Luyện tập phát triển câu chuyện trang 91 ViOLET

Lời giải bài tập Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện trang 91, 93 Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 4.

Bài giảng: Tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện - Cô Hoàng Thị Thơ (Giáo viên VietJack)

Câu 1 (trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Các em tự đọc đoạn trích kịch đã cho trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4.

Câu 2 (trang 93 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Dựa vào trích đoạn kịch, hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý sau :

a) Chia đoạn:

- Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.

- Đoạn 2: Yết Kiêu tới kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

- Đoạn 3: Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhó câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.

b) Cách trình bày : Nên chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và lời dẫn gián tiếp. Chỉ giữ lại những lòi đối thoại quan trọng.

Trả lời:

Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:

Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.

Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.

Đoạn 2:

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: "Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước." Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy."

Đoạn 3:

Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan..." Ông vội ngăn lời vỗ về con: "Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha." Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4:

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 khác:


Câu 1: Xây dựng đoạn văn dựa trên cốt truyện trong câu truyện Vào nghề, con hãy bấm chọn vào phần in đậm để hoàn thiện đoạn phát triển: 

- Mở đầu: Mùa giáng sinh năm ấy, cô bé (Lê-ô-na/Va-li-a) 11 tuổi được bố mẹ đưa đi (xem xiếc/xem phim).

- Diễn biến: Chương trình xiếc hôm ấy tiết mục nào cũng hay, nhưng Va-li-a thích nhất tiết mục cô gái xinh đẹp (vừa phi ngựa vừa thổi sáo/vừa phi ngựa vừa đánh đàn). Cô gái phi ngựa thật dũng cảm. Cô không nắm cương ngựa mà một tay ôm (cây sáo trúc/cây đàn măng-đô-lin), tay kia gảy lên những âm thanh rộn rã. Tiếng đàn của cô mới hấp dẫn lòng người làm sao. Va-li-a vô cùng ngưỡng mộ cô gái tài ba đó.

- Kết thúc: Từ đó, lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô – phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.

Đáp án:

- Mở đầu: Mùa giáng sinh năm ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc.

- Diễn biến: Chương trình xiếc hôm ấy tiết mục nào cũng hay, nhưng Va-li-a thích nhất tiết mục cô gái xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn. Cô gái phi ngựa thật dũng cảm. Cô không nắm cương ngựa mà một tay ôm cây đàn măng-đô-lin, tay kia gảy lên những âm thanh rộn rã. Tiếng đàn của cô mới hấp dẫn lòng người làm sao.Va-li-a vô cùng ngưỡng mộ cô gái tài ba đó

- Kết thúc: Từ đó, lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô – phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.

Câu 2: Xây dựng đoạn văn dựa trên cốt truyện trong câu truyện Vào nghề, con hãy bấm chọn vào phần in đậm để hoàn thiện đoạn phát triển:

- Mở đầu: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển (diễn viên/huấn luyện viên). Va-li-a xin bố mẹ cho (ghi tên học nghề/tới thăm).

- Diễn biến: Sáng hôm ấy, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác dẫn em đến (chuồng ngựa/sân khấu). Ở đó có một chú ngựa bạch tuyệt đẹp. Bác chỉ con ngựa và bảo: “Công việc của cháu bây giờ là (huấn luyện/chăm sóc) chú ngựa bạch này, cho ngựa ăn uống và quét dọn chuồng ngựa thật sạch sẽ”. Va-li-a rất ngạc nhiên vì diễn viên xiếc mà phải đi quét chuồng ngựa.(Nên em đã từ chối

Nhưng em vẫn cầm lấy chổi).

- Kết thúc: Bác giám đốc gật đầu cười, bảo em: “Công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy, cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất lên”

Đáp án:

- Mở đầu: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.

- Diễn biến: Sáng hôm ấy, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác dẫn em đến chuồng ngựa. Ở đó có một chú ngựa bạch tuyệt đẹp. Bác chỉ con ngựa và bảo: “Công việc của cháu bây giờ là chăm sóc chú ngựa bạch này, cho ngựa ăn uống và quét dọn chuồng ngựa thật sạch sẽ”. Va-li-a rất ngạc nhiên vì diễn viên xiếc mà phải đi quét chuồng ngựa. Nhưng em vẫn cầm lấy chổi.

- Kết thúc: Bác giám đốc gật đầu cười, bảo em: “Công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy, cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất lên”

Câu 3: Xây dựng đoạn văn dựa trên cốt truyện trong câu truyện Vào nghề, con hãy bấm chọn vào phần in đậm để hoàn thiện đoạn phát triển:

- Mở đầu: Thế là từ hôm đó, ngày ngày Va-li-a đến làm việc trong (chuồng ngựa/phòng huấn luyện hổ).

- Diễn biến: Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô diễn viên (dạy hổ/phi ngựa), em lại thấy phấn chấn lên.

- Kết thúc: Cuối cùng, em quen việc và trở nên thân thiết với (chú hổ/chú ngựa), bạn diễn tương lai của em.

Đáp án:

- Mở đầu: Thế là từ hôm đó, ngày ngày Va-li-a đến làm việc trong chuồng ngựa.

- Diễn biến: Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên.

- Kết thúc: Cuối cùng, em quen việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lai của em.

Câu 4: Xây dựng đoạn văn dựa trên cốt truyện trong câu truyện Vào nghề, con hãy bấm chọn vào phần in đậm để hoàn thiện đoạn phát triển:

- Mở đầu: Thế rồi cũng đến ngày Va-li-a trở thành một (diễn viên/ca sĩ) thực thụ.

- Diễn biến: Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng lên trên (lưng ngựa/lưng hổ), tay ôm lấy cây (vĩ cầm/ghi ta). Rồi tiếng đàn cất lên.Vẻ thán phục lộ rõ trên gương mặt từng khán giả.

- Kết thúc: - Va-li-a kết thúc tiết mục của mình với gương mặt rạng ngời hạnh phúc. Thế là ước mơ thuở nhỏ của Va-li-a đã thành sự thật.

Đáp án:

- Mở đầu: Thế rồi cũng đến ngày Va-li-a trở thành một diễn viên thực thụ

- Diễn biến: Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng lên trên lưng ngựa, tay ôm lấy cây vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên.Vẻ thán phục lộ rõ trên gương mặt từng khán giả.

- Kết thúc: - Va-li-a kết thúc tiết mục của mình với gương mặt rạng ngời hạnh phúc. Thế là ước mơ thuở nhỏ của Va-li-a đã thành sự thật.

Câu 5: Con hãy sắp xếp các nội dung sau để được dàn ý cho đề bài:

I. Mở bài: Giới thiệu về giấc mơ em được gặp bà tiên.

3. Em đã ước những gì và em đã thực hiện điều ước đó như thế nào?

II. Thân bài:

4. Em nghĩ gì khi thức giấc?

III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về giấc mơ kì lạ đó.

1. Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào?

2. Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?

Đáp án:

I. Mở bài: Giới thiệu về giấc mơ em được gặp bà tiên.

II. Thân bài:

1. Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào?

2. Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?

3. Em đã ước những gì và em đã thực hiện điều ước đó như thế nào?

4. Em nghĩ gì khi thức giấc?

III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về giấc mơ kì lạ đó.

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

KHÓA HỌC GIÚP TEEN 2010 ĐẠT 9-10 LỚP 4

Phụ huynh đăng ký khóa học lớp 4 cho con sẽ được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Luyện tập phát triển câu chuyện trang 91 ViOLET

Luyện tập phát triển câu chuyện trang 91 ViOLET

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 4 | Giải bài tập Tiếng Việt 4 | Để học tốt Tiếng Việt 4 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 4 và Để học tốt Tiếng Việt 4 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.