Lương đống của xã tắc là gì

Lịch Sử Họ Phạm Văn

Lương đống của xã tắc là gì

Đôi nét về họ Phạm Việt Nam

Trong các dân tộc ít người khác của Việt Nam, như dân tộc Chăm, tuyệt nhiên không có người nào họ Phạm.

Họ Phạm ở Việt Nam là một trong những dòng họ tương đối lớn (ước tính trên 5 triệu người) nhưng chưa một lần có người làm Vua; nhiều người họ Phạm là “Lương đống của xã tắc”


XEM THÊM

đăng 23:41, 4 thg 10, 2015 bởi Hải Phòng Họ Phạm   [ đã cập nhật 23:42, 4 thg 10, 2015 ]

Người đẹp Hải Phòng nhận vương miện trong tiếng vỗ tay chúc mừng của hàng nghìn khán giả tại Nhà hát Crown Center, Nha Trang, Khánh Hòa.

Phạm Thị Hương hiện là giảng viên Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Du Lịch (TP HCM). Cô cao 1,74 m, nặng 52 kg với chỉ số ba vòng là 78 - 63 - 93. Chiến thắng của Phạm Thị Hương tại cuộc thi năm nay được cho là xứng đáng và không bất ngờ.

Lương đống của xã tắc là gì

Phạm Thị Hương đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015.

Trong đêm chung kết, người đẹp nổi bật ở tất cả màn trình diễn. Bước vào phần thi ứng xử, cô tự tin trả lời câu hỏi của giám khảo Trịnh Quốc Huy.


Tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam nhận giải thưởng là vương miện luân lưu trị giá 2,2 tỷ đồng cùng phần thưởng tiền mặt trị giá 200 triệu đồng. Hoa hậu cũng được sử dụng xe sang và sống trong một căn hộ cao cấp tại TP.HCM suốt thời gian giữ vương miện. Cô cũng sẽ đại diện Việt Nam tham gia Miss Universe năm nay.Khi tên cô được xướng lên, hàng nghìn khán giả tại Nhà hát Crown Center đã đứng dậy vỗ tay reo hò. Giám khảo Hương Giang chia sẻ với VnExpress, cô dành rất nhiều điểm 10 khi chấm cho Phạm Thị Hương. 
Không chỉ giành ngôi vị cao nhất, Phạm Thi Hương còn được trao danh hiệu "Người đẹp biển" nhờ thân hình nóng bỏng và những bước trình diễn cuốn hút trong phần thi áo tắm.


Các thí sinh còn lại trong Top 10 gồm: Phạm Thị Ngọc Quý, Trương Thị Diệu Ngọc, Nguyễn Trần Khánh Vân, Nguyễn Thị Lệ Nam Em, Trần Thị Kim Chi.Danh hiệu Á hậu 1 thuộc về Ngô Trà My, Á hậu 2 là Đặng Thị Lệ Hằng. Thí sinh Phạm Thị Loan - Top 25 Miss World 2014 - trước đó được nhiều người dự đoán đăng quang nhưng cuối cùng cô chỉ lọt vào Top 5 cùng người đẹp Ngô Thị  Trúc Linh. 

Giải thưởng "Người đẹp áo dài" được trao cho Nguyễn Trần Khánh Vân. "Người đẹp ảnh" là thí sinh Đỗ Trần Khánh Ngân. Trần Hằng Nga được các thí sinh bình chọn là "Người đẹp thân thiện". Thí sinh Lê Thị Sang là "Người đẹp được yêu thích nhất" - giải thưởng do khán giả bình chọn.

Lương đống của xã tắc là gì

Hoa hậu Phạm Thị Hương bên hai Á hậu Trà My (trái) và Lệ Hằng.

Đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 diễn ra ngắn gọn trong hơn hai tiếng rưỡi đồng hồ. Mở đầu đêm thi, các thí sinh xuất hiện trong những bộ váy cocktail màu hồng và tím, thể hiện màn đồng diễn. Sân khấu đêm chung kết trở nên sôi động với giai điệu ca khúc What Makes You Beautiful của One Direction.

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng tiếp nối bằng ca khúc Ô kìa đời bỗng dưng vui của Hoàng Thi Thơ. Ngay sau đó, các người đẹp bước vào màn trình diễn áo dài có tên "Giấc mơ hồng hạc", bám sát chủ đề đêm chung kết. Các bộ áo dài được thực hiện trên nền vải voan mềm mại kết hợp nghệ thuật thêu, đính đá pha lê. Nhà thiết kế Thuận Việt truyền tải khéo léo những điệu vũ của hồng hạc trên bầu trời xanh lơ, dòng sông xanh biếc hay sắc đỏ rực rỡ của những buổi chiều hoàng hôn. 44 thí sinh chia làm nhiều nhóm trình diễn áo dài với các gam màu khác nhau, thể hiện ý tưởng về sự chuyển đổi sắc màu của những vũ điệu hồng hạc.

