Measurement cbm là gì

CBM là ký hiệu mà mọi người thường thấy trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu. Gặp rất nhiều ở vận chuyển đường bộ, hàng không, đường thủy. Công ty vận tải giao nhận hàng hóa sử dụng CBM để tính giá cước vận chuyển hàng. Vậy CBM là gì? CBM là đơn vị gì? Cách tính CBM ra sao.

Nội dung chính

CBM đơn vị là gì? Cách tính CBM như thế nào?Tỷ lệ quy đổi CBM sang KgVí dụ về áp dụng tỷ lệ quy đổi CBM sang kg

CBM là gì?

CMB là viết tắt của từ tiếng anh “Cubic Meter”. Hay chúng ta vẫn gọi nhanh là mét khối (m3). CBM được sử dụng để đo khối lượng, kích thước của gói hàng từ đó nhà vận chuyển áp dụng để tính chi phí vận chuyển. Nhà vận chuyển có thể quy đổi CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau.

CBM đơn vị là gì? Cách tính CBM như thế nào?

Ta có công thức: CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện Các đơn vị chiều dài, rộng, cao quy đổi sang mét (m) do đó CBM đơn vị là mét khối (m3)

Measurement cbm là gì

Lấy ví dụ áp dụng tính CBM, số khối cho lô hàng

Anh chàng Danny có lô hàng tem nhãn; vải vóc và muốn gửi hàng này đi Phnom Penh – Campuchia từ Hồ Chí Minh (Việt Nam).

Gồm 10 kiện, mỗi kiện có kích thước dài, rộng, cao lần lượt là 2,5 m – 1,8m – 2 m.Trọng lượng mỗi kiện là 350 kgGiao và nhận hàng tại kho ở 2 quốc gia Việt Nam, Campuchia của công ty CAVI ExpressDanny, anh ấy muốn biết chi phí cho chuyến hàng là bao nhiêu?

Ở đây nhà vận chuyển sẽ bắt đầu tính số khối cbm cho Danny ( Dài x rộng x cao ) x số lượng = (2,5 x 1,8 x 2) x 10 = 90 khối ( 90 CBM) Giả dụ đơn giá là 50 USD/ CBM thì lô hàng mà Danny gửi có chi phí là 50 x 90 = 4500 USD. Lô hàng vận chuyển này của Danny đã chở thành loại hàng FCL (tìm hiểu thêm về hàng FCL là gì?)

Measurement cbm là gì

Tỷ lệ quy đổi CBM sang Kg

Đối với các phương thức vận chuyển khác nhau sẽ có cách quy đổi CBM sang kg khác nhau Ví dụ như:

Ở đường hàng không: 1 CBM là tương đương 167 KgCòn đường biển thì 1 CBM = 1000 kg

Có lúc ta thấy công ty vận chuyển tính giá cước theo CBM nhưng cũng có lúc tính theo Kg vậy đó là khi nào. Để hiểu rõ hơn và cách sử dụng quy đổi cho việc tính giá trị ta sẽ lấy ví dụ dưới

Ví dụ về áp dụng tỷ lệ quy đổi CBM sang kg

Lần này Danny muốn vận chuyển sắt thép đi Campuchia bằng dịch vụ của công ty CAVI Express chứ không phải tem nhãn; vải vóc nữa. CAVI Express thì vận chuyển bằng xe tải liên vận, đường bộ nhé

5 kiện hàng với kích thước dài – rộng – cao: 5m – 1,5m – 0,3 mTrọng lượng mỗi kiện là 1,3 ton ( tấn)Nhưng lần này chi phí vận chuyển tính như thế nào?Dài x rộng x cao x số kiện = 