Me nghĩa tiếng việt là gì

Xin VOA cho biết khi nào dùng 'It’s me' hoặc 'It’s I'?

Cả hai đều có nghĩa là "Ðó là tôi". Các sách văn phạm xưa của Anh muốn dùng chủ từ "I" sau một động từ copula như be, tuy rằng dùng chủ từ "I" nhiều khi thiếu tự nhiên. Nhà văn phạm Charles Carpenter Fries trong cuốn The Structure of English kể một chuyện vui: một cô giáo đang giảng cho học sinh phải dùng "I" trong câu "It’s I"; chợt cô nghe có tiếng gõ cửa phòng. Cô hỏi, «Who’s there?» -- Ai đó? Và cô thấy ông Hiệu trưởng ló đầu vào và trả lời, «It’s me.» Vậy thì văn phạm Latin bảo phải dùng "It’s I", nhưng theo thói quen, thường dùng "It’s me".

Vắn tắt, trong tiếng Anh ta thấy thường dùng objective pronoun [me/him/her/us...] chứ không dùng subjective pronoun [I/he/she/we...]:

- It was me that needs your help. [Thay “that” như một relative pronoun]

- It was him that told the police.

Tuy nhiên, có những câu dùng chủ từ:

- It’s I who told her the story=Chính tôi là người kể cho cô ta truyện đó. [Dùng chủ từ I vì who thay cho I cũng làm chủ từ cho told]

- It was he who told the police.

Hay là thay bằng “the person” hay “the one”:- I was the one who told the police=Chính tôi là người báo cảnh sát.- He was the person who told the police=Anh ta là người báo cảnh sát.

- The first person he recognized was me=Người đầu tiên anh nhận ra là tôi.

- I work harder than he does [đừng dùng than him]=Tôi làm chăm hơn anh ta.

- He’s taller than I am [đừng dùng than me]=Anh ta cao hơn tôi.

* Quý vị muốn nêu câu hỏi/ ý kiến/ thắc mắc, xin vui lòng vào trang Hỏi đáp Anh ngữ của đài VOA để biết thêm chi tiết.

Vốn tính không thích ăn đồ chua, tôi vội từ chối: "Cảm ơn em! Nhưng mà me chua lắm, anh không ăn đâu!". Chú cười khùng khục qua điện thoại: "Không phải giò me là làm bằng quả me đâu!".

Đồng âm phương ngữ - toàn dân

Lúc sau, chú mang đến cân giò, không phải làm bằng quả me, mà bằng... thịt bê. Hóa ra ở vùng quê chú ấy, con bê được gọi là con me và giò bê gọi là giò me! 

Lần giở từ điển, tôi mới biết có nhiều từ me đồng âm, trong đó, quen thuộc nhất, me là "loại cây thân gỗ, lá kép lông chim, quả dài, có vị chua, ăn được". 

Ngoài ra, còn có những từ me khác với các nghĩa: dùng để xưng gọi tương tự như "mẹ" / "người đàn bà Việt Nam vì tiền mà lấy người phương Tây thời trước [hàm ý coi khinh]" thì gọi là "me Tây, me Mỹ"/ "đánh me" là một kiểu đánh bạc thời trước / "canh me" là canh chừng, trông chừng / "con me" là con bê...

Hiện tượng đồng âm giữa từ toàn dân và từ địa phương [phương ngữ] gây ngộ nhận khi giao tiếp như trên trong từ vựng tiếng Việt đã dẫn đến nhiều câu chuyện cười ra nước mắt.

Như câu chuyện anh chàng Bắc Bộ đến chơi nhà bạn ở xứ thần kinh, thấy con chó to lớn bất ngờ xồ ra nhe răng dữ tợn, sủa ầm ĩ, hoảng quá hét toáng lên. 

Cậu bạn gia chủ lại thư thả đi ra, điềm nhiên cười bảo: "Con chó không có răng mô!". Anh phản đối: "Nó cắn ầm ĩ, nhe răng tùm lum như thế mà ông lại bảo không có răng?". 

Hóa ra trong phương ngữ miền Trung, "răng" có nghĩa là "sao", đồng âm với từ "răng" toàn dân chỉ "phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn". 

