phân phối có quan hệ thế nào với nhau?

Từ góc độ một doanh nghiệp sản xuất, logistics có thể chia thành 3 công đoạn:

 - Logistics cung ứng (procurement logistics)

 - Logistics sản xuất (production logistics)

- Logistics phân phối (distribution logistics) Logistics cung ứng là tất cả các công việc để tập hợp nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào chuẩn bị cho hoạt động sản xuất. Logistics sản xuất là các công việc nhằm đưa nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu vào phục vụ sản xuất một cách tối ưu, đạt hiệu quả cao nhất. Logistics phân phối là việc đưa các sản phẩm của doanh nghiệp đến tay khách hàng. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp là một nguyên liệu, bán thành phẩm thì khách hàng của doanh nghiệp là một doanh nghiệp khác, nếu sản phẩm là hàng tiêu dùng thì khách hàng là người tiêu dùng. Như vậy logistics phân phối của một doanh nghiệp này cũng có thể trùng với logistics cung ứng của doanh nghiệp khác.

Trong các công đoạn trên, logistics cung ứng và logistics phân phối là những khâu thực hiện ở bên ngoài doanh nghiệp sản xuất, và doanh nghiệp sản xuất có thể thuê các đơn vị dịch vụ logistics chuyên nghiệp thực hiện giúp mình. Với logistics sản xuất, doanh nghiệp chỉ có thể thuê doanh nghiệp bên ngoài tư vấn giúp mình phương án, còn tự mình phải tổ chức thực hiện mới mong đạt được kết quả mong muốn. Với doanh nghiệp thương mại, công đoạn thứ hai hầu như không có, chỉ có logistics cung ứng (đi cùng với hoạt động gom hàng) và logistics phân phối (bán hàng).

4. Logistics đầu vào và logistics đầu ra là gì?

Logistics đầu vào (inbound logistics) là quá trình vận chuyển, lưu giữ, giao nhận hàng hóa đến một doanh nghiệp - là một cách gọi khác của logistics cung ứng. Logistics đầu ra (outbound logistics) là quá trình vận chuyển, lưu giữ, giao nhận hàng hóa từ doanh nghiệp ra bên ngoài đến các đối tác tiếp nhận - là một cách gọi khác của logistics phân phối.. Công việc điển hình của inbound logistics là tìm mua và thu gom nguyên liệu, vật tư, trong khi công việc điển hình của outbound logistics là phân phối sản phẩm. Mặc dù có những điểm tương đồng, nhưng inbound logistics và outbound logistics có những đặc điểm khác nhau. Với inbound logistics, dòng hàng hóa (nguyên liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm) từ nhiều nhà cung cấp chảy về một điểm, còn với outbound logistics, hàng hóa (sản phẩm) từ một điểm chạy về nhiều điểm (nhà phân phối) khác nhau. Do vậy, việc lập kế hoạch và đảm bảo hàng hóa lưu chuyển nhanh gọn, không bị nhầm lẫn, hư hỏng ở mỗi quá trình cũng sẽ khác nhau.

5. Thế nào là logistics thu hồi?

Thông thường, khi hàng hóa giao đến tay khách hàng là được coi kết thúc một quá trình logistics. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sau đó hàng hóa lại phát sinh một số vấn đề và có nhu cầu đưa ngược lại từ khách hàng đến người sản xuất hoặc phân phối. Ví dụ một chiếc máy giặt sau một thời gian sử dụng có tình trạng hỏng hóc, hoạt động kém chất lượng, cần chuyển lại cho nhà sản xuất hoặc đơn vị được ủy quyền để bảo hành, sửa chữa hoặc đổi cái mới. Quá trình này cần thực hiện nhanh chóng để đảm bảo quyền lợi và đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Khi bình gas cạn, người nội trợ gọi cho đại lý phân phối gas. Nhân viên giao hàng đem bình gas mới đến và nhận lại bình gas đã cạn. Tương tự, việc thu hồi container rỗng từ nhà máy về cảng, trả lại hàng hóa dư thừa, quá hạn sử dụng cho nhà sản xuất cũng là những hoạt động của logistics thu hồi. Logistics thu hồi (reverse logistics) là các hoạt động nhằm đưa hàng hóa từ khách hàng về lại người sản xuất hoặc phân phối nhằm bảo hành, sửa chữa, thay thế, tái chế, hủy bỏ. Hoạt động này có thể đi kèm với các hoạt động xử lý khủng hoảng, quan hệ với truyền thông để góp phần giữ gìn hình ảnh của doanh nghiệp sản xuất và phân phối. Chiến dịch thu hồi điện thoại Galaxy Note 7 trên toàn cầu của hãng Samsung là một hoạt động logistics thu hồi đáng để tham khảo.

