Lợi ích của mạng máy tính mang lại là trắc nghiệm

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Lý thuyết Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính [hay, chi tiết]

Câu 1: Trong các thiết bị dưới đây, thiết bị nào không phải là thiết bị mạng?

A. Modem

B. Vỉ mạng

C. Webcam

D. Hub

Hiển thị đáp án

thiết bị kết nối mạng như vỉ mạng, hub, bộ chuyển mạch, modem, bộ định tuyến.Webcam là thiết bị được gắn trực tiếp trên máy tính.

→ Đáp án B

Câu 2: Mạng không dây được kết nối bằng

A. Bluetooth

B. Sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại…

C. Cáp điện

D. Cáp quang

Hiển thị đáp án

Mạng không dây sử dụng đường truyền không dây như sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại…

→ Đáp án B

Câu 3: Một máy tính ở Hà Nội kết nối với một máy tính ở thành phố Hồ Chí Minh để có thể sao chép tệp và gửi thư điện tử.Theo em, được xếp vào những loại mạng nào?

A. Mạng có dây

B. Mạng WAN

C. Mạng LAN

D. Mạng không dây

Hiển thị đáp án

Mạng diện rộng [WAN – Wide Area Network] chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng. Phạm vi diện rộng có thể là một khu vực như một tòa nhà, phạm một tỉnh, một quốc gia hoặc có quy mô toàn cầu. Mạng diện rộng thường kết nối các mạng LAN. Vì vậy một máy tính ở Hà Nội kết nối với một máy tính ở thành phố Hồ Chí Minh để có thể sao chép tệp và gửi thư điện tử được xếp vào loại mạng WAN.

→ Đáp án B

Câu 4: Vai trò của máy chủ là gì?

A. Quản lí các máy trong mạng

B. Điều hành các máy trong mạng

C. Phân bố các tài nguyên trong mạng

D. Tất cả các câu đều đúng

Hiển thị đáp án

Máy chủ thường là máy có cấu hình mạnh, được cài đặt các chương trình dùng để điều khiển toàn bộ việc quản lí và phân bổ các tài nguyên trên mạng với mục đích dùng chung.

→ Đáp án D

Câu 5: Mạng máy tính là:

A. Tập hợp các máy tính nối với nhau bằng các thiết bị mạng

B. Tập hợp các máy tính

C. Mạng Internet

D. Mạng LAN

Hiển thị đáp án

Mạng máy tính là tập hợp các máy tính kết nối được nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua phương tiện truyền dẫn [các thiết bị mạng] tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu phần mềm, máy in,…

→ Đáp án A

Câu 6: Mạng máy tính được phân ra làm mấy loại?

A. Mạng có dây và mạng không dây, mạng cục bộ và mạng diện rộng

B. Mạng có dây và mạng không dây

C. Mạng kiểu hình sao và mạng kiểu đường thẳng

D. Mạng LAN và mạng WAN

Hiển thị đáp án

Tùy theo cách kết nối và phạm vi mạng mà người ta phân loại mạng máy tính thành mạng có dây và mạng không dây, mạng cục bộ và mạng diện rộng.

→ Đáp án A

Câu 7: Hãy nêu các thành phần cơ bản của mạng máy tính:

A. Thiết bị kết nối mạng, môi trường truyền dẫn, thiết bị đầu cuối và giao thức truyền thông

B. Máy tính và internet

C. Máy tính, dây cáp mạng và máy in

D. Máy tính, dây dẫn, modem và dây điện thoại

Hiển thị đáp án

các thành phần cơ bản của mạng máy tính: thiết bị kết nối mạng [vỉ mạng, hub, bộ chuyển mạch, modem, bộ định tuyến…], môi trường truyền dẫn [dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh…], thiết bị đầu cuối [máy tính, máy in…] và giao thức truyền thông [quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng].

→ Đáp án A

Câu 8: Hơn 100 máy tính ở ba tầng liền nhau của một toàn nhà cao tầng, được nối với nhau bằng dây cáp mạng để chia sẻ dữ liệu và máy in. Theo em, được xếp vào những loại mạng nào?

A. Mạng có dây

B. Mạng không dây

C. Mạng WAN và mạng LAN

D. Mạng LAN

Hiển thị đáp án

Mạng có dây là mạng sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây cáp [cáp đồng trục, cáp xoắn, cáp quang…]. Vì vậy hơn 100 máy tính ở ba tầng liền nhau của một toàn nhà cao tầng, được nối với nhau bằng dây cáp mạng để chia sẻ dữ liệu và máy in là mạng có dây.

→ Đáp án A

Câu 9: Nêu các kiểu mạng?

A. Mạng kiểu đường thẳng, hình sao và kiểu vòng

B. Mạng LAN, WAN, kiểu đường thẳng và kiểu vòng

C. Mạng kiểu đường thẳng

D. Mạng kiểu đường thẳng và kiểu vòng

Hiển thị đáp án

Câu 10: : Khi kết nối nhiều máy tính thành mạng máy tính, chúng ta được những lợi ích gì dưới đây:

A. Có thể dùng chung các thiết bị phần cứng

B. Có thể dùng chung các phần mềm và dữ liệu

C. Có thể trao đổi thông tin giữa các máy tính qua thư điện tử

D. Tất cả các lợi ích trên

Hiển thị đáp án

Khi kết nối nhiều máy tính thành mạng máy tính, chúng ta được những lợi ích như có thể dùng chung các thiết bị phần cứng, có thể dùng chung các phần mềm và dữ liệu, có thể trao đổi thông tin giữa các máy tính qua thư điện tử hoặc phần mềm trò chuyện trực tuyến.

→ Đáp án D

Xem thêm các bài Lý thuyết và Câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Tin học 9 hay khác:

  • Lý thuyết & 140 câu trắc nghiệm Tin học 9
  • Giải Sách bài tập Tin học 9

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tin học 9 | Soạn Tin học lớp 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tin học lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-1-tu-may-tinh-den-mang-may-tinh.jsp

Câu hỏi: Lợi ích của mạng máy tính là gì?

Trả lời:

Các lợi ích cùa mạng máy tính, đó là:

– Dùng chung dữ liệu: có thề sao chép dữ liệu từ máy này sang máy khác hoặc lưu dữ liệu tập trung ở máy chủ, từ đó người dùng trên mạng có thể truy cập đến khi cần thiết;

– Dùng chung các thiết bị phần cứng: Chia sẻ máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa và nhiều thiết bị khác để người dùng trên mạng có thề dùng chung;

– Dùng chung các phần mềm: Có thể cài đặt phần mềm lên máy tính để người dùng trên mạng dùng chung. Nó sẽ giúp tiết kiệm đáng kể;

– Trao đổi thông tin: Có thể trao đổi thông tin giữa các máy tính thông qua thư điện từ [e-mail] hoặc phần mềm trò chuyện trực tuyến [chat].

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về mạng máy tính các em nhé!

Mạng máy tính là cơ sở của giao tiếp trong CNTT. Chúng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau và có thể bao gồm nhiều loại mạng khác nhau. Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được kết nối với nhau để chúng có thể chia sẻ thông tin. Mạng máy tính xuất hiện từ những năm 1960 và đã trải qua một chặng đường phát triển dài kể từ đó.

I. Giới thiệu chung về mạng máy tính

Mạng máy tính là một số các máy tính được nối kết với nhau theo một cách nào đó nhằm mục đích để trao đổi chia sẻ thông tin cho nhau với những ưu điểm:

+ Nhiều người có thể dùng chung một một thiết bị ngoại vi [máy in, modem..], một phần mềm.

+ Dữ liệu được quản lý tập trung nên an toàn hơn, sự trao đổi thông tin dữ liệu giữa những người dùng sẽ nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn. Người dùng có thể trao đổi thư tín với nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng.

+ Có thể cài đặt Internet trên một máy bất kỳ trong mạng, sau đó thiết lập, định cấu hình cho các máy khác có thể thông qua máy đã được cài đặt chương trình share Internet để cũng có thể kết nối ra Internet.

+ Mang lại khả năng giao tiếp bằng email, video, nhắn tin nhanh và nhiều phương pháp khác.

+ Có thể chia sẻ file, phần mềm và chương trình điều hành trên các hệ thống từ xa.

II. Mạng máy tính đang phát triển như thế nào?

- Mạng ngày nay cung cấp nhiều thứ hơn là kết nối. Các tổ chức đang bắt tay vào chuyển đổi kỹ thuật số. Mạng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự chuyển đổi này và thành công của các tổ chức. Các loại kiến ​​trúc mạng đang phát triển để đáp ứng những nhu cầu này bao gồm:

- Do phần mềm xác định [Software-defined Network - SDN]: Để đáp ứng các yêu cầu mới trong thời đại "kỹ thuật số", kiến trúc mạng đang phát triển theo hướng có thể lập trình, tự động và mở hơn. Trong các mạng do phần mềm xác định, việc định tuyến lưu lượng được điều khiển tập trung thông qua các cơ chế dựa trên phần mềm. Điều này giúp mạng phản ứng nhanh chóng với các điều kiện thay đổi.

- Dựa trên mục đích [Intent-based Network - IBN]: Xây dựng dựa trên các nguyên tắc SDN, mạng dựa trên mục đích không chỉ mang lại sự nhanh chóng, mà còn thiết lập một mạng để đạt được những mục tiêu mong muốn, bằng cách tự động hóa các hoạt động một cách rộng rãi, phân tích hiệu suất của nó, xác định các khu vực có vấn đề, cung cấp bảo mật toàn diện và tích hợp với nhiều quy trình kinh doanh.

- Ảo hóa: Cơ sở hạ tầng mạng vật lý bên dưới có thể được phân vùng một cách hợp lý, để tạo ra nhiều mạng "lớp phủ". Mỗi mạng logic này có thể được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu cụ thể về bảo mật, chuẩn QoS và nhiều yêu cầu khác.

- Dựa trên bộ điều khiển: Network controller [bộ điều khiển mạng] rất quan trọng đối với việc mở rộng và bảo mật mạng. Bộ điều khiển tự động hóa các chức năng mạng bằng cách chuyển mục đích kinh doanh sang cấu hình thiết bị và chúng giám sát thiết bị liên tục để giúp đảm bảo hiệu suất và bảo mật. Bộ điều khiển đơn giản hóa hoạt động và giúp tổ chức đáp ứng các yêu cầu kinh doanh thay đổi.

- Tích hợp đa miền: Các doanh nghiệp lớn hơn có thể xây dựng các mạng riêng biệt, còn được gọi là networking domain, cho văn phòng, mạng WAN và trung tâm dữ liệu của mình. Các mạng này giao tiếp với nhau thông qua bộ điều khiển của chúng. Những tích hợp liên mạng hoặc đa miền như vậy thường liên quan đến việc trao đổi các thông số hoạt động có liên quan để giúp đảm bảo đạt được những kết quả kinh doanh mong muốn trên các domain mạng.

III.Mạng máy tính hoạt động như thế nào?

- Các thiết bị chuyên dụng như thiết bị switch, router và access point [điểm truy cập] tạo thành nền tảng của mạng máy tính.

+ Switch kết nối và giúp bảo mật nội bộ máy tính, máy in, máy chủ và các thiết bị khác với mạng trong gia đình hoặc tổ chức. Điểm truy cập là switch kết nối thiết bị với mạng mà không cần sử dụng dây cáp.

+ Router [bộ định tuyến] kết nối mạng này với các mạng khác và hoạt động với vai trò điều phối. Các thiết bị này phân tích dữ liệu được gửi qua một mạng, chọn các tuyến đường tốt nhất cho nó và gửi nó đến vị trí đích. Router kết nối ngôi nhà và doanh nghiệp của bạn với thế giới, cũng như giúp bảo vệ thông tin khỏi các mối đe dọa bảo mật bên ngoài.

- Mặc dùswitch và router khác nhauở một số khía cạnh, nhưng một điểm khác biệt chính là cách chúng xác định thiết bị cuối. Switch Layer 2 xác định duy nhất một thiết bị bằng địa chỉ MAC "đã ghi sẵn" của nó. Router Layer 3 xác định duy nhất kết nối mạng của thiết bị bằng địa chỉ IP được chỉ định bởi mạng.

- Ngày nay, hầu hết các thiết bị switch đều bao gồm một số cấp độ chức năng định tuyến. Địa chỉ MAC và IP tương ứng xác định duy nhất các thiết bị và kết nối mạng trong một mạng.Địa chỉ MAC là một số được nhà sản xuất thiết bị gán cho interface card mạng [Network Interface Card- NIC]. Địa chỉ IP là một số được gán cho kết nối mạng.

- Mạng máy tính ngày nay cung cấp nhiều thứ khác ngoài khả năng kết nối. Các tổ chức đang bắt tay vào chuyển đổi kỹ thuật số, trong đó mạng máy tính đóng vai trò rất quan trọng đối với sự chuyển đổi này và thành công của doanh nghiệp.

IV. Phân loại mạng máy tính

- Mạng máy tính có thể được phân bố trong các phạm vi khác nhau, người ta có thể phân ra các loại mạng như sau:

- Mạng máy tính có thể được phân bố trong các phạm vi khác nhau

1.LAN[Local Area Network]là mạng cục bộ, kết nối các máy tính trong một khu vực bán kính hẹp, thường thì khoảng vài trăm mét. Môi trường truyền thông có tốc độ kết nối cao, như cáp xoắn, cáp đồng trục, cáp quang. Mạng LAN thường được sử dụng trong nội bộ của một cơ quan, một tổ chức. Các LAN kết nối lại với nhau thành mạng WAN.

2.WAN[Wide Area Network]là mạng diện rộng, kết nối máy tính trong nội bộ quốc gia, hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông. Các WAN kết nối với nhau thành GAN.

3.GAN[Global Area Network]kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh.

4.MAN[Metropolitan Area Network] kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố. Kết nối được thực hiện thông qua môi trường truyền thông tốc độ cao [50/100 Mb/s].

5.PAN[Personal Area Networks]là mạng dựa trên không gian làm việc của một cá nhân. Thiết bị của cá nhân là trung tâm của mạng và các thiết bị khác được kết nối với nó. Ngoài ra còn có các mạng PAN không dây.

6.HAN[Home Area Networks] kết nối các thiết bị trong môi trường gia đình. Nó có thể bao gồm máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy in, TV và các thiết bị khác.

7.CAN[Campus Area Network]là một mạng LAN hoặc tập hợp các mạng LAN được kết nối, do một cơ quan chính phủ, trường đại học, công ty hoặc những tổ chức tương tự sử dụng và thường là mạng trên một tập hợp các tòa nhà nằm gần nhau.

8.Enterprise Private Network[mạng riêng doanh nghiệp] được một công ty sử dụng để kết nối các địa điểm khác nhau và giúp chúng có thể chia sẻ tài nguyên.

9.Internetwork[liên mạng] kết nối các mạng khác nhau lại để xây dựng một mạng lớn hơn. Thuật ngữ Internetworking thường được sử dụng để mô tả việc xây dựng một mạng lớn, toàn cầu.

10.BBN[Backbone Network] - Backbonelà một phần của mạng kết nối các phần khác nhau và cung cấp đường dẫn thông tin được trao đổi.

Video liên quan

Chủ Đề