Lương đống của xã tắc là gì

Với phần trình diễn nổi bật và thân hình nóng bỏng, Phạm Thị Hương đã được trao giải Người đẹp biển Vietjet trước khi giành ngôi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015. Trong ảnh, cô đang nhận giải thưởng từ nhà tài trợ, gồm vương miện luân lưu trị giá 2,2 tỷ đồng cùng nhiều phần thưởng giá trị. Tân hoa hậu cũng sẽ được bay một năm miễn phí trên các chặng nội địa và quốc tế do Vietjet Air khai thác.

Một trong những màn thú vị nhất của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 là khi Hồ Ngọc Hà cùng vũ đoàn Hoàng Thông biểu diễn ca khúc My Destiny làm nền cho Top 15 trình diễn áo tắm. Hồ Ngọc Hà chia sẻ cuộc thi mang đến cho mọi người hình ảnh các cô gái phóng khoáng về hình thể nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong tâm hồn. Nữ ca sĩ cảm ơn các thí sinh đã truyền cho cô lửa để trình diễn trên sân khấu.

Nhà thiết kế Sỹ Hoàng chia sẻ: "Tôi rất hạnh phúc khi nhìn thấy các bạn không chỉ đẹp mà còn tài năng. Những cô gái tài sắc vẹn toàn sẽ không chỉ đi ra thế giới mà còn giới thiệu tới họ một Việt Nam đầy tươi trẻ, năng động".

Khuấy động sân khấu đêm chung kết còn có ca sĩ Thu Minh với ca khúc Đừng yêu - một sáng tác của Trang Pháp - và Just Love. Đàm Vĩnh Hưng góp thêm tiết mục có tên Yêu em cả trong giấc mơ.

Sân khấu đêm chung kết được thiết kế hoàng tráng. Dù rộng nhưng khán giả ngồi ở góc nào cũng có thể nhìn trọn vẹn vì có hai màn hình lớn hai bên hỗ trợ. Âm thanh, ánh sáng được đánh giá là khá tốt. MC của đêm chung kết là Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2008 - Ngọc Diễm - và Phan Anh.

Dù 20h chương trình mới bắt đầu, từ hơn 18h lượng xe và người đổ về Nhà hát Crown Center đã rất đông. Lực lượng cảnh sát cơ động có mặt để thực hiện công tác kiểm tra an ninh. Nhà hát có sức chứa hơn 7.500 chỗ ngồi, là nơi từng diễn ra cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới năm 2008.

Lương đống của xã tắc là gì

Các người đẹp mở màn đêm chung kết.

Sau bảy năm gián đoạn, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam trở lại trong mùa hè năm nay. Từ ngày 10/9, các thí sinh xuất sắc trên cả nước tập trung về Nha Trang để tham gia các hoạt động của vòng bán kết và chung kết. Bên cạnh việc luyện tập, chụp hình, các người đẹp cũng được trau dồi thêm kỹ năng trang điểm, làm đẹp, tham gia những khoá đào tạo kỹ năng mềm với các chuyên gia, thăm và tặng quà tại Trung tâm bảo trợ xã hội Khánh Hòa, giao lưu cùng các học sinh trường tiểu học Nguyễn Du, xã Cam Phuớc Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa...

đăng 07:08, 4 thg 2, 2014 bởi Hải Phòng Họ Phạm   [ đã cập nhật 00:57, 12 thg 7, 2016 ]

 

Lương đống của xã tắc là gì

@ – Những câu chuyện xúc động về lòng trung thành của loài Ngựa

(Dân trí) – Ngựa sắt của Thánh Gióng, ngựa Ô Truy của Hạng Vương…là những con ngựa đã đi vào huyền thoại bởi lòng trung thành, sự dũng mãnh và cả những câu chuyện nhiều hư thực.

♥ Ngựa sắt (Thiết Mã) của Thánh Gióng

Lịch sử Việt nhắc đến ngựa sắt của Thánh Gióng là con ngựa sắt thần kỳ, cao lớn, phi nhanh, có khả năng phun lửa và bay lên trời.

Lương đống của xã tắc là gì


Theo huyền sử thì vào đời Hùng Vương thứ sáu, có quân đội nhà Ân tràn vào xâm lược nước Văn Lang, gây nhiều tội ác. Hùng Vương rất lo và cho sứ giả đi tìm khắp nơi để tìm người tài ra cứu nước. Ở làng Gióng, có cậu bé lên ba tuổi mà không biết nói, biết cười.

Nghe sứ giả của nhà vua đi kén người ra giúp nước, thì cậu nói được và bảo: “Ngài về tâu với đức vua đúc cho con ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt và chiếc nón sắt mang đến cho ta để ta đi đánh giặc Ân”. Sau hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi. Khi ngựa sắt, nón sắt và giáp sắt được mang đến, Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ. Tráng sĩ nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa, lao vút ra trận.

Sau khi đánh tan giặc Ân, Gióng phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn cởi giáp sắt bỏ lại,cả người lẫn ngựa bay về trời… Hùng Vương nhớ ơn Dòng bèn cho lập đền thờ ở Kẻ Dỏng và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương.

♣ Ngựa Xích Thố của Quan Vân Trường

Ngựa Xích Thố với sắc lông màu đỏ, dài một trượng, cao tám thước, ngày đi vạn dặm được xem như những thần mã của lịch sử Trung Quốc.


Lương đống của xã tắc là gì

Ngựa Xích Thố dũng mãnh cùng Quan Vân Trường xông pha trận mạc được tái hiện qua nhiều bộ phim, tranh ảnh

Tiểu thuyết Tam Quốc Chí của La Quán Trung có đề cập đến lòng trung thành của con ngựa Xích Thố mà Quan Vũ thường cưỡi xông pha trận mạc. Con ngựa ban đầu là của Đổng Trác sau đó Đổng Trác dùng Xích Thố để thu phục Lã Bố và cùng ông này lập nhiều công lao. Sau đó Xích Thố bị Tào Tháo chiếm đoạt rồi đem biếu cho Quan Vũ hay còn gọi là Quan Vân Trường.

Sau này, Quan Vân Trường thọ nạn, thua trận, bị chém đầu;  Xích Thố lại rơi vào tay một viên tướng nhà Thục Hán khác là Mã Trung. Nhưng lần này nó không còn ngoan ngoãn đi theo chủ nhân mới như trước, mà tuyệt thực đến chết.

♣ Ngựa Ô (Ô Truy) của Hạng Vũ

Ngựa Ô Chuy của Tây Sở Bá vương Hạng Vũ được miêu tả là con chiến mã lông đen tuyền, to lớn và vô cùng khỏe mạnh.

Hình ảnh Hạng Vũ và ngựa Ô Truy bên bờ song Ô Giang đã trở thành truyền thuyết

Cùng với Hạng Vũ, ngựa Ô Truy xông vào trận địa cùng 28 kỵ binh khác phá vòng vây của quân Hán Vương Lưu Bang. Sau khi bại trận dưới tay Hán Vương Lưu Bang, Hạng Vũ đã dùng kiếm tự sát bên bờ Ô Giang.

Khi thấy chủ nhân tự sát, ngựa Ô Truy đã nhảy xuống sông Ô Giang chết theo. Cũng có nguồn cho rằng, sau khi thất trận, Hạng Vũ đâm cổ tự sát, con ngựa quanh quẩn bên ông chảy nước mắt, bỏ ăn mà chết…

Với những hành động trên, con ngựa của Hạng Vũ được coi là một chiến mã trung nghĩa sắt son, hết lòng vì chủ…

♣ Ngựa Bucephalas của vua Alexandros đại đế

Là một trong những con ngựa vang danh thế giới và là con ngựa nổi danh thời Hi Lạp Cổ đại phải kể đến con ngựa Bucephalas của vua Alexandros đại đế.

Lương đống của xã tắc là gì

Con hắc mã của vua Alexandros đại đế lung danh lịch sử (Ảnh minh họa)

Chuyện kể rằng, một người lái buôn Ba Tư dắt con hắc mã đến bán cho vua Philippos II của Macedonia nhưng tất cả các tay kỵ mã tài giỏi nhất đều không thể nào điều khiểu nổi con ngựa bất kham này. Hoàng tử Alexandros lúc đó hãy còn là cậu bé, đi chậm rãi đến bên con ngựa, dịu dàng đưa tay vỗ nhẹ vào cổ nó và khẽ lái con thần mã hướng về phía mặt trời để không còn sợ bóng của nó và cuối cùng đã thuần hóa được con vật dữ tợn.

Sau đó vị vua trẻ và con chiến mã đã cùng nhau tung hoành chiến địa, chinh phục cả quốc Ba Tư rộng lớn và dựng lên một đế quốc mới bao la ở Châu Á. Khi con Bucephalas qua đời tại Ấn Độ, Alexandris buồn bã trước cái chết của người bạn thân yêu đã cho lập thành phố Bucephalia để tưởng nhớ nó…

♣ Ngựa Hãn Huyết Mã của Trung uý Pháo binh Bảo Gia Lợi (Bulgaria)

Thời đệ nhất thế chiến Trung uý Pháo binh Bảo Gia Lợi  cùng đồng đội di tản chiến thuật phải vượt biển. Khi đó, luật biển không cho phép thú vật lên tàu.

 

Lương đống của xã tắc là gì

Ngựa Hãn Huyết Mã được ngợi ca vì long trung thành với chủ (Ảnh minh họa)

Không thể lên tàu cùng chủ, con ngựa Hãn Huyết Mã đã lao xuống biển bơi cùng tàu để theo chủ. Trung úy Pháo binh cảm nghĩa chung tình của ngựa, lấy súng bắn ngựa chết rồi tự bắn mình và nhảy xuống biển ôm ngựa. Cả hai chìm vào lòng đại dương…

(Tổng hợp)

đăng 20:42, 10 thg 9, 2012 bởi Hải Phòng Họ Phạm   [ đã cập nhật 03:14, 6 thg 4, 2019 ]

Vào ngày này năm ngoái, nhân dịp Giỗ Thượng Thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam, Hội đồng họ Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Đêm nhạc họ Phạm lần thứ nhất với chủ đề “Mọi trái tim, một tấm lòng”, quy tụ nhiều ca sĩ họ Phạm nổi tiếng trình bày những tác phẩm để đời của các nhạc sĩ họ Phạm gạo cội. Đêm nhạc đã để lại tiếng vang lớn cả trong và ngoại nước.

 Năm nay, cũng đúng vào ngày Giỗ Thương Thuỷ tổ (05.9.2012 tức 20 tháng 7 Nhâm Thìn), vào lúc 20h, tại Hội trường Nhà Văn hóa Thiếu nhi TP.HCM, đã diễn ra ĐÊM NHẠC HỌ PHẠM LẦN THỨ II  với chủ đề: “Thương quá Việt Nam”.

 Đêm nhạc họ Phạm là một trong những hoạt động văn hóa do Hội đồng họ Phạm TP.HCM phối hợp với Cty CP Ý Tưởng Mới tổ chức nhân dịp Lễ Hội Giỗ Thượng Thủy Tổ Phạm Tộc Việt Nam.  “Thương quá Việt Nam” là tên một bài hát của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Đêm nhạc được đạo diễn Phạm Anh Cường dàn dựng chỉn chu khá hoành tráng.

Đến dự đêm nhạc có nhạc sĩ Phạm Duy cùng gia đình,  Nhạc sĩ Phạm Đăng Khương, ông Phạm Bá Minh- Trưởng ban khoa giáo đài truyền hình HTV, cùng Hội đồng Họ Phạm TP HCM , HĐ Họ Phạm các tỉnh lân cận, HĐ Họ Phạm câc quận huyện của TP và các đông đảo bà con họ Phạm cùng nhân dân TP HCM và các vùng lân cận, rất đông bạn trẻ đến dự Đêm nhạc.  Đài phát thanh truyền hình Đồng Nai đến ghi hình toàn bộ chương trình; 10 cơ quan thông tấn, báo, đài trong nước đã đến đưa tin và tác nghiệp

 Hơn 600 người đã đến dự, khán phòng  chật cứng hết chỗ ngồi, một số khán giả đến trễ đành lòng phải trở về.

 Phát huy thành công của Đêm nhạc họ Phạm lần thứ nhẩt – năm 2011, Đêm nhạc lần thứ hai này đa dạng hơn về thể loại, gồm các tiết mục: đơn ca, song ca, tốp ca, tân cổ giao duyên, ngâm thơ, hò Huế, hài kịch. Ngoài ra các nhóm múa cũng hỗ trợ cho các tiết mục được sinh động phong phú hơn… bằng những tác phẩm của các nhạc sĩ Họ Phạm viết về Tình Yêu Quê Hương và con người Việt Nam như NS Xuân Tiên (Phạm Xuân Tiên), NS Huy Phương (Phạm Huy Phương), NS Khánh Băng (Phạm Văn Minh), NS Ngọc Châu (Phạm Ngọc Châu)… cùng những nhạc sĩ trẻ của họ Phạm mà mấy năm gần đây được nhiều người yêu thích như Phạm Anh Cường, Phạm Khánh Hưng, Phạm Nhật Huy… với những ca khúc ngọt ngào như “Thương quá Việt Nam”, ” Bài ca không quên”, “Bà mẹ quê “, “Con đường đến trường”, “Đường về hai thôn”, “Trường ca hội Trùng Dương”, “Thương hoài ngàn năm”,…   

 Ngoại trừ ca sĩ khách mời là Danh ca Giao Linh (tên thật là Đỗ Thị Sinh) và ca sĩ Đoàn Minh, còn lại tất cả các ca sĩ tham gia trong chương trình là các ca sĩ họ Phạm, ít nhiều đã thành danh trong lĩnh vực âm nhạc của Việt Nam như: (Phạm) Đức Tuấn, Phạm Thanh Thảo, Phạm Khánh Hưng, (Phạm) Khánh Duy, (Phạm) Hồng Mơ, Phạm Đăng Minh, Lưu Ánh Loan (Phạm Thúy Loan), Phạm Nhật Huy, Phạm Trúc Thy, MC Phạm Tân và đặc biệt còn có sự góp mặt của danh hài Tấn Beo (Phạm Tấn Danh) và Tấn Bo.

Đêm nhạc hoàn toàn không bán vé. Số tiền vận động được từ những nhà hảo tâm trong Đêm nhạc Họ Phạm lần thứ hai này là gần 50 triệu đồng được dùng vào việc gây Quỹ khuyến học làm học bổng cho các em học sinh, sinh viên họ Phạm hiếu học nhưng có hoàn cảnh khó khăn.

 Ngay sáng hôm sau (6.9.2012), nhiều tờ báo điện tử, báo viết tại TP Hồ Chí Minh đã đưa tin về sự kiên này. Nói chung các báo đều ca ngợi:  “Đêm nhạc họ Phạm lần II (5.9.2012) được tổ chức và diễn ra trong không khí ấm áp thân tình giữa những người con họ Phạm trong khán phòng trang trọng của Nhà văn hóa thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh”, “Chương trình Đêm Nhạc Họ Phạm lần thứ II chủ đề: “Thương quá Việt Nam” được khán giả đón nhận quá nồng nhiệt vượt ngoài dự kiến của Ban Tổ chức. Đây là tình huống bất khả kháng. Trước khi chương trình diễn ra, hội trường của Nhà văn hóa thiếu nhi TP đã không còn chỗ trống để đón thêm khán giả đến trễ”, “Chương trình đã được diễn ra tốt đẹp trong sự nhiệt tình của ban tổ chức, của các nhạc sĩ, ca sĩ họ Phạm, cùng những bạn bè yêu quý”……
                                                                               Ban Thông tin- Tư liêu

                                                                  (Theo tin từ HĐ Họ Phạm TP Hồ Chí Minh)

 Một số hình ảnh về Lễ Giỗ Thượng Thủy Tổ và Đêm nhạc họ Phạm lần thứ hai

Lương đống của xã tắc là gì

Khán giả nín lặng khi những ca từ trong bài hát Bà mẹ quê - một ca khúc gắn bó với tên tuổi của Phạm Duy qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Duy cất lên. Ca sĩ này thể hiện đầy sâu lắng khiến nhạc sĩ Phạm Duy ngồi dưới cũng xúc động. “Tôi rất vui khi tham dự chương trình này vì bây giờ sức khỏe già yếu phải ở nhà suốt ngày. Tối nay được ngồi đây nghe hát thế này thì còn gì vui hơn”- nhạc sĩ Phạm Duy chia sẻ.

Cũng là một người con họ Phạm, ca sĩ Phạm Thanh Thảo bày tỏ niềm vui và hạnh phúc khi được đứng trên sân khấu trong đêm nhạc họ Phạm lần 2 này. Tiết mục Con đường đến trường (Phạm Đăng Khương) được Phạm Thanh Thảo thể hiện sinh động và hài hước. Ngoài ra cô còn thể hiện một ca khúc mới của nhạc sĩ Phạm Khánh Hưng là Bờ vai em chờ.

Ca sĩ Hồng Mơ xuất hiện rạng rỡ, quyến rũ với bộ váy màu vàng nổi bật, cô chọn thể hiện 2 ca khúc làLối nhỏ vào đời (Phạm Minh Tuấn) và Nửa hồn thương đau (Phạm Đình Chương). Hồng Mơ xúc động: “Tôi cảm thấy tự hào khi là một người con của họ Phạm và hát các sáng tác của nhạc sĩ  Phạm, đặc biệt là được đứng hát trước nhạc sĩ Phạm Duy”. Không chỉ có các tiết mục đơn ca, song ca mà đan xen vào đó là saxophone, ca cổ, ngâm thơ…

           
Đây là lần thứ hai Hội đồng họ Phạm tại TPHCM tổ chức đêm nhạc miễn phí nhằm gây quỹ học bổng cho con em họ Phạm có hoàn cảnh khó khăn hiếu học. Đêm nhạc là một trong các hoạt động giỗ tổ họ Phạm Việt Nam, là cơ hội cho những người còn họ Phạm tìm về với cội nguồn và gắn bó với nhau hơn. 

đăng 09:48, 8 thg 9, 2012 bởi Hải Phòng Họ Phạm   [ đã cập nhật 07:05, 4 thg 2, 2014 ]

Theo Thông báo số 8 (chi tiết tại địa chỉ http://www.hophamvietnam.org/?p=1526) của Thường trực Hội đồng Toàn quốc Họ Phạm Việt Nam khóa VI, từ nay Logo, cờ và dấu chính thức của Hội đồng Họ Phạm Việt Nam được chọn như sau:


Là cờ ngũ sắc truyền thống của Dân tộc ViệtNam. Nền cờ hình vuông màu đỏ tươi có chữ Phạm màu vàng ở giữa, bên ngoài có 4 khung viền màu lần lượt: trắng – xanh lam – xanh lá cây – đỏ, ngoài cùng là tua hình ngọn lửa màu đỏ tươi:

 
Lương đống của xã tắc là gì

Là một hình vuông có chữ “Phạm” màu đỏ tươi (chữ nho) trên nền cây đại thụ màu xanh, ngoài cùng có 2 đường viền màu nâu, lượn ở 4 góc:

 
Lương đống của xã tắc là gì

Dấu Hội đồng các cấp Họ Phạm VN

Dấu hình chữ nhật, kích thước 2,7 x 4,4 cm, khung là 1 đường viền. Nội dung gồm 3 dòng chữ quốc ngữ in hoa. Dòng trên cùng là tên “Tổ chức cấp trên”, cách một đường kẻ ngang, 2 dòng dưới là tên tổ chức có dấu. Dòng đầu cỡ chữ nhỏ hơn, 2 dòng dưới cỡ chữ to bằng nhau:

Lương đống của xã tắc là gì
 


đăng 09:44, 8 thg 9, 2012 bởi Hải Phòng Họ Phạm   [ đã cập nhật 23:12, 4 thg 10, 2015 ]

(Trích báo: Gia đình và xã hội, số 60 ngày 16- 23/3/2003)

Lương đống của xã tắc là gì

Phạm Tu, vị danh tướng khai quốc nguyên huân của nhà tiền Lý (Vạn Xuân) vị soái tướng đứng đầu ban Võ trong triều đình của Lý Nam Đế, nhân vật họ Phạm đầu tiên mà chính sử nói đến (năm 476 - 545 sau CN) được coi là Thuỷ tổ dòng họ Phạm. Địa danh phát tích họ Phạm là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, nơi mà lão tướng Phạm Tu được thờ làm Thành Hoàng làng với sắc phong là Đô Hồ Đại Vương. Thế kỷ X, họ Phạm có Danh tướng Phạm Bạch Hổ ( Tên tự là Phạm Phòng Ât) và Đông giáp tướng quân Phạm Chiêm - Hậu duệ đời thứ 15 của Phạm Tu, có công lớn trong việc giúp Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán, Thời Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, ngoài danh tướng Phạm Bạch Hổ còn có hậu duệ đời thứ 17 họ Phạm là 2 danh tướng, hai anh em ruột mà số phận họ dường như đối nghịch nhau. Đó là Phạm Hạp, tả tướng tham mưu cùng Nguyễn Bặc, Đinh Điền phò Đinh, chống Lê Hoàn, thất bại bị giết, và người em ruột là Phạm Cự Lương, Đại tướng Thái uý phò Lê Hoàn, đã có công lớn trong việc đánh đuổi quân nhà Tống Thế kỳ XI, có một điều ít ai biết đến: Mẹ đẻ vua Lý Thái Tổ là một người trong Phạm Tộc: Bà Phạm Thị Ngà, quê quán ở làng Dương Lôi (Tiên Sơn, Bắc Ninh). Thời Lý, họ Phạm thiên phát về văn ban, tiêu biểu là vị trạng nguyên đầu tiên của họ Phạm: Phạm Công Bình, người làng Yên Lạc - Trấn Sơn Tây. Ông đỗ Trạng Nguyên khoa Mậu Thìn (1208), đời Lý Cao Tông. Một vị họ Phạm đỗ đại khoa khác là PhạmTử Hư, đỗ Thái Học Sinh, ông quê làng Nghĩa Lư (huyện Cẩm Giảng - Hải Dương). Vào cuối triều Lý, xã hội rối ren, trăm họ loạn lạc, có 3 gương mặt họ Phạm đã đóng góp công sức vào việc thành lập triều đại mới của nhà Trần, văn hồi đại cực, đó là Phạm Kính Ân, sau được phong Thái Phó, rồi Thái Uý (năm 1236). Phạm ứng Thần sau được phong làm Thượng thư tri quốc tử viện đề điện. Phạm ứng Mộng làm tới Hành Khiển (ngang hàng với tể tướng) năm 1254. Năm 1258, đại đế quốc Nguyên - Mông xua quân tràn vào Đại Việt, vua Trần Thái Tông thân đem tướng sĩ chặn giặc ở bến Lanh Mi, sông Phú Lương. Trước thế giặc mạnh, võ tướng Phạm Cự Chính đã tử chiến giúp Lê Phụ Trần hộ giá vua rút lui an toàn. Nhân vật họ Phạm sáng chói nhất dưới triều Trần là Phạm Ngũ Lão Theo tộc phả, ông là dòng dõi trực hệ đời thứ 7 của tả tướng quân Phạm Hạp (thời Đinh - Lê). Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255, thuộc chi họ Phạm định cư ở làng Phù ủng, huyện Đường Hào, lộ Khoái Châu (nay là Hưng Yên). "Hổ phụ sinh hổ tử" con trai Phạm Ngũ Lão là Phạm Nhữ Dực (1319 - 1409) nhiều lần đánh bại quân Chiêm Thành ở phía nam, được phong Binh Chiêm thượng tướng quân, tước Dực Nghĩa hầu. Phạm Nhữ Dực chính là thuỷ tổ dòng họ Phạm ở Thanh Hóa, cũng là cao thuỷ tổ họ Phạm xứ Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay. Một chi họ Phạm khác, định cư ở làng Kính Chủ, phủ Kinh Môn (thuộc Hải Dương) cũng sinh ra danh thần Phạm Sư Mạnh, hậu duệ đời thứ 25 của thuỷ tổ Phạm Tu, ông là học trò giỏi của Chu Văn An, đỗ Thái học sinh đời Trần Minh Tông (năm 1325), đại thần 3 đời Trần Minh Tông, Hiển Tông và Dụ Tông, làm tới Nhập nội hành khiển, khu mật viện sự. Cuối đời Trần, họ Phạm bị một tai họa: Xa kỵ vệ Thượng tướng quân Phạm Khả Vĩnh, cháu 4 đời Phạm Sư mạnh, cùng người cháu là Phạm Tổ Thu, võ sĩ-thích khách Phạm Ngưu Tất, tham gia với Trần Khát Chân, Trần Hãng... trong vụ mưu giết Hồ Quí Ly. Việc không thành, ông và nhiều người họ hàng con cháu Phạm tộc bị giết. Dưới thời Lê, ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi, họ Phạm đã có 2 người tham gia là Phạm Văn Xảo, Phạm Vấn. Phạm Văn Xảo được xếp vào hàng khai quốc công thần thứ 3 trong triều Lê, phong thái bảo rồi thái phó, được mang họ vua (Lê Văn Xảo); sau ông bị gian thần vu cáo phải tự sát. Phạm Vấn được phong Đại tướng quân, Bình chương quân quốc trọng sự. Khi Lê Thái Tổ mất, ông và tể tướng Lê Sát làm phụ chính cho Lê Thánh Tông phong Thái Phó. Nhân vật họ Phạm nổi bật dưới thời Lê Thánh Tông là Phạm Nhữ Tăng, ông là hậu duệ đời thứ 28 của thuỷ tổ Phạm Tu và là cháu 5 đời Phạm Ngũ Lão. Người đánh bại quân Chiêm, hạ thành Đồ Bàn bắt sống vua Chiêm là Trần Toàn. Ông chính là thuỷ tổ Phạm tộc ở Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay. Có thể nói dưới triều Lê, họ Phạm rất hưng phát, sản sinh nhiều nhân tài cả văn lẫn võ. Trong số 1758 vị đỗ đại khoa thời Lê, họ Phạm cũng có tới 122 vị. Ngay trong hội thơ "Tao Đàn" của vua Lê Thánh Tông cũng có 4 "tinh tú" họ Phạm trong "Nhị thập bát tú" nổi tiếng văn tài đương thời. Dưới vương triều Mạc, họ Phạm tiếp tục phát về đường khoa cử, có tới 2 vị Trạng nguyên là Phạm Đăng Quyết, Phạm Chất, hai bảng nhãn là Phạm Công Sâm, Phạm Du và một vị Thám hoa Phạm Quang Tiến. Dưới triều Lê Trung Hưng (1533 - 1789) dòng Phạm tộc cũng sinh nhiều danh nhân, tiêu biểu là Phạm Công Trứ (1601 -1675), làm tới Thượng thư, Đông các đại học sĩ, Tể tướng tước Yên Quận Công. Ông là nhà sử học nổi tiếng, đồng tác giả bộ "Đại Việt sử ký tục biên" đồ sộ. Vua Gia Long lập vương triều Nguyễn năm 1802, một nhân vật họ Phạm là Phạm Đăng Hưng (1765 - 1825) thuộc chi họ Phạm ở Thuận Hóa, sau định cư ở Gia Định, do lập nhiều công lao, được phong Thượng thư bộ lễ kiêm Tổng tài quốc sử quán. Một điểm đáng chú ý là con gái ông, bà Phạm Thị Hằng, sau là thứ phi của vua Thiệu Trị, mẹ đẻ vua Tự Đức. Bà nổi tiếng với danh phong Từ Dũ Hoàng Thái Hậu. Dưới triều Nguyễn, họ Phạm cũng đóng góp nhiều vị đại thần, tiêu biểu như: Tham tri Binh bộ Phạm Thế Hiển (1803 - 1861) cuối đời cùng Nguyễn Tri Phương chống giữ đại đồn Chí Hòa, ông tử thủ năm 1861. Hoàng giáp tam đăng Phạm Văn Nghị (1805 - 1881) khi làm Đốc học Nam Định đã tổ chức cả một đội quân Nam tiến vào Đà Nẵng đánh Pháp; là Cơ mật viên đại thần, Hiệp biện đại học sĩ Phạm Thận Duật (1825 - 1882), người cùng Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương. Rồi các vị Thượng thư Đại thần như Phạm Phú Thứ (1820 - 1880), Phạm Hữu Nghi (1797 -1862). Trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quốc Việt Nam XHCN ở thế kỷ XX. Họ Phạm có thể tự hào là đã hiến dâng cho tổ quốc nhiều người con xuất chúng: Đó là Liệt sĩ cách mạng Phạm Hồng Thái sống mãi với tiếng bom Sa Điện ngày 18/6/1924. Đó là nhà chính trị, nhà cách mạng lão thành, 2 vị Thủ tướng của nhà nước Việt Nam mới: Phạm Văn Đồng quê Quảng Ngãi; Phạm Hùng (1912 - 1988) quê Vĩnh Long, là nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tên thật là Phạm Văn Cương (1921 - 1988) quê Nam Định. ở các lĩnh vực văn hóa - khoa học, họ Phạm cũng có những gương mặt nổi bật như: Giáo sư Viện sĩ Phạm Huy Thông (1916 - 1988) quê Hưng Yên; Nhà bác học - Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, tên thật là Phạm Quang Lễ (1913 - 1997) quê Vĩnh Long; Giáo sư bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - anh hùng lao động (1909 - 1968), một trong những người tiên phong sự nghiệp y tế cách mạng quê gốc Quảng Nam...v.v.

Có thể thấy xuyên suốt lịch sử dòng dõi Phạm tộc từ thuỷ tổ Phạm Tu đến các chi nhánh con cháu Phạm Tộc ngày nay, tuyệt đại đa số những người họ Phạm nổi tiếng đều là những bậc trung thần, lương đống của đất nước, đem tài năng xương máu phục vụ dân tộc. Về mặt văn hóa, khoa bảng họ Phạm cũng có thể tự hào là một trong 4 tộc họ đứng đầu trăm họ nước NamI Trong suốt lịch sử khoa cử nước nhà, có 2896 vị đỗ đại khoa, thì họ Phạm đóng góp tới 218 vị trong tổng số 144 vị đỗ Tam Khôi, họ Phạm cũng chiếm 13 vị (có 4 vị trạng nguyên), đứng hàng thứ tư sau họ Nguyễn, họ Trần, họ Vũ.

Liên hệ:

đăng 09:43, 8 thg 9, 2012 bởi Hải Phòng Họ Phạm   [ đã cập nhật 03:34, 10 thg 9, 2012 ]

Lương đống của xã tắc là gì

Việt Nam có 6 dân tộc có người mang Họ Phạm:     * - 1 / 165 họ của người Kinh,     * - 1 / 11 họ của người Mường,     * - 1 / 11 họ của người Tày,     * - 1 / 172 họ của người Việt gốc Hoa,     * - 1 / 49 họ của người Việt gốc Khmer.     * Dân tộc Thái có người họ Phạm vốn là họ Khằm/Cầm chuyển sang Trong các dân tộc ít người khác của Việt Nam, như dân tộc Chăm, tuyệt nhiên không có người nào họ Phạm. Họ Phạm ở Việt Nam là một trong những dòng họ tương đối lớn (ước tính trên 5 triệu người) nhưng chưa một lần có người làm Vua; nhiều người họ Phạm là "Lương đống của xã tắc" Nhân vật lịch sử họ Phạm đầu tiên trong chính sử là Danh tướng Phạm Tu - khai quốc công thần triều Tiền Lý, đã có công: đánh đuổi quân Lương (542), đánh tan quân xâm lấn Lâm Ấp(543), dựng Nhà nước Vạn Xuân (544) Theo các bản Thần phả, Thần tích sự xuất hiện các vị họ Phạm sớm hơn, như :     * - Nam Hải Đại Vương Phạm Hải , và ba anh em Phạm Vĩnh (Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng Thái Thượng đẳng Thần) thế kỷ III trước CN, giúp Vua Hùng thứ 18 đánh Thục     * - Tướng quân Phạm Gia - tướng của An Dương Vương, 208 trước CN lui quân về vùng Hoài Đức     * - Phạm Danh Hương chồng của Bát Nạn nữ tướng quân (thời Hai Bà Trưng) Họ Phạm ở Việt Nam có thể có hai nguồn gốc chính: từ cộng đồng tộc Việt trong Bách Việt của nước Văn Lang, Âu Lạc xưa, từ nguồn gốc ở các tỉnh miền Nam Trung quốc di cư sang và được Việt hoá. Ngoài ra còn có họ Phạm từ các dòng họ khác đổi sang như họ Mạc,... Các dòng họ Phạm - Việt Nam không có một ông tổ duy nhất. Do vậy, BLL họ Phạm Việt Nam đề nghị suy tôn Đô Hồ Đại vương Phạm Tu là một Thượng Thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam. Ông là nhân vật lịch sử đầu tiên của dòng họ Phạm có công lao đối đất nước đã được ghi vào sử sách. Chúng ta cũng không quên công lao các vị đã sinh thành dưỡng dục Thượng thủy tổ. Tại miếu Vực có thờ hai vị thân sinh và Đô Hồ Đại vương. Họ Phạm Việt Nam có sự chuyển cư rất mạnh lan tỏa trong vùng châu thổ sông Hồng, rồi vào Ái Châu (Thanh Hoá). Từ Thanh Hoá lại có sự chuyển cư trở lại vùng Sơn Nam Hạ (ngày nay là các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và vào miền Nam Trung bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, ... mạnh nhất là vào thời Lê (thế kỷ thứ XV).

Đặc biệt trong thời đại hội nhập quốc tế, người họ Phạm định cư ở nhiều nước trên thế giới

Liên hệ: