Lỗi đi trên vỉa hè phạt bao nhiêu năm 2024

Hiện nay, ở các thành phố lớn, các tuyến đường vào các giờ cao điểm thường bị ùn tắc. Người dân có xu hướng “leo” lên vỉa hè để chạy cho nhanh hơn và thoáng hơn. Nhưng hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật, không những thế gây mất mỹ quan đô thị, hư hỏng vỉa hè vì vỉa hè được xây dựng để đi bộ nếu thường xuyên chạy xe lên thì sẽ gây ra hiện tượng bể vỡ gạch lát, thậm chí có thể gây tai nạn. Thế nhưng có nhiều người không biết hành vi đi xe trên vỉa hè là vi phạm. Vậy mức phạt lỗi đi xe trên vỉa hè bao nhiêu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé!

  • Thông tư 04/2008/TT-BXD;
  • Luật Giao thông đường bộ 2008 ;
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Vỉa hè là gì?

Vỉa hè [hay còn gọi là hè phố] là phần dọc theo hai bên đường, thường được lắp gạch chuyên dùng và là phần đường dành riêng cho người đi bộ.

Như vậy, vỉa hè không phải là phần đường cho các phương tiện khác mà chỉ dành cho ngu các phương tiện khác đi trên vỉa hè đều là hành vi vi phạm luật giao thông [trừ việc đi lên vỉa hè để vào nhà]. Ngày nay, việc tuyên truyền khẩu hiệu “Không đi trên hè phố”, “Không lấn chiếm vỉa hè”,… đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên việc làm này cũng không thể ngăn được tình trạng các phương tiện giao thông đi trên vỉa hè, lấn chiếm phần đường của người đi bộ.

Thực trạng đi xe trên vỉa hè

Ở các thành phố lớn, tình trạng tắc đường xảy ra thường xuyên trong giờ cao điểm thì việc người điều khiển xe máy “leo” lên vỉa hè không phải là chuyện hiếm. Trên thực tế, hành vi này xảy ra khá thường xuyên.

Tuy nhiên, đây là hành vi trái luật.

Cụ thể, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Theo Thông tư 04/2008/TT-BXD, hè [hay vỉa hè, hè phố] là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.

Như vậy, vỉa hè không phải là phần đường dành cho ô tô, xe máy. Chính vì thế, dù lí do tắc đường hay vì bất cứ lí do gì [trừ đi lên hè để vào nhà] thì việc ô tô, xe máy đi trên vỉa hè đều không đúng với quy định của pháp luật.

Nếu vi phạm, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt. Mức phạt đối với lỗi đi xe trên vỉa hè tăng mạnh từ năm 2020 theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Người lái xe tham gia giao thông cần đảm bảo điều kiện nào?

Tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

  • Đăng ký xe;
  • Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Mức phạt lỗi đi xe trên vỉa hè

Điều kiện về độ tuổi và sức khỏe khi tham gia giao thông

Theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định tuổi, sức khỏe của người lái xe cụ thể:

[1] Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

  1. Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
  1. Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
  1. Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc [FB2];
  1. Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc [FC];

đ] Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc [FD];

  1. Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

[2] Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Mức phạt lỗi đi xe trên vỉa hè

Theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, ô tô điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà sẽ bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng.

Điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định này cũng quy định xe máy điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.

Ngoài ra, ô tô điều khiển xe đi trên vỉa hè còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đi xe trên vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè để bán hàng, đỗ xe… trái quy định của pháp luật đang gây mất mỹ quan đô thị trầm trọng, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông đối với người đi bộ.

Đỗ xe ô tô trên vỉa hè bị phạt thế nào?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính từ 800.000 – 01 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online.

Tuy nhiên, theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ 01/7/2020, tài xế ô tô có thể đỗ xe một phần trên hè phố nếu gặp biển I.408a – “Nơi đỗ xe một phần trên hè phố”. Đây là biển chỉ dẫn cho phép bạn đỗ một phần xe trên vỉa hè.

Để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe một phần trên hè phố rộng sẽ được đặt biển số I.408a. Với yêu cầu phải đỗ từ 1/2 thân xe trở lên trên vỉa hè. Và khoảng cách, chiều dài nơi đỗ xe có thể được xác định giới hạn bằng vạch kẻ trên đường, xe phải đỗ sao cho các bánh xe phía ghế phụ trên hè phố.

Ngoài ra, biển này có thể đặt vuông góc theo chiều hướng đi hoặc đặt song song và có hiệu lực từ vị trí đặt biển.

Như vậy, đi xe trên vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè để bán hàng, đỗ xe… trái quy định của pháp luật đang gây mất mỹ quan đô thị trầm trọng, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông đối với người đi bộ. Do đó, so với trước đây, mức phạt đối với ô tô, xe máy đi trên vỉa hè đều tăng, đặc biệt tăng mạnh đối với ô tô.

Video giải đáp thắc mắc đi xe trên vỉa hè bị phạt bao nhiêu?

Mức phạt lỗi đi xe trên vỉa hè

Mời bạn xem thêm các bài viết sau:

  • Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Xử phạt khi không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như thế nào?
  • Mẫu hợp đồng thuê lại đất tại Đà Nẵng

Khuyến nghị:

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư Đà Nẵng, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Luật sư Đà Nẵng sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Mức phạt lỗi đi xe trên vỉa hè hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ Thủ tục Giải chấp sổ đỏ Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Đi lên vỉa hè bị phạt bao nhiêu?

Như vậy theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì hành vi leo lề hay còn gọi là hành vi điều khiển xe đi trên hè phố sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 400.000 - 600.000 đồng đối với người điều khiển xe. Trân trọng!

Đi lên lẹ phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021: Với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy leo lề, vỉa hè sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng,trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để ...

Đỗ xe không đúng quy định phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Trường hợp đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Xe ô tô đậu trên vỉa hè phạt bao nhiêu tiền?

Cụ thể, mức phạt đỗ xe ô tô trên vỉa hè trái quy định hoặc đỗ xe ở nơi có biển “Cấm đỗ xe” bị phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng. Trong trường hợp người điều khiển dừng, đỗ xe trái quy định gây ùn tắc giao thông thì sẽ chịu mức phạt từ 1-2 triệu đồng.

Chủ Đề