6. Thế nào là dịch vụ logistics khép kín?

Dịch vụ logistics khép kín, hay dịch vụ logistics tích hợp, hay dịch vụ logistics trọn gói, là dịch vụ logistics bao gồm toàn bộ hay gần như toàn bộ các công đoạn của quá trình logistics, từ khâu lập kế hoạch, mua nguyên vật liệu cho đến vận chuyển, cung ứng cho các nhà máy, phân xưởng, sau đó đưa sản phẩm đến các đối tác là nhà phân phối hay người tiêu dùng. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics khép kín hoặc sẽ phải có quy mô lớn (ví dụ sở hữu cả đội xe, cả nhà kho, có bộ phận làm dịch vụ giao nhận, chuyển phát, thuê tàu, bảo hiểm, v.v...), hoặc phải có trình độ quản lý và uy tín để kết nối, thuê lại các nhà cung cấp dịch vụ riêng lẻ và đảm bảo sự kết nối suôn sẻ giữa các nhà cung cấp dịch vụ đó. Doanh nghiệp dịch vụ logistics khép kín thường sẽ có mối quan hệ bền chặt với khách hàng do hoạt động của họ đã trở thành một bộ phận khăng khít trong hoạt động của doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh. Nhìn chung, doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa đủ sức cung cấp dịch vụ logistics khép kín. Trong khi đó, đây lại là ưu thế của các doanh nghiệp logistics FDI.

7.Khái niệm logistics park.

Logistics park tạm dịch là khu logistics. Đây không phải là một trung tâm logistics đơn thuần mà tập hợp nhiều trung tâm logistics và công trình phụ trợ, có tác dụng liên kết, bổ sung cho nhau để tạo nên một tổ hợp có khả năng cung cấp các dịch vụ logistics đa dạng, hoàn chỉnh. Trong logistics park có thể có cả các khu nhà ở, cơ sở đào tạo, trạm phát điện, trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, v.v... để phục vụ cho các trung tâm logistics. Từ park trong cụm từ này có thể so sánh tương tự như industrial park (khu công nghiệp), hi-tech park (khu công nghệ cao).

8. Logistics đô thị là gì? Có đặc điểm gì khác với logistics thông thường?

Logistics đô thị là một phân nhánh của logistics nói chung, để chỉ quá trình vận chuyển, giao nhận, lưu giữ hàng hóa trong các thành phố, nơi có mật độ đường sá dày đặc, phương tiện đông đúc nên tốc độ di chuyển chậm, mất nhiều thời gian để đưa hàng hóa đến đích. Đặc điểm của logistics đô thị là sự đa dạng về phương tiện vận chuyển, trong đó phương tiện chủ yếu là xe tải với các kích cỡ khác nhau. Đặc điểm thứ hai là sự đa dạng về địa hình trong thành phố và tình trạng tắc đường, kẹt xe làm cho thời gian giao hàng khó đảm bảo chính xác. Logistics đô thị đặc biệt được các nhà quản lý siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, ngân hàng, các cơ sở sản xuất nằm trong thành phố quan tâm. Các doanh nghiệp chuyển phát nhanh, giao hàng mua sắm qua mạng  cũng hết sức lưu ý đến hình thức logistics này. Mở rộng hơn, logistics đô thị có thể được dùng để nói đến việc hợp lý hóa vận chuyển trong đô thị nói chung, bao gồm cả hàng hóa và con người. Với nghĩa này, các tuyến vận chuyển hành khách như xe buýt, tàu điện, tàu điện ngầm là một phần của logistics đô thị.

9. Chủ hàng là ai?

Chủ hàng là những doanh nghiệp có hàng hóa cần vận chuyển, bất kể đó là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại. Đây cũng chính là nhóm doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics đã đề cập ở phần trên. Tên gọi chủ hàng thường dùng để phân định với chủ tàu, tức là các hãng tàu biển, ngày nay là các nhà vận chuyển nói chung. Quan hệ giữa chủ hàng và chủ tàu vừa là quan hệ hợp tác, vừa là quan hệ đấu tranh. Chủ hàng cần có chủ tàu để giúp chuyên chở hàng hóa đến các địa điểm mong muốn, chủ tàu cần có chủ hàng để có công ăn việc làm, có doanh thu. Nhưng nếu chủ tàu đưa ra giá dịch vụ vận chuyển quá cao, hoặc lạm dụng vị thế độc quyền của mình để bắt ép chủ hàng thì chủ hàng lại phải đấu tranh đòi giảm giá hoặc bãi bỏ các điều kiện bất hợp lý. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã hình thành các hiệp hội của chủ hàng và chủ tàu để tập hợp tiếng nói của các doanh nghiệp có cùng lợi ích, tạo sức mạnh đàm phán lớn hơn với nhóm doanh nghiệp bên kia. Ngày nay, với sự lớn mạnh của đội ngũ doanh nghiệp dịch vụ logistics, mối quan hệ trên trở thành quan hệ tay ba giữa chủ hàng, chủ tàu và doanh nghiệp dịch vụ logistics.

Chuỗi cung ứng là làm gì?

Chuỗi cung ứng hay Supply chain một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng (Consumer).

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành gì?

Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứngngành học hướng đến việc lập kế hoạch, vận hành, quản lý, thiết kế nâng cao hiệu quả toàn bộ hệ thống kết nối từ dòng cung ứng nguyên vật liệu, kỹ thuật, sản xuất, công nghệ, phân phối thị trường nhằm đảm bảo 7-right (right customer, right cost, right place, right quantity, ...

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ra trường làm gì?

Cử nhân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có cơ hội việc làm rộng mở ở các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực kinh doanh, như: các cơ quan Nhà nước hải quan, thuế, các công ty vận tải đa phương thức, những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, hãng hàng không, công ty xuất nhập khẩu,…

Logistics có nghĩa là gì?

Logistics là khâu trung gian để đưa hàng hoá (sản phẩm hoặc dịch vụ) đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Nó sẽ bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu.