Luật bóng chuyền hơi 2023

[Phù Ninh]-Nhân Kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh [2/9/1945 - 2/9/2022] và xã đón chuẩn nông thôn mới. Ngày 27/8, xã An Đạo đã tổ chức Khai mạc Giải bóng chuyền hơi Nam, nữ chào mừng Lễ công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội xã, cùng đông đảo bà con nhân dân trong và ngoài xã đã đến dự


Giải bóng chuyền hơi Nam, nữ chào mừng Lễ công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức vòng loại trong 2 ngày 27 và 28/8. Vòng chung kết sẽ được tổ chức ngày 04/9/2022; với sự tham gia của trên 200 vận động viên đến từ 19 đội bóng chuyền hơi nam, nữ của 11 khu hành chính trong toàn xã. Tại giải lần này các đội bóng thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm, lựa chọn hai đội nhất, nhì của mỗi bảng vào thi đấu vòng Chung kết. Với tinh thần giao lưu thể thao vui, khỏe, các vận động viên đã tham gia thi đấu hết mình và cống hiến cho khán giả nhiều những trận đấu hay, các pha bóng và đường truyền đẹp để lại nhiều phấn kích trong lòng khán giả.


Việc tổ chức các hoạt động thể thao, nhằm khơi dậy niềm tự hào, khích lệ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã tiếp tục chung sức, đồng lòng gìn giữ và nâng cao hơn nữa các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đồng thời thúc đẩy phong trào luyện tập thể dục, thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại, khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.



Trường Sơn- TTVHTTDL&TT

Luật thi đấu bóng chuyền mới nhất năm 2022. Sau đây, thegioithethao.vn sẽ gửi tới các bạn đọc chi tiết luật bóng chuyền đang được các giải đấu áp dụng phổ biến hiện nay.

    1. Giới thiệu về môn bóng chuyền
    2. Các thể thức thi đấu bóng chuyền
    3. Chương 1: Sân bãi và dụng cụ thi đấu bóng chuyền
      1. Điều 1: Quy định Sân thi đấu
      2. ĐIều 2: Lưới và cột lưới
      3. Điều 3: Quả bóng chuyền trong thi đấu
    4. Chương 2: Những thành phần tham gia trận đấu bóng chuyền
      1. Điều 4: Đội bóng
    5. Chương 3: Thể thức và thi đấu bóng chuyền
      1. Điều 6: Được 1 điểm, thắng 1 điểm và thắng 1 trận
      2. Điều 7: Tổ chức trận đấu
    6. Chương 4: Hoạt động thi đấu
      1. Điều 8: Trạng thái thi đấu
      2. Điều 9: Động tác chơi bóng
    7. Những lỗi hay gặp trong thi đấu bóng chuyền

Giới thiệu về môn bóng chuyền

Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu giữa hai đội chơi trên một sân có lưới phân cách ở giữa. Có nhiều hình thức chơi cho từng trường hợp cụ thể phù hợp với tất cả mọi người. Mục đích cuộc chơi là đánh bóng qua trên lưới sao cho bóng chạm sân đối phương và ngăn không cho đối phương làm tương tự như vậy với mình. Mỗi đội được chạm bóng 3 lần để đưa bóng sang sân đối phương [không kể lần chắn bóng]. Bóng vào cuộc bằng phát bóng do vận động viên phát bóng qua lưới sang sân đối phương. Một pha bóng chỉ kết thúc khi bóng chạm sân đấu, ra ngoài hoặc một đội bị phạm lỗi. Trong bóng chuyền, đội thắng mỗi pha bóng được một điểm [tính điểm trực tiếp]. Khi đội đỡ phát bóng thắng một pha bóng, đội đó ghi được một điểm đồng thời giành được quyền phát bóng và các vận động viên đội đó thực hiện di chuyển xoay vòng theo chiều kim đồng hộ một vị trí.

Các thể thức thi đấu bóng chuyền

a. Bóng chuyền thi đấu[bóng chuyền da, thi đấu trong nhà thi đấu] bao gồm:

  • Bóng chuyền nam
  • Bóng chuyền nữ

b. Bóng chuyền hơi [ bóng bơm hơi, có trọng lượng nhẹ] phù hợp cho luyện tập thể dục thể thao

  • Bóng chuyền hơi nam
  • Bóng chuyền hơi nữ
  • Bóng chuyền hơi người cao tuổi

c. Bóng chuyền bãi biển Được tổ chức và thi đấu trên bãi biển, nền cát. Đi vào chủ đề chính là luật thi đấu bóng chuyền, thì chúng ta có 2 thể loại chính là luật bóng chuyền da”những giải đấu chính thức cấp đội tuyển quốc gia” và luật bóng chuyền hơi được tổ chức mang tính phong trào, tại Việt Nam luật bóng chuyền hơi được sở TDTT ban hành.

Nắm được luật bóng chuyền sẽ giúp bạn biết cách chơi, đồng thời tránh được việc phạm lỗi khi chơi bóng chuyền. Dưới đây là luật bóng chuyền mới nhất được cập nhật trong năm 2022. Mời các bạn đón đọc bài viết chi tiết dưới đây của Thế Giới Thể Thao để hiểu rõ hơn về luật thi đấu bóng chuyền nhằm tránh những lỗi vi phạm đáng tiếc trong thi đấu bóng chuyền.

Chương 1: Sân bãi và dụng cụ thi đấu bóng chuyền

Điều 1: Quy định Sân thi đấu

1.1. Kích thước

  • Sân thi đấu hình chữ nhật, kích thước sân bóng chuyền là 18 x 9m, xung quanh là khu tự do rộng ít nhất 3m về tất cả mọi phía. Khoảng không tự do là khoảng không gian trên khu sân đấu không có vật cản nào ở chiều cao tối thiểu 7m tính từ mặt sân.
  • Khu tự do của các cuộc thi đấu thế giới của FIVB rộng tối thiểu 5m từ đường biên dọc và 8m từ đường biên ngang. Khoảng không tự do phải cao tối thiểu 12,5m tính từ mặt sân.

1.2. Mặt sân

  • Mặt sân phải phẳng, ngang bằng và đồng nhất. Mặt sân không có bất kỳ nguy hiểm nào gây chấn thương cho vận động viên. Cấm thi đấu trên mặt sân gồ ghề hoặc trơn. Mặt sân của các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB chỉ được làm bằng gỗ hoặc chất liệu tổng hợp. Các loại mặt sân đều phải được FIVB công nhận trước.
  • Mặt sân thi đấu trong nhà phải là màu sáng. Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB các đường biên phải là màu trắng. Sân đấu và khu tự do phải có màu sắc khác biệt nhau.
  • Độ dốc thoát nước cho phép của mặt sân là 5mm/m. Cấm dùng các vật liệu cứng để làm các đường giới hạn trên sân.
  • Mặt sân bóng chuyền thường được sử dụng bằng gỗ, thảm sân bóng chuyền hoặc bằng sơn thể thao chuyên nghiệp. [ Xem thêm tại bài viết: Quy trình thi công sân bóng chuyền]

1.3. Các đường trên sân

  • Bề rộng các đường trên sân là 5cm có màu sáng khác với màu sân và bất lỳ đường kẻ nào khác
  • Các đường biên: Hai đường biên dọc và hai đường biên ngang giới hạn sân đấu. Các đường này nằm trong phạm vi kích thước sân đấu
  • Đường giữa sân: Trục đường giữa sân chia sân đấu ra làm hai phần bằng nhau, mỗi phần 9 x 9m, đương nhiên bề rộng của đường giữa sân chia đều cho mỗi bên. Đường này chạy dưới lưới nối hai đường biên dọc với nhau.
  • Đường tấn công: Ở mỗi bên sân có một đường tấn công được kẻ song song với đường giữa sân tính từ mép sau đường tấn công tới trục của đường giữa là 3m, để giới hạn khu trước [khu tấn công]. Trong những cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB, đường tấn công được kéo dài thêm từ các đường biên dọc 5 vạch ngắt quãng, mỗi vạch dài 15cm, rộng 5cm, cách nhau 20cm và tổng độ dài là 175cm

ĐIều 2: Lưới và cột lưới

Chiều dài của lưới:

  • Lưới được căng ngang trên đường giữa sân. Chiều cao mép trên của lưới nam là 2,43m và của nữ là 2,24m.
  • Chiều cao của lưới phải được đo ở giữa sân. Hai đầu lưới ở trên đường biên dọc phải cao bằng nhau và không cao hơn chiều cao quy định 2cm.

Đọc thêm: Kích thước trụ lưới bóng chuyền đầy đủ và chi tiết nhất.

Cấu tạo của lưới:

  • Lưới màu đen, dài 9,50 - 10m, rộng 1m, đan thành các mắt lưới hình vuông mỗi cạnh 10cm [mỗi bên đầu lưới kể từ mép ngoài băng giới hạn lưới có 1 khoảng dài từ 0,25m đến 0,5m]
  • Viền suốt mép trên lưới là một băng vải trắng gấp lại rộng 7cm. Hai đầu băng vải có một lỗ để luồn dây buộc vào cọc lưới. Luồn một sợi dây cáp mềm bên trong băng vải trắng tới hai cọc lưới để căng mép trên của lưới. Hai đầu băng viền mép trên của lưới có hai lỗ và dùng hai dây để buộc kéo vào cột giữ căng vải băng mép trên lưới. Viền suốt mép dưới lưới là một băng vải trắng gấp lại rộng 5cm, trong luồn qua một dây buộc giữ căng phần dưới của lưới vào hai cột.

Băng giới hạn

  • Là hai băng trắng dài 1m, rộng 5cm đặt ở hai bên đầu lưới thẳng góc với giao điểm của đường biên dọc và đường giữa sân. Băng giới hạn là một phần của lưới.

Ăng-ten

  • Ăng ten là thanh tròn dẻo đường kính 10mm dài 1,8m làm bằng sợi thủy tinh hoặc chất liệu tương tự
  • Phần ăng ten cao hơn lưới 80cm, được sơn xen kẽ các đoạn màu tương phản nhau, mỗi đoạn dài 10cm, tốt nhất là màu đỏ và trắng.
  • Ăng ten thuộc phần của lưới và giới hạn 2 bên của khoảng không gian bóng qua trên lưới

 Cột lưới

  • Cột căng giữ lưới đặt ở ngoài sân cách đường biên dọc 0,50 - 1,00m, cao 2,55m, có thể điều chỉnh được.
  • Cột lưới tròn và nhẵn, được cố định chắc xuống đất, không dùng dây cáp giữ. Cấm cột lưới có các dụng cụ phụ trợ nguy hiểm

Điều 3: Quả bóng chuyền trong thi đấu

Các tiêu chuẩn bóng:

  • Bóng phải là hình cầu tròn, làm bằng da mềm hoặc da tổng hợp, trong có ruột bằng cao su hoặc chất liệu tương tự. Màu sắc của bóng phải đồng màu, hoặc phối hợp các màu.
  • Chất liệu da tổng hợp và phối hợp các màu của bóng dùng trong các cuộc thi đấu quốc tế phải theo đúng chuẩn mức của FIVB.
  • Chu vi của bóng: 65 - 67cm, trọng lượng của bóng là 260 - 280g. Áp lực trong của bóng: từ 0,30 đến 0,325 kg/cm2 [4,26 – 4,61psi], [294,3 - 318,82mbar hoặc hPa]

Tính đồng nhất của bóng

  • Mọi quả bóng dùng trong một trận đấu phải có cùng chu vi, trọng lượng, áp lực, chủng loại, màu sắc ... [Điều 3.1]. Các cuộc cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB, Vô địch quốc gia hay vô địch Liên đoàn phải dùng bóng được FIVB công nhận, trừ khi FIVB cho phép khác.

Xem thêm những thông tin thú vị khác về quả bóng chuyền tại bài viết: Kích thước quả bóng chuyền, bạn quan tâm đến mua hàng, hãy tham khảo ngay: Bảng giá quả bóng chuyền mới nhất 2022.

Chương 2: Những thành phần tham gia trận đấu bóng chuyền

Điều 4: Đội bóng

Thành phần của đội bóng

  • Một đội gồm tối đa 12 vận động viên, 1 huấn luyện viên trưởng, 1 huấn luyện viên phó, một săn sóc viên và một bác sĩ
  • Một vận động viên của đội [trừ Libero] là đội trưởng trên sân phải được ghi rõ trong biên bản thi đấu
  • Chỉ các vận động viên đã đăng ký trong biên bản thi đấu mới được phép vào sân và thi đấu. Khi huấn luyện viên và đội trưởng đã ký vào biên bản thi đấu thì không được thay đổi thành phần đăng ký của đội nữa

Trang phục

  • Trang phục thi đấu của một vận động viên gồm: áo thể thao, quần đùi, tất và giày thể thao.
  • Áo, quần đùi và tất của toàn đội phải đồng bộ, sạch sẽ và đồng màu [trừ vận động viên Libero, Điều 4.1; 20.2].
  • Giày bóng chuyền phải nhẹ, mềm, đế bằng cao su hay bằng da và không có đế gót. Trọng tài thứ nhất phải kiểm tra sự thống nhất trang phục của từng đội bóng và buộc phải thực hiện đúng điều này. Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB cho người lớn, cấm sử dụng giầy đế đen. Áo, quần đùi phải theo đúng tiêu chuẩn của FIVB.
  • Áo vận động viên phải đánh số từ 1 đến 18. 4.3.3.1. Số áo phải ở giữa ngực và giữa lưng. Màu sắc và độ sáng của số phải tương phản với màu sắc và độ sáng của áo
  • Số trước ngực phải cao ít nhất là 15cm, số sau lưng ít nhất là 20cm. Nét số phải rộng tối thiểu 2cm. Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB, phải in số áo của vận động viên ở ống quần đùi bên phải. Số phải cao từ 4 - 6cm, nét số rộng ít nhất 1cm.
  • Trên áo đội trưởng dưới số trước ngực phải có một vạch khác màu sắc 8 x 2cm [Điều 5.1]. 
  • Cấm vận động viên cùng đội mặc trang phục khác màu nhau [trừ vận động viên Libero] và/hoặc áo không có số chính thức [Điều 19.2].

 Những đồ vật bị cấm

  • Cấm mang các đồ vật gây chấn thương hoặc tạo trợ giúp cho vận động viên.
  • Vận động viên có thể mang kính cá nhân và tự chịu trách nhiệm về việc này.

Chương 3: Thể thức và thi đấu bóng chuyền

Điều 6: Được 1 điểm, thắng 1 điểm và thắng 1 trận

Được 1 điểm:

  • Bóng chạm sân đối phương [Điều 8.3; 10.1.1].
  • Do đội đối phương phạm lỗi [Điều 6.1.2] .
  • Đội đối phương bị phạt [Điều 16.2.3; 21.3.1].
  • Phạm lỗi Khi một đội có hành động đánh bóng sai luật hoặc phạm luật bằng hành động nào khác thì trọng tài thổi còi phạm lỗi, xét mức phạm lỗi và quyết định phạt theo luật.
  • Nếu hai hay nhiều lỗi xảy ra liên tiếp thì chỉ tính lỗi đầu tiên.
  •  Nếu hai đội cùng phạm hai hoặc nhiều lỗi thì xử hai đội cùng phạm lỗi. Đánh lại pha bóng đó [Hiệu tay 11.23]. 
  • Hậu quả của thắng một pha bóng. Một pha bóng là chuỗi các hành động đánh bóng tính từ thời điểm người phát bóng đánh chạm bóng đến khi trọng tài thổi còi "bóng chết" [Điều 8.1; 8.2].
  • Nếu đội phát bóng thắng pha bóng đó thì đội phát bóng được một điểm và tiếp tục phát bóng.
  • Nếu đội đối phương đỡ phát bóng thắng pha bóng đó thì đội đó được một điểm và giành quyền phát bóng.

Dành cho bạn: Kỹ thuật phát bóng chuyền cơ bản.

Thắng 1 hiệp:

  • Đội thắng một hiệp [trừ hiệp thứ 5 - hiệp quyết thắng] là đội được 25 điểm trước và hơn đội kia ít nhất 2 điểm. Trường hợp hòa 24 - 24, phải đấu tiếp cho đến khi hơn nhau 2 điểm [26 - 24, 27 - 25...] [Điều 6.3.2] 

Thắng 1 trận:

  • Đội thắng một trận là đội thắng 3 hiệp [Điều 6.2].
  • Trong trường hợp hòa 2 - 2, hiệp quyết thắng [hiệp 5] đấu đến 15 điểm và đội thắng phải hơn ít nhất 2 điểm [Điều 7.1; 15.4.1].

Điều 7: Tổ chức trận đấu

Bắt thăm:

  • Trước trận đấu, trọng tài thứ nhất cho bắt thăm để chọn quyền ưu tiên đội nào phát bóng trước và đội nào chọn sân ở hiệp thứ 1 [Điều 12.1.1]. Nếu thi đấu hiệp thứ 5, phải tiến hành bắt thăm lại [Điều 6.3.2].
  • Tiến hành bắt thăm với sự có mặt của hai đội trưởng hai đội [Điều 5.1].
  • Đội thắng khi bắt thăm được chọn:  Quyền phát bóng hoặc đỡ phát bóng hoặc chọn sân. Đội thua lấy phần còn lại
  • Nếu hai đội khởi động riêng, đội nào phát bóng trước được khởi động trên lưới trước

Khởi động

  • Trước trận đấu, nếu các đội đã khởi động tại sân phụ thì được cùng khởi động với lưới là 6 phút; nếu không có thể là 10 phút, theo điều 7.2.1
  •  Nếu [cả] hai đội trưởng yêu cầu khởi động riêng với lưới thì thời gian cho mỗi đội khởi động là 3 hoặc 5 phút, theo Điều 7.2.1.

Chương 4: Hoạt động thi đấu

Điều 8: Trạng thái thi đấu

  • Bóng trong cuộc tính từ lúc trọng tài thứ nhất thổi còi cho phép phát bóng, người phát đánh chạm bóng đi [Điều 12.3].
  • Bóng ngoài cuộc [bóng chết]:
  • Bóng ngoài cuộc tính từ thời điểm một trong hai trọng tài thổi còi bắt lỗi. Không tính phạm lỗi tiếp sau tiếng còi đã bắt lỗi của trọng tài.
  • Bóng trong sân là khi bóng chạm sân đấu kể cả các đường biên [Điều 1.1; Điều 1.3.2].
  • Bóng ngoài sân khi  là phần bóng chạm sân hoàn toàn ngoài các đường biên
  • Bóng chạm vật ngoài sân, chạm trần nhà hay người ngoài đội hình thi đấu trên sân
  • Bóng chạm ăngten, chạm dây buộc lưới, cột lưới hay phần lưới ngoài băng giới hạn
  • Khi bóng bay qua mặt phẳng đứng dọc lưới mà 1 phần hay toàn bộ quả bóng lại ngoài không gian bóng qua của lưới, trừ trường hợp
  • Toàn bộ quả bóng bay qua khoảng không dưới lưới 

Điều 9: Động tác chơi bóng

    Mỗi đội có quyền chạm bóng 3 lần để đưa bóng sang bên đối phương. Nếu thực hiện quá 3 lần, đội đó phạm lỗi

    Một vận động viên không thể chạm bóng 2 lần liên tiếp

    2 hoặc 3 vận động viên có thể chạm bóng vào cùng 1 thời điểm

    Các vận động viên va vào nhau không coi là phạm lỗi

    Nếu 2 vận động viên 2 đội cùng chạm giữa bóng trên lưới thì tính 2 bên cùng phạm lỗi

    Hỗ trợ đánh bóng: Trong khu thi đấu, vận động viên không được phép lợi dụng sự hỗ trợ của đồng đội hoặc bất cứ vật gì để giúp chạm tới bóng.

Những lỗi hay gặp trong thi đấu bóng chuyền

  • Sai hình tay khi tiếp xúc bóng: Nguyên nhân chính dẫn tới lỗi này là các ngón tay dơ xa về phía trước. Điều này dẫn tới hiện tượng sai khớp. Để khắc phục lỗi này, người chơi cần tập bắt bóng nhồi. Tập tung bóng. Chuyền bóng tại chỗ trước khi tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay.
  • Tay đưa ra quá sớm: Lỗi này thường gặp ở những người chơi mới. Đây là nguyên nhân dẫn tới lỗi dính bóng. Và làm giảm lực khi chuyền bóng. Để khắc phục lỗi này, đòi hỏi người chơi cần tập luyện nhuần nhuyễn. Và tích lũy kinh nghiệm khi thi đấu.
  • Đứng sai hướng bóng: Chọn sai vị trí đón bóng là do bạn đoán sai hướng bóng. Để có thể đoán đúng hướng bóng, bạn cần đọc được di chuyển của đối thủ, cũng như đồng đội. Điều này phần nhiều dựa vào kinh nghiệm của bạn. Để khắc phục lỗi, bên cạnh tập luyện chăm chỉ, bạn cần quan sát và tích lũy kinh nghiệm từ người khác

Tổng kết:

Trên đây là một số luật lệ cơ bản và những lỗi sai mà một người vận động viên hay mắc phải. Hy vọng với bài viết sẽ giúp các đọc giả hiểu rõ hơn về luật thi đấu bóng chuyền được dùng phổ biến hiện nay. Nếu bạn đọc có nhu cầu xây dựng, thi công, mua dụng cụ thể thao. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi tại  090.479.5885 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất. 

Bạn đọc quan tâm, mời đọc thêm bài viết: Kích thước sân bóng chuyền bãi biển

Chủ Đề