Lương y núi xanh là ai

Kết quả kiểm nghiệm "thần dược" trị tiểu đường cho thấy: Thuốc có chứa chất Phenfomine [đã bị cấm sử dụng] chiếm tỷ lệ từ 52-73%, gây nguy hiểm tính mạng người sử dụng.

[VTC News] - PV đã tìm lên vùng biên giới xa xôi, diện kiến vị lương y bí ẩn này, những mong giải mã để bạn đọc có thông tin.

Kỳ 1: Đi khắp thế giới, rồi về Cao Bằng

Thời gian gần đây, nhiều gia đình có người thân bị tai biến xôn xao bởi thông tin về một vị lương y người Mông ở tận vùng biên giới thuộc tỉnh Cao Bằng, có biệt tài chữa tai biến mạch máu não, giúp người liệt giường chiếu đi lại được.

Nhiều gia đình đã tìm lên lấy thuốc, thậm chí đưa cả người thân vào cáng rồi chở lên non xanh, hòng gặp được “thần y”, những mong cứu mạng người thân. PV đã tìm lên vùng biên giới xa xôi, diện kiến vị lương y bí ẩn này, những mong giải mã để bạn đọc có thông tin.

Chủ nhật, chợ phiên Bảo Lạc người kín như nêm. Đồng bào Mông, Dao, Lô Lô, với váy áo rực rỡ, từ khắp núi cao rừng thẳm tụ họp về trung tâm huyện.

Hỏi han ở trung tâm huyện, đủ biết tiếng tăm của lương y Sùng A Tú thật vang xa. Gần như người dân ở thị trấn Bảo Lạc đều biết đến ông, với những câu chuyện mang màu sắc huyễn hoặc. Ông như một vị thần cứu thế, như thể từ trời cao cử xuống.

Bà chủ quán phở gà bảo: “Trước ông lang này ở núi cao lắm, tít biên giới, đi bộ cả buổi mới tới nhà cơ. Nhưng giờ bệnh nhân nhiều quá, nên ông ấy chuyển xuống chân núi rồi, trên đường đi đồn biên phòng ấy. Chú cứ đi độ vài km, thấy cái biển ghi Sùng A Tú thì đến. Dọc đường chẳng có nhà cửa nào đâu, có mỗi nhà Sùng A Tú thôi”.

Con đường ra biên cương dốc ngược như đường lên trời. Bản Nà Tao [Cô Ban, Bảo Lạc, Cao Bằng] nằm bên sông Gâm, dựa lưng vào những dãy núi sừng sững. Ngay bên đường, có tấm biển ghi: “Thầy thuốc Sùng A Tú”, cùng mũi tên trỏ vào vách núi.


Lương y Sùng A Tú đi lấy thuốc về 
Quả thực, có khu nhà hiện ra giữa rừng xanh bát ngát. Ngoài ngôi nhà chính, thì bao quanh là dãy nhà lúp xúp. Người ra, người vào lố nhố.

Tôi đến từ 7 giờ sáng, nhưng đã có mấy chục người ngồi ngoài sân uống nước. Những đống cây thuốc tươi nguyên chất ngất mới được gùi về.

Mọi người bảo, thầy thuốc Sùng A Tú đã đi chợ huyện từ 5 giờ sáng. Ở vùng núi cao biên cương này, chợ chỉ họp mỗi tuần một lần, nên già trẻ, gái trai đều bỏ hết việc để chơi chợ, trừ khi có sự kiện cháy nhà, chết người thì họ mới ở nhà. Thầy thuốc Sùng A Tú cũng vậy, cứ chợ phiên là phải đi chơi, gặp gỡ bạn bè. Cả nhà thầy thuốc đều đi chơi chợ.

Tôi vòng ra phía chái nhà. Đó là một “bệnh viện dã chiến”, được dựng bằng gỗ, lợp phibrôximăng. Có tới cả chục chiếc giường, mỗi người nằm một giường, không phải chung chạ như những bệnh viện dưới Hà Nội.

“Bệnh viện dã chiến” chia làm 3 phòng, gồm một phòng bệnh nhân, một phòng tắm thuốc và một phòng bếp dùng để đun thuốc, nấu nướng thức ăn.


Kho thuốc sau nhà lương y Sùng A Tú 
Thực ra, đây là khu vực nội trú cho những bệnh nhân ở xa, đến tận nhà ông lang Sùng A Tú để được tắm thuốc, đắp thuốc, uống thuốc trị bệnh. Nhìn cảnh bệnh nhân nằm, ngồi la liệt, còng queo thật thảm thương. Những bệnh nhân tìm lên đây đều bị tai nạn thảm khốc, hoặc tai biến một sống mười chết.

Trong vai người nhà bệnh nhân đi lấy thuốc, tôi lân la trò chuyện với bệnh nhân và người thân, để thu thập thông tin khách quan về ông lang Sùng A Tú.

Ngồi trên chiếc giường ngay lối ra vào là người đàn ông dáng thấp đậm, đầu trọc, khuôn mặt lầm lì, ít nói. Ông ngồi bám thành giường, thi thoảng phóng ánh mắt nhìn về phía những dãy núi xa xăm.

Chăm sóc ông là một người đàn ông, dáng vẻ cán bộ, và một người phụ nữ ăn mặc sang trọng.


Người nhà bệnh nhân tự nấu thuốc 
Người đàn ông xắn tay áo chăm sóc người bệnh giới thiệu là em trai của bệnh nhân. Anh bảo rằng, người anh trai là phó tổng giám đốc của một công ty lớn của nhà nước ở Việt Trì. Việc ông anh bị tai biến, chỉ một số người ở công ty biết. Do vậy, dù bị tai biến, nằm liệt một năm nay, song ông vẫn… đương chức. Vì thế, tác giả xin được giấu tên vị bệnh nhân này.

Hồi năm ngoái, vừa từ nhà tắm ra, anh Nguyễn Quang T. đột nhiên bủn rủn tay chân, rồi ngã quỵ. Gia đình lập tức đưa ra Bệnh viện đa khoa Phú Thọ cấp cứu. Bệnh viện tỉnh chuyển về Bệnh viện Việt Pháp. Từ đây, anh T. được chuyển đến tất cả các chuyên khoa hàng đầu ở Bệnh viện Bạch Mai, 108, 103, Nhiệt đới, Việt Đức…

Gia đình cũng đã đưa sang cả Singapore, Mỹ, nhưng các bác sĩ với máy móc hiện đại cũng bó tay. Sau gần 1 năm điều trị, anh T. vẫn không tỉnh, sống hoàn toàn thực vật.

Canh bạc cuối cùng, gia đình đã đưa sang Trung Quốc, sử dụng phương pháp làm sạch máu tụ trong não. Đây là phương án mạo hiểm, một sống 9 chết. Các chuyên gia hàng đầu Trung Quốc đã vào cuộc và gia đình tốn kém thêm 3 tỷ đồng.

Thế nhưng, kết quả chỉ là não bộ sạch máu tụ, chứ không hoạt động trở lại bình thường. Không còn cách nào khác, gia đình đưa về Việt Nam, chấp nhận để anh T. sống đời thực vật.

Gia đình có điều kiện, không tiếc tiền của, nhưng phương pháp điều trịhiện đại nhất thế giới đều đã sử dụng, mà không ăn thua gì, đành phải tìm niềm tin ở những ông lang quê nhà.

Qua giới thiệu, gia đình biết đến một ông lang người Mông, chuyên chữa tai biến ở Cao Bằng. Dù không tin lắm, song gia đình cũng cử người lên tận nơi dò hỏi, rồi mua thuốc về dùng thử.

Mang bao tải thuốc to tướng về, toàn là những cây rừng băm chặt thô sơ, những người thân không tin lắm, nhưng không còn phương cách nào nữa, đành phải dùng thử.

Theo hướng dẫn của ông lang Sùng A Tú, hàng ngày, người thân đun nồi nước to tướng, đổ vào bồn tắm, rồi khênh anh T. đặt vào, ngâm cả tiếng đồng hồ trong nước thuốc. Ngoài ra, còn bóp rượu ngâm thuốc, uống thuốc sắc và một chén rượu ngâm thuốc mỗi ngày.


Lương y Tú chăm sóc bệnh nhân 
Điều kỳ lạ đã xảy ra: Từ một người sống hoàn toàn thực vật, không biết gì ngoài há miệng ăn, anh Nguyễn Quang T. đã có chuyển biến tích cực. Cái lưỡi cứng đờ đã mềm ra và nói được mấy từ; đang nằm liệt bất động thì đã trở được mình dậy, bám vào thành giường lần đi nhẹ nhàng.

Thấy chuyển biến, tin vào phương thuốc thần kỳ của ông lang người Mông, gia đình đã đưa anh T. lên tận vùng biên giới để được ông lang Sùng A Tú điều trị trực tiếp.

Ở đây, ngoài việc được ngâm thuốc, uống thuốc, anh T. còn được ông lang Sùng A Tú trực tiếp bóp thuốc cho hàng ngày, thổi hương thuốc vào các huyệt đạo ở lưng. Chính vì thế, bệnh tình anh T. tiếp tục chuyển biến tốt hơn hẳn. Anh đã nói được, nhúc nhắc đi lại được. Đại gia đình đang tràn trề hi vọng anh T. hồi phục sau 1 năm sống cuộc đời thực vật. Họ coi ông lang Sùng A Tú như vị cứu tinh.

Còn tiếp…



Dương Phạm Ngọc

Ăn gừng- ấm thận, đánh gừng dọc 3 đường sống lưng giúp khí lưu thông. 

Giã gừng ra, bỏ vào khăn vải mùng rồi đánh. Giã ra, nhiều nước hơn. 

Đánh như hình trên , 3 đường dọc lưng, cứ đánh hết đường này đến đường kia, đến lúc thấy nóng là ổn. Sau đó đánh 2 đường ngay thắt lưng, từ ngoài vào điểm giữa cột sống, cũng đánh đến nóng là được. 

Đánh gừng cho đến khi thấy lưng ấm và thấy thoải mái là được.

Ngày đánh 2 - 3 lần [sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ]

rộng rãi như bây giờ. Âu cũng là thời kỳ công nghệ. Người có chức danh share, người hành nghề share, người chả có chức danh hành nghề gì, chỉ là chuyên bán hàng qua mạng cũng viết và share, thằng như mình cũng share. Tất cả share ầm ầm, ào ào. Tôi có hỏi Lương y Núi Xanh về bài này có hại gì không. Thầy nói không phủ nhận rằng nó có kết quả nhưng không có nghĩa nó không có hại. Giống như việc người ta thấy thuộc phiện tốt, có khả năng chữa bách bệnh và dùng nó thường xuyên. Bài này, đúng là tỏi kháng khuẩn, mật ong kháng khuẩn, tất cả các vị đều cực nóng kết hợp với nhau. Có thể trước mắt không có vấn đề gì nhưng lâu dài thì không ổn. Thầy khuyên dùng bài hành.

Lại chia sẻ thêm với các bạn về hành với tỏi. Mấy lần tôi ăn cả bát hành sống, rồi hôm sau tôi lại ăn cả bát hành trộn vào cháo mà không hề bị nhiệt. Nhưng mỗi khi xào rau lang, tôi cho hành vào y rằng là hôm sau nhiệt miệng. Năng lượng của tỏi bốc mạnh và sâu hơn hành rất nhiều. Năng lượng của hành nổi, nhanh tắt nên không để lại nóng bên trong, chỉ thông khí huyết rồi hết luôn còn tỏi thì rất âm ỉ nên sẽ gây nóng trong. 

Ngày trước tôi cũng dùng rượu tỏi, loại ngâm lâu ngày với rượu và cả loại ngâm trong ngày rồi vớt ra theo bên công thức của Nhận Điện [ý là nhẹ hơn so với ngâm để lâu], mỗi ngày có 1 thìa và tôi cũng bị nhiệt hết miệng. Tuy nhiên tỏi đen thì ok. Nếu ai đã làm tỏi đen, trong quá trình ủ, bạn có thể cảm thấy dộ sộc của tỏi bốc lên mạnh thế nào. Trong nhiều ngày như vậy mới có thể [ly tâm - nóng] bớt, ngoài ra việc nên men cũng chuyển hóa. Như vậy ăn vào mới không gây nóng trong. 

Về mật ong, nó là thứ đường cực âm, cực bốc vì nó là mật của hoa - thứ cao nhất và âm nhất của cây. Về năng lượng và dinh dưỡng có thể nhiều nhưng ly tâm mạnh. Thế nên mật ong rất nóng. Mật ong không thể nào ăn nhiều. Thông thường, một thìa cafe mỗi ngày cũng không vấn đề gì nhưng nếu ăn quá nhiều chắc chắn sẽ nóng trong. 

Sau đó tôi lại tiếp tục hỏi về việc trẻ em không muốn ăn hành. Thầy nói, trẻ em, trẻ sơ sinh như một tờ giấy trắng, bất kể cái gì mới chúng đều không quen, ngay cả sữa chúng cũng không quen mà phải tập dần để chúng quen. Chỉ có người lớn mới có khái niệm đắng khó uống, nước lá lẩu khó uống, không thích đắng chỉ thích ngọt, thuốc bắc khó uống; còn trẻ thì vị nào cũng thích mà vị nào cũng không thích. Cái gì quen thì thích mà cái gì lạ thì từ chối. Cần phải tập cho trẻ làm quen với ngũ vị, kể cả đắng, cay. Thầy lấy vị dụ người Huế ăn rất cay nhưng người Bắc sao ăn được như vậy. Vì họ không quen ăn cay. Cái gì cũng phải tập cả. Việc này rất có ý nghĩa, vì đa phần các vị thuốc tự nhiên đều “khó uống”. Mà chữa bệnh thì phải qua thuốc không chữa bằng phép hay sao. Không chỉ vậy, việc ăn đa dạng các vị giúp cơ thể cân bằng. 

Con người ngày nay không biết ăn đắng mà lại thích ngọt, thích đồ chiên rán nên dễ mắc nhiều bệnh. Việc kiêng ngọt chỉ là một mặt của vấn đề, nó vừa tốt vừa xấu. Và kiêng ngọt quá cũng lại mất cân bằng. Biết ăn đắng sẽ thấy cái ngon của vị đắng.

Với trẻ em, xay nhuyễn cho vào khăn vắt lấy nước, có thể hòa thêm mật mía hoặc thậm chí mật ong vào hành. Nhưng thầy thích mật ong hơn vì tôn trọng con ong. Hoặc cũng có thể đun nước sôi đổ vào nước hành cho loãng bớt và hòa thêm mật để dễ uống. Đặc hay loãng thì cũng ngần ấy nước hành chỉ có nhiều hơn thì uông làm nhiều lần. Tất nhiên công dụng của hành thì kém tỏi nhưng không phải cứ mạnh là tốt. Với trẻ em người ta còn dùng củ kiệu, hành nén để nhẹ hơn so với hành tím dùng cho người lớn. 

Thầy nói thật buồn cho người Việt, họ chữa bệnh theo kiểu MÒ MẪM – MAY RỦI - THỎA MÃN.

Thầy kể một câu chuyện về 2 trường hợp bị ho. Một đứa bé sinh ra đã yếu, khí huyết hư, cứ lạnh là nó bị ho mà thầy phải châm cứu và cho uống thuốc mãi. Một người lớn bị ho dai dẳng mấy tháng mà thầy chỉ bày cách đánh gừng, ăn hành, ăn chanh nướng chấm muối mà khỏi mà không cần làm gì. Đứa bé bị ho mà không phải là ho. Nó có tiếng ho là vì khí huyết quá kém, phối yếu nên cứ lạnh là cơ thể phản ứng chống lại lạnh nên ho. Trường hợp này muốn hết ho, hết bị ảnh hưởng bởi thời tiết thì phải làm cho phổi khỏe lên, nghĩa là khí huyết phải mạnh lên. Còn trường hợp người lớn kia, khí huyết không hư như vậy, chỉ bị nhiễm lạnh vào phổi, chỉ cần tán hàn là sẽ hết. Thế nên trường hợp đứa bé phải chữa rất lâu còn người lớn thì chỉ cần “làm phép” cũng khỏi. 

Thầy nói tùy bệnh bốc thuốc, mà không chỉ vậy mà còn phải có liều lượng. Đây người ta cứ an tâm áp dụng một cách vô tội vạ, một cách may rủi.Nhân tiện việc gần đây có quá nhiều, gọi là nhan nhản các mẹo hay pp chữa bệnh được share và việc có một số khách hàng mà tôi chả biết gọi là thế nào. Thế nên viết bài này.Một bạn khách bảo ăn món của tôi làm bị đau bụng. Tối rồi còn phải vào bệnh viện xét nghiệm các kiểu nhưng không ra bệnh gì. Bạn bảo bạn không ăn gì lạ, chỉ có món của tôi là lạ. Bạn thừa nhận bạn đau bụng kiểu bị lạnh bụng đi ngoài nhưng lại không đi được, và thường xuyên bị lạnh người. Tôi hỏi bạn đã xoa dầu hay đánh gừng chưa thì bạn bảo chưa. Sáng hôm sau tôi hỏi bạn thế nào. Bạn bảo bạn xoa dầu và đi ngủ. Chắc là hết đau thì mới ngủ được. Hôm sau bạn chuyển sang đái dắt và buốt. Bạn lại đi xét nghiệm và người ta kết luận bạn viêm tiết niệu và bàng quang và cho bạn về uống kháng sinh. Bạn ấy và cả bác sĩ không biết tại sao viêm [nếu đúng là viêm] và người ta chỉ biết cho kháng sinh. Sức khỏe bạn ấy thì rất kém. Đó là cách chữa mò mẫm.Nào là chữa nhiệt bằng dán miếng tỏi vào, chữa suy giãn tĩnh mạch bằng quả cau, chữa hở van tim bằng đắp đỗ xanh, chữa tiểu đường bằng cỏ chân vịt… Ôi! Thật thần kỳ! Không hiểu dựa theo nguyên lý nào, cơ sở nào nhưng nó có kết quả với một ai đó và được phổ biến. Người ta không biết nguyên nhân bị nhiệt là gì nhưng thấy dịt miếng tỏi vào khỏi có nghĩa là bệnh đã khỏi. Người ta không biết tại sao bị suy giãn tĩnh mạch nhưng uống nước sắc quả cau thấy hết và người ta bảo quả cau chữa khỏi bệnh giãn tĩnh mạch… Đó là cách chữa may rủiTrò chuyện với thầy Sơn – Lương y Núi Xanh, người có 30 năm hành nghề y, chữa trị nhiều ca bệnh khó. Thầy chữa tất cả các bệnh chỉ bằng 1 cách là làm mạnh khí huyết lên bằng châm cứu và ai cũng uống cùng một bài thuốc. Khi bệnh nhân đến kêu đau đầu, đau chân… Thầy nói thầy chả quan tâm đến đau đầu hay đau chân như thế nào vì thầy biết thừa nó đau và tại sao đau. Thầy hoàn toàn có thể làm hết đau đầu, đau chân ngay nhưng thầy không chữa bởi thầy nói căn nguyên của bệnh là khí huyết suy nên phủ tạng bị tổn thương. Nếu thầy chữa hết đau đầu, đau chân thì bệnh vẫn còn vì khí huyết vẫn hư, phủ tạng vẫn tổn thương. Chữa như vậy là chữa ngọn. Muốn khỏi phải chữa gốc là làm khí huyết mạnh lên, phủ tạng phục hồi. Chữa cái ngọn bệnh nhân thấy khỏi mà chủ quan và nhận thức sai lầm về bệnh.Ngày nay, hầu hết mọi người chỉ muốn nhanh nhanh hết đau mà chả muốn động tay chân. Chỉ lo hết cái ngọn, cái hiệng tượng mà không ai nghĩ đến cái gốc là khí huyết. Thế nên người người đã quen với việc vài hôm là khỏi bằng thuốc tây, thuốc giảm đau, thuốc ức chế thần kinh, mẹo này mẹo kia. Còn bác sĩ thì cũng chỉ chú trọng làm sao cho bệnh nhân hết đau là thành công trong khi cơ thể thì suy kiệt không lo mà phục hồi. Đó là cách chữa thỏa mãn. Thỏa mãn cả bệnh nhân lẫn bác sĩ.

Không có một cơ thể nào khỏe mạnh, hết bệnh nếu khí huyết đã hư và phủ tạng đã suy. Cũng không có một bài thuốc hay phương pháp chữa bệnh nào bền vững và có kết quả lâu dài nếu không lấy khí huyết làm cơ sở.

Video liên quan

Chủ Đề