Còn từ "cắn" thuộc phương ngữ miền Bắc mà anh dùng thì đồng nghĩa với từ toàn dân "sủa" và đồng âm với từ "cắn" toàn dân với nghĩa "giữ và siết chặt bằng răng hoặc giữa hai hàm".

Muốn tiếng Việt chuẩn, phải bỏ từ địa phương

Đồng âm thuật ngữ - toàn dân

Thêm một chuyện khác, vào mùa hè năm 2002, trường tôi chở học sinh đi tham dự Festival học sinh dân tộc thiểu số ở Pleiku trên chiếc xe cà tàng 45 chỗ, sau chuyến đi ấy về là xe "nghỉ hưu" vì đã hết niên hạn sử dụng. 

Xe qua trạm kiểm soát ở ranh giới giữa hai tỉnh Gia Lai - Đắk Lắk, thấy cạnh đường chính có con đường khác song song, treo tấm biển "Đường dành cho xe quá khổ, quá tải". Bé gái nhà tôi năm ấy lên 10 cũng đi theo đoàn, buột miệng: "Đường ấy dành cho xe quá nghèo khổ, như xe của mình đây hả ba?". 

Cả xe bật cười vì thắc mắc ngây thơ của cháu. Ở đây đã diễn ra trường hợp nhầm lẫn giữa hai yếu tố / từ đồng âm "khổ" trong từ khổ cực, nghèo khổ với "khổ" trong từ khuôn khổ và quá khổ, quá tải là thuật ngữ chuyên ngành giao thông.

Về thuật ngữ, còn có nhiều từ khác đồng âm dễ gây nhầm lẫn như "chân vịt" tàu thủy đồng âm với "chân vịt", một bộ phận của con vịt - loài thủy cầm mỏ dẹp, chân ngắn quen thuộc.

Hoặc như từ "cánh gà" sân khấu đồng âm với "cánh gà" - bộ phận của con gia cầm mỏ nhọn quen thuộc, nguyên liệu chính của món cánh gà chiên nước mắm thơm phức đậm đà, khoái khẩu.

Hoặc "con chuột" cơ bắp tay [brachii] lại đồng âm với "con chuột" mõm nhọn, đuôi dài. Từ này còn đồng âm với "con chuột" máy tính; và còn nhiều từ đồng âm dễ gây nhầm lẫn khác như "con sò" trong máy khuếch đại âm thanh [amply] với "con sò" là loài trai biển.

Ngẫm ra, tiếng Việt mọi vùng miền trên đất nước ta tiềm ẩn bao điều thú vị, góp phần tạo nên vốn ngôn ngữ đặc sắc, những nét văn hóa độc đáo, phong phú.

ĐỖ THÀNH DƯƠNG

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Mẹ thông thường được dùng để chỉ người phụ nữ mang thai, sinh ra và nuôi lớn đứa trẻ. Tuy nhiên, vì sự phức tạp và các khác biệt trong các định nghĩa và vai trò của người mẹ về mặt văn hóa, xã hội và tôn giáo nên rất khó có thể có một định nghĩa chung về mẹ được chấp nhận rộng khắp. Tương đương về phía nam giới là người cha.

Tranh vẽ quảng cáo về mẹ và con khoảng năm 1900

Tranh vẽ Charity [Từ thiện] của William-Adolphe Bouguereau, năm 1878

Mẹ còn có các cách gọi khác theo từng địa phương như là: má, mế, u, bầm, bu, đẻ, ví, cái, mẫu, vú, v.v. Chẳng hạn như trong các câu thơ sau:

Nàng về nuôi cái cùng con Để anh đi trảy nước non Cao Bằng. [Ca dao] Bầm ơi có rét không bầm! Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn. Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non. [Tố Hữu]

 

Monumento a la Madre ở thành phố Mexico. Dòng chữ đề trên tượng đài có thể dịch như sau: Tặng người yêu thương chúng ta trước khi gặp chúng ta.

 

Mẹ và con gái trong trang phục truyền thống vùng Bregenz, Áo

Hiện tại, với các tiến bộ trong công nghệ sinh sản, chức năng làm mẹ sinh học có thể được chia ra giữa mẹ di truyền [người phụ nữ cung cấp trứng] và mẹ mang thai [người phụ nữ có thai, nói chung được biết đến như là mang thai hộ], cũng như mẹ xã hội [người nuôi dưỡng đứa trẻ]. Mối liên hệ lành mạnh giữa người mẹ và đứa con tạo ra một nền tảng an toàn để sau này đứa trẻ có thể tự tin bước chân vào đời.

Mẹ đẻ

Bài chi tiết: Mẹ đẻ

Mẹ sinh học

Trong trường hợp của con người, trước khi có sự mang thai hộ thì mẹ đẻ đồng nhất với mẹ sinh học. Mẹ sinh học là một phụ nữ mang thai [hay mang bầu] mang quả trứng đã được thụ tinh của chính mình [có thể thông qua giao hợp hay thụ tinh trong ống nghiệm]. Bào thai phát triển từ trứng đã thụ tinh có thể sống được [tức là 'phôi thai']. Quá trình thai nghén diễn ra trong dạ con của người phụ nữ từ khi thụ thai cho tới khi bào thai [giả định rằng bào thai được phát triển cho tới kỳ ở cữ] phát triển đầy đủ để được sinh ra. Người phụ nữ trải qua cơn đau đẻ và sinh ra đứa trẻ. Thông thường chỉ một đứa trẻ được sinh ra trong mỗi ca đẻ. Sau đó người mẹ tiết sữa để nuôi con. Sữa mẹ là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết nhất để nuôi đứa trẻ trong khoảng thời gian khoảng một năm [hoặc hơn thế]. Bên cạnh đó, sữa non [loại sữa tiết ra nhiều nhất trong vòng 3 ngày đầu sau khi sinh con] cũng là nguồn cung cấp các kháng thể cho hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh.

Mẹ mang thai hộ

Bài chi tiết: Mang thai hộ

Mẹ mang thai hộ là khái niệm mới xuất hiện gần đây ở phương Tây. Mẹ mang thai hộ nói chung là người phụ nữ mang một phôi thai từ trứng đã được thụ tinh của người phụ nữ khác [thường là của các cặp vợ chồng không thể sinh con vì nhiều lý do khác nhau] cho tới khi sinh ra đứa trẻ. Vì thế mẹ mang thai hộ mang và sinh ra đứa trẻ mà về mặt sinh học thì bà không phải là mẹ của đứa trẻ ấy. Lưu ý rằng trường hợp này là không đồng nhất với trường hợp người phụ nữ mang thai thông qua thụ tinh trong ống nghiệm [in vitro].

Mẹ dưỡng

Từ mẹ cũng được dùng để chỉ người phụ nữ không phải là mẹ về mặt sinh học [người mẹ cung cấp gen di truyền] hay người mẹ sinh ra trong trường hợp mang thai hộ, đặc biệt nếu như người phụ nữ ấy thực hiện vai trò xã hội chính trong việc nuôi dạy đứa trẻ kể từ sau khi đứa trẻ được sinh ra. Thường thì đó là mẹ nuôi [tức người nuôi dưỡng đứa trẻ, mặc dù định nghĩa mẹ nuôi về mặt luật pháp không nhất thiết phải là người nuôi dưỡng chính đối với đứa trẻ ấy] hoặc mẹ kế [còn gọi là mẹ ghẻ hay dì ghẻ, tức là người vợ của cha đứa trẻ nhưng không liên quan về mặt sinh học với đứa trẻ].

 

Mẹ có công lớn nhất là nuôi dưỡng và giáo dục đối với đứa con mình sinh ra. Quá trình nuôi dưỡng bắt đầu sau khi mang thai và sau khi sinh cho đến khi trưởng thành. Chính vì đặc điểm đó mà người mẹ có vai trò đặc biệt với mỗi chúng ta.

Vai trò xã hội

Vai trò tôn giáo

Xem thêm: Tình mẹ con

Là tình cảm thiêng liêng của người mẹ và người con, thể hiện sự gắn bó, quan tâm, chăm sóc, dưỡng dục...

 

Có rất nhiều câu thơ, câu ca về tình mẹ.

Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp mật, như đường mía lau [Ca dao] Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu Mới là đạo con Ai ơi hãy nhớ ơn này... [ca dao] Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con [Chế Lan Viên] Ta mê mãi trên bàn chân rong ruổi Mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng [Đỗ Trung Quân]

Âm nhạc

  • Bà mẹ Ô Lý [Trịnh Công Sơn]
  • Bài hát ru của mẹ [Nguyễn Văn Chung]
  • Bông hồng cài áo [Phạm Thế Mỹ]
  • Bông hồng trắng [Nhật Ngân]
  • Bữa cơm mẹ nấu [Nguyễn Văn Chung]
  • Ca dao mẹ [Trịnh Công Sơn]
  • Cảm ơn thiên thần [Thiên thần của mẹ] [Nguyễn Văn Chung]
  • Chỉ có một mà thôi [Trương Quang Lục]
  • Chiều xuân xa nhà [Nhật Ngân]
  • Cho mẹ cho em [Trịnh Lâm Ngân]
  • Cô và mẹ [Phạm Tuyên]
  • Gà mái và đàn con [Nguyễn Văn Chung]
  • Gia tài của mẹ [Trịnh Công Sơn]
  • Huyền thoại mẹ [Trịnh Công Sơn]
  • Lời dặn dò của mẹ [Nhật Ngân]
  • Lời mẹ ru [Trịnh Công Sơn]
  • Khi vắng mẹ [Nguyễn Văn Chung]
  • Khúc hát ru của người mẹ trẻ [Phạm Tuyên]
  • Mấy giờ con về? [Nguyễn Văn Chung]
  • Mẹ bỏ con đi [Đường xa vạn dặm] [Trịnh Công Sơn]
  • Mẹ đi vắng [Trịnh Công Sơn]
  • Mẹ là quê hương [Nguyễn Quốc Việt]
  • Mẹ mang xuân về [Nguyễn Văn Chung]
  • Mẹ nắm tay con [Nguyễn Văn Chung]
  • Mẹ ơi có biết [Nguyễn Văn Chung]
  • Mẹ tôi [Nhị Hà]
  • Mẹ tôi [Trần Tiến]
  • Mùa xuân của mẹ [Trịnh Lâm Ngân]
  • Mùa xuân nhớ mẹ [Nhật Ngân & Bruce Đoàn]
  • Mừng tuổi mẹ [Trần Long Ẩn]
  • Ngày mai con khôn lớn [Nguyễn Văn Chung]
  • Nghĩa mẹ [Lâm Hùng]
  • Ngọt ngào quê mẹ [Nhật Ngân]
  • Ngủ đi con [Nguyễn Văn Chung]
  • Ngủ đi con [Trịnh Công Sơn]
  • Nhật ký của mẹ [Nguyễn Văn Chung]
  • Nhớ mẹ lý mồ côi [Trương Quang Tuấn]
  • Rước xuân về nhà [Nhật Ngân]
  • Thế giới bé của mẹ [Nguyễn Văn Chung]
  • Thư của mẹ [Nguyễn Văn Chung]
  • Tình mẹ [Nguyên Hải]
  • Xa vắng mẹ [Thơ: Thái Tú Hạp & Nhạc: Nhật Ngân]
  • Xin lỗi mẹ [Nguyễn Văn Chung]
  • Xuân nào con sẽ về [Nhật Ngân]
  • Xuân này con không về [Trịnh Lâm Ngân]
  • Xuân này con về, mẹ ở đâu? [Nhật Ngân]

Kịch

  • Bông hồng cài áo [Kim Cương]

Cải lương

  • Bông hồng cài áo [Hoàng Khâm]
  •  

    Sikkim, Ấn Độ

  •  

    Mỹ

  •  

    Angkor, Campuchia

  •  

  •  

    Peru

  •  

    Mẹ và con sơ sinh trong bệnh viện, Đức, 1948

  •  

    Nam Mỹ

  •  

    Bangladesh

  •  

    Nhật Bản

Tình mẫu tử ở giới động vật

  •  

  •  

  •  

  •  

  •  

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mẹ.
  • Ngày của Mẹ
  • Vu lan

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mẹ&oldid=67581605”

Video liên quan

Chủ Đề