Lớp 5 có được dụng máy tính không

GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI I- MỤC TIÊU : Giúp học sinh : - Làm quen với việc sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và tính phần trăm. Lưu ý : HS lớp 5 chỉ sử dụng máy tính bỏ túi khi GV cho phép. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Mỗi HS 1 máy tính bỏ túi [nếu không đủ thì mỗi nhóm 4 em sử dụng 1 máy tính]. III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A] Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 2 HS lên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS - 2 HS lên bảng B] Giới thiệu bài mới : 1] Giới thiệu bài : - GV giới thiệu bài. - HS nghe 2] Làm quen với máy tính bỏ túi : -GV yêu cầu học sinh quan sát máy tính bỏ túi và hỏi: em thấy có những gì ở bên ngoài chiếc máy tính bỏ túi ? - HS nêu theo quan sát của mình. - GV hỏi : Hãy nêu những phím em đã biết trên bàn phím ? - Một số HS nêu trước lớp - Dựa vào nội dung các phím, em hãy cho biết máy tính bỏ túi có thể dùng làm gì ? - HS nêu ý kiến - GV giới thiệu chung về máy tính bỏ túi như phần bài học SGK - HS theo dõi 3] Thực hiện các phép tính bằng máy tính bỏ túi : - GV yêu cầu HS ấn phím ON/C trên bàn phím và nêu: bấm này dùng để khởi động cho máy làm việc - HS thao tác theo yêu cầu của GV - GV nêu yêu cầu : chúng ta cùng sử dụng máy tính để làm phép tính 25,3 + 7,09 - GV hỏi : Có bạn nào biết để thực hiện phép tính trên chúng ta phải bấm những phím nào không ? - HS phát biểu ý kiến - GV tuyên dương nếu HS nêu đúng, sau đó yêu cầu HS cả lớp thực hiện, nếu HS không nêu đúng thì GV đọc từng phím cho HS cả lớp bấm theo. - GV yêu cầu HS đọc kết quả xuất hiện trên màn hình - GV nêu cách bấm máy + Bấm số thứ nhất + Bấm dấu phép tính [ +, - , x , ] 2 5 . 3 + 7 . 0 9 = + Bấm số thứ hai + Bấm dầu = Sau đó đọc kết quả xuất hiện trên màn hình. 4] Thực hành * Bài 1 : - GV cho HS tự làm bài - HS thao tác với máy tính bỏ túi và viết kết quả phép tính vào vở bài tập - GV có thể yêu cầu HS nêu các phím bấm để thực hiện mỗii phép tính trong bài. * Bài 2 : - 1 HS đọc đề bài toán - GV yêu cầu HS đọc đề toán - HS nêu các phím bấm - GV gọi 1 HS nêu cách sử sụng máy tính bỏ túi để chuyển phân số thành số thập phân - GV cho cả lớp làm bài rồi nêu kết quả. * Bài 3 : - GV yêu cầu HS tự viết rồi đọc biểu thức trước lớp - HS viết và nêu biểu thức : 4,5 x 6 - 7 = - GV yêu cầu HS nêu giá trị của biểu thức - HS bấm máy tính để tìm giá trị của biểu thức rồi nêu trước lớp C] Củng cố, dặn dò : GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà tự thực hiện luyện tập các phép với máy tính bỏ túi. 3 : 4 = 43SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I- MỤC TIÊU : Giúp học sinh : - Rèn kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi. - Ôn tập các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Mỗi HS 1 máy tính bỏ túi [nếu không đủ thì mỗi nhóm 1 máy tính bỏ túi]. III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A] Kiểm tra bài cũ : - GV đọc một số phép tính cho HS bấm máy tính bỏ túi và nêu kết quả. - GV nhận xét và cho điểm HS B] Giới thiệu bài mới : 1] Giới thiệu bài : - GV giới thiệu bài. - HS nghe 2] Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm a] Tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40 - GV nêu yêu cầu : Chúng ta cùng tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40 - HS nghe - GV yêu cầu 1 HS nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40 + Tìm thương 7 : 40 + Nhân thương đó với 100 rồi viết kí hiệu % vào bên phải thương - GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện bước tìm thương 7 : 40 - HS thao tác với máy tính và nêu : 7 : 40 = 0,175 - GV hỏi : Vậy tỉ số phần trăm của 7 và 40 là bao nhiêu phần trăm ? - HS nêu : Tỉ số phần trăm của 7 và 40 là 17,5% - GV giới thiệu : Chúng ta có thể thực hiện cả hai bước khi tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40 bằng máy tính bỏ túi. Ta lần lượt bấm các phím sau : - HS lần lượt bấm các phím theo lời đọc của GV : - GV yêu cầu HS đọc kết quả trên màn hình - Kết quả trên màn hình là 17,5 - GV nêu : Đó chính là 17,5% b] Tính 34% của 56 : - GV nêu vấn đề : Chúng ta tìm 34% của 56 - GV yêu cầu HS nêu cách tìm 34% của 56 - 1 HS nêu trước lớp các bước tìm 34% của 56 : + Tìm thương 56 : 100 + Lấy thương vừa tìm được nhân với 34 - GV yêu cầu HS sử dụng máy tính để tính : 56 x 34 : 100 Hoặc : + Tìm tích 56 x 34 7  4 0 % + Chia tích vừa tìm được cho 100 - GV yêu cầu HS sử dụng máy tính để tính 56 x 34 : 100 - HS tính và nêu : 56 x 34 : 100 = 19,04 - GV nêu : thay vì bấm 10 phím : khi sử dụng máy tính bỏ túi để tìm 34% của 56 ta chỉ việc bấm các phím : - GV yêu cầu HS thực hiện bấm máy tính bỏ túi để tìm 34% của 54. - HS thao tác với máy tính c] Tìm một số biết 65% của nó bằng 78 : - GV nêu vấn đề: Tìm một số khi biét 65% của nó bằng 78 - GV yêu cầu HS nêu cách tìm một số khi biết 65% của nó là 78 - HS nêu : + Lấy 78 : 65 + Lấy tích vừa tìm được nhân với 100 - GV yêu cầu HS dùng máy tính bỏ túi để thực hiện tính 78 : 65 x 100 - HS bấm máy tính và nêu kết quả : 78 : 65 x 100 = 120 3] Thực hành : * Bài 1 : - GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta tính gì ? - Tính tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số HS của một số trường. 4  1 0 5 6 x 3 0 = 4 % 5 6 x 3 - GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bỏ túi để tính rồi ghi kết qủa vào vở - HS làm bài vào vở bài tập * Bài 2 : - GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như làm bài tập 1 * Bài 3 : - GV gọi HS đọc đề bài toán, sau đó yêu cầu các em tự làm bài. - HS làm bài vào vở bài tập, dùng máy tính bỏ túi để tính. C] Củng cố, dặn dò : GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà tự ôn tập các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm.

Mua máy tính cây bác ơi. Mua laptop nó có tính di động. Bảo là con ko được chơi máy khi chưa đc bố mẹ cho phép nhưng mình mà đi vắng cái là cno mở ra xem nhoay nhoáy thôi. Mua máy cây là ổn nhất. Ko thể mang dấu mang diếm đi đâu đc mà nếu mình muốn quản lý cũng dễ hơn

Ngày nay, việc sử dụng máy tính cầm tay trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Bên cạnh sự tiện dụng, nhanh chóng và độ chính xác khá cao. Nhiều người tự hỏi rằng, liệu có nên cho trẻ em sử dụng máy tính bỏ túi hay không? Hãy cùng thảo luận về vấn đề này nhé!

THỰC TRẠNG TRẺ EM VIỆT NAM LẠM DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI

Nếu như ngày trước, việc sử dụng máy tính bỏ túi rất ít xuất hiện trong quy trình làm toán của học sinh mà đa phần là phải tính nhẩm hoặc giải tay thì hiện nay, có vẻ, việc lạm dụng máy tính bỏ túi đang xuất hiện ở nhiều học sinh.

Nếu như ở bậc Tiểu học, gần như các em học sinh chỉ biết tính tay, tính nhẩm tất cả các bài toán, công thức. Thì khi lên THCS, trong khi đây là lứa tuổi tốt nhất để phát triển tư duy suy luận, thì trong sách lại dạy sẵn cách sử dụng máy tính bỏ túi.

Dần dần điều này trở thành thói quen khiến nhiều em thậm chí quên cả những phép tính đơn giản. Đến bậc THPT thì mọi thứ đã ăn sâu vào lối sống của các em, luôn luôn cần máy tính bỏ túi để làm toán.

NHỮNG HẬU QUẢ DO LẠM DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI

Trong toán học, kỹ năng tính nhẩm là kỹ năng vô cùng cần thiết giúp cho học sinh tư duy nhanh, nhạy bén cũng như tập cho các em tính kiên nhẫn.

Máy tính bỏ túi xuất hiện chỉ như một loại công cụ hỗ trợ con người thực hiện các phép tính một cách nhanh hơn và chính xác hơn. Tuy nhiên, trước tình trạng nhiều học sinh đang quá lạm dụng việc sử dụng máy tính bỏ túi như hiện nay thì chúng ta cần quan tâm về vấn đề này hơn vì rõ ràng, nó có thể làm trẻ em bị phụ thuộc, lười suy nghĩ cũng như ảnh hưởng đến khả năng tư duy nếu xét về lâu về dài.

Bên cạnh đó, việc ỷ lại máy tính còn khiến nhiều học sinh lơ là việc học. Cụ thể, nhiều công thức dù đã được dạy trên lớp nhưng vì lười biếng, ỷ lại nên không thèm ghi nhớ những công thức đó.

Ý KIẾN VỀ VIỆC CHO TRẺ EM SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI

Con người sáng tạo ra máy móc để phục vụ mục đích của mình

PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp trong buổi toạ đàm về giáo dục cho biết ý kiến của mình về việc học sinh đang sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán một cách thường xuyên.

Ông cho rằng, trong việc học Toán, khi giải quyết các vấn đề, học sinh phải làm các phép tính. Khi đó, các em có thể sử dụng các công cụ khác nhau, trong đó có máy tính bỏ túi. Như vậy, máy tính cầm tay là công cụ giúp học sinh tính toán, nhờ đó, các em giải quyết được vấn đề toán học nhanh hơn.

Ông cũng đưa ra giả thuyết, nếu dạy Toán chú trọng việc tính toán thì không nên cho học sinh sử dụng máy tính bỏ túi. Ngược lại, nếu ta coi trọng việc phát triển tư duy, năng lực giải quyết vấn đề thì nên cho học sinh sử dụng sớm, thậm chí từ lớp 1.

PGS.TS còn khẳng định trước lo ngại về việc con người bị phụ thuộc vào máy móc: Con người sáng tạo ra máy móc để phục vụ mục đích của mình!

Không nên để trẻ em sử dụng máy tính bỏ túi quá sớm

Cô Trần Thúy Hằng, giáo viên dạy môn toán khối 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa [TP.HCM], cho rằng khi đã hiểu ra được ý nghĩa của một phép toán hợp lý, học sinh sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề nhanh nhạy, tăng hứng thú trong học tập. Tuy nhiên, việc học sinh quá lạm dụng vào máy tính bỏ túi, lâu dần thành thói quen phụ thuộc sẽ khiến các em lười động não, khó có thể hoàn thành bài tập một cách nhanh nhạy nếu bị yêu cầu tính nhẩm.

Việc sử dụng máy tính bỏ túi quá sớm không chỉ khiến học sinh mất tính nhanh nhạy, giảm tư duy logic mà còn khiến các em thiếu tự tin, hổng kiến thức. Cụ thể, có những học sinh sử dụng máy tính bỏ túi rất sớm dẫn đến hậu quả là không thuộc hết bảng cửu chương, thậm chí không biết cách đặt tính cộng, trừ, nhân, chia ra sao. Điều này hết sức nguy hiểm đối với khả năng học tập của các em.

Vấn đề cho trẻ sử dụng máy tính cầm tay ở Anh Quốc

Học sinh tiểu học tại Anh Quốc thì bị hạn chế dùng máy tính bỏ túi vì các nhà giáo dục tại đây lo lắng rằng việc tiếp cận máy tính bỏ túi sớm sẽ làm giảm khả năng thực hiện những phép tính đơn giản ở trẻ.

Người ta cũng tin rằng nên yêu cầu các giáo viên không được cho phép học sinh dưới 9 tuổi dùng máy tính bỏ túi ở các trường công lập. Điều này giúp cung cấp một nền tảng toán hoc cơ bản cho mọi trẻ em và trên hết, chúng cũng ngăn chặn việc tạo ra một thế hệ quá thành thạo công nghệ và phụ thuộc quá mức vào công nghệ.

KẾT LUẬN VỀ VIỆC ĐỂ TRẺ SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI TỪ SỚM

Không thể phủ nhận rằng, tiện ích khi sử dụng máy tính bỏ túi sẽ giải quyết nhiều vấn đề, nhất là trong tính toán, làm việc của mỗi người. Tuy nhiên, lạm dụng máy tính cầm tay ở lứa tuổi học đường đã khiến cho không ít học sinh dần trở nên trì trệ, lệ thuộc và ỷ lại.

Vì vậy, nhìn chung, chúng ta nên xem xét một mốc thời gian phù hợp để bắt đầu cho trẻ em bắt đầu sử dụng máy tính bỏ túi trong quá trình giải toán. Chúng ta cần chắc chắn trẻ em đã nhuần nhuyễn tất cả các kiến thức cơ bản trước khi nhờ đến các công cụ khác mà cụ thể là máy tính bỏ túi để giải quyết vấn đề.

Tất nhiên, ở mỗi vấn đề thì đều có những ý kiến trái chiều gây tranh cãi. Câu hỏi có nên cho trẻ em sử dụng máy tính bỏ túi không cũng thế. Mặc dù mỗi ý kiến đều có những lý lẽ thuyết phục riêng nhưng vì lợi ích lâu dài của các em, thiết nghĩ chúng ta cần tránh để trẻ tiếp xúc với máy tính bỏ túi từ quá sớm rồi dẫn đến việc lạm dụng các công cụ làm ảnh hưởng đến sự phát triển các kỹ năng của trẻ.

Video liên quan

Chủ Đề