Lương giáo viên mầm non năm 2023

SKĐS - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc tăng lương, tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non, tiểu học đang được thực hiện cấp bách và đây là một trong những biện pháp để ngăn giáo viên nghỉ, chuyển việc.

Chiều 4/11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn liên quan đến nhóm vấn đề thứ 3 thuộc lĩnh vực nội vụ.

Tại phiên thảo luận, ĐBQH Đỗ Huy Khánh [Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai] đã chất vấn liên quan đến tình trạng thiếu giáo viên. 

Theo đại biểu Khánh, Bộ Chính trị đã có quyết định giao bổ sung 65.850 giáo viên cho giai đoạn 2022- 2026. Tuy nhiên năm học 2022- 2023 tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn rất lớn; nhất là đối với các tỉnh, thành phố có số lượng học sinh tăng cao. Từ đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết giải pháp về vấn đề này.

ĐBQH Đỗ Huy Khánh [Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai] chất vấn.

Liên quan đến câu hỏi chất vấn của ĐBQH Đỗ Huy Khánh, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] Nguyễn Kim Sơn báo cáo để làm rõ thêm thêm về định mức biên chế của ngành giáo dục; về đôn đốc thực hiện hơn 65.000 chỉ tiêu đến năm 2026 và việc thiếu nguồn để tuyển giáo viên ở các địa phương.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, một trong các khâu cần làm ngay là rà soát, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông và trong 2 năm qua đã có những kết quả khả quan.

"Tuy nhiên, mỗi địa phương có một kết quả rà soát khác nhau, có địa phương sắp xếp tương đối cơ giới, máy móc, cứng nhắc. Do đó, tới đây việc sắp xếp cần đảm bảo khoa học, học sinh có điều kiện học tập thuận tiện nhất, giáo viên cũng không quá khó khăn trong việc dạy của mình", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, cần tiếp tục tuyển theo chỉ tiêu cũ, đồng thời khẩn trương tuyển theo chỉ tiêu mới. Theo đó, Bộ đã đề xuất, tạm tuyển đối tượng giáo viên đạt được tiêu chuẩn cũ nhưng chưa đạt tiêu chuẩn mới; đề nghị lộ trình bồi dưỡng, nâng chuẩn cho các đối tượng này để đạt tiêu chuẩn mới vào năm 2030.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời tại phiên chất vấn chiều 4/11.

Đối với giải pháp nhằm khắc phục, giảm thiểu số lượng giáo viên nghỉ việc, chuyển việc thời gian qua, người đứng đầu ngành giáo dục cho biết, Bộ đang tiến hành nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật; vấn đề tăng lương, tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non, tiểu học đang được thực hiện cấp bách; cải thiện môi trường làm việc, hỗ trợ chuyên môn… Bộ trưởng mong xã hội, phụ huynh và học sinh, cộng đồng xã hội có sự chia sẻ với các thầy cô, vì lợi ích của con em, những mầm non tương lai đất nước.

Nhân dịp tháng 11, Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Bộ trưởng thay mặt đội ngũ các thầy cô giáo cảm ơn Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ cùng toàn thể nhân dân đã quan tâm, sẻ chia, động viên và tạo động lực cho ngành giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Không Còn Cảnh Xếp Hàng Dài Chờ Đổ Xăng, Người Dân TP.HCM Đã Dễ Dàng Mua Xăng Hơn | SKĐS


Đề xuất tăng lương cơ sở từ 01/7/2023

Ban Cán sự Đảng Chính phủ đang hoàn chỉnh Báo cáo phương án điều chỉnh tiền lương để trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.

Các cơ quan đang đề xuất phương án theo hướng nâng mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức khu vực công lên 1,8 triệu đồng [hiện là 1,49 triệu đồng, tăng khoảng 20,8%], thời gian dự kiến thực hiện từ 1/7/2023.

Đồng thời, nâng mức phụ cấp với một số ngành nghề, lĩnh vực cho phù hợp.

Tăng lương cơ sở, lương giáo viên có thể lên tới gần 20 triệu đồng/tháng?

Việc đề xuất tăng lương cơ sở là một tín hiệu đáng mừng đối giáo viên - đội ngũ chiếm khoảng 70% tổng số công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Hiện nay, mức lương của giáo viên tiểu học, THCS và THPT đang thấp nhất là gần 3,5 triệu/tháng [hệ số 2,34 x 1,49 triệu]; cao nhất khoảng 10,1 triệu đồng/tháng [hệ số 6,78 x 1,49 triệu].

Ngoài lương cơ bản, giáo viên còn được tính thêm các khoản phụ cấp khác như: Phụ cấp ưu đãi theo nghề; Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn; Phụ cấp khu vực dành cho giáo viên làm việc tại vùng có yếu tố địa lý khí hậu khắc nghiệt, xa xôi, đường xá đi lại khó khăn, vùng biên giới, hải đảo... 

Tính cả các khoản phụ cấp, thu nhập của giáo viên các cấp hiện nay dao động từ khoảng từ 4,2 - 14 triệu đồng/tháng. 

Nếu chính sách nâng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng được Quốc hội thông qua, thu nhập của giáo viên sẽ được tăng lên đáng kể.

Nếu chính sách nâng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng được Quốc hội thông qua, thu nhập của giáo viên sẽ được tăng lên đáng kể, phần nào giải quyết được khúc mắc về thu nhập của đội ngũ giáo viên.

Ước tính, lương khởi điểm của giáo viên hạng III cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ là 4,212 triệu đồng/tháng [2,34 x 1,8]. Cộng thêm các khoản phụ cấp có thể nhận mức lương khoảng 5,5 triệu đồng/tháng.

Với hệ số lương cao nhất là 6,78, giáo viên hạng I sẽ nhận được mức lương là 12,204 triệu đồng/tháng. Sau khi cộng thêm các khoản phụ cấp khác, mức thu nhập có thể lên tới gần 20 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, để thu hút và giữ chân giáo viên yên tâm công tác trong ngành, theo Tiến sĩ Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ Giáo dục sẽ tiếp tục kiên trì đề xuất “lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”.

Đồng thời, Bộ Giáo dục cũng đang triển khai xây dựng và đề xuất Chính phủ thực hiện chính sách tiền lương mới. Theo đó, lương của nhà giáo sẽ được trả tương xứng tính chất mức độ phức tạp của công việc, đặc thù nghề nghiệp, tạo sự thu hút và động lực cho đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác.

Chủ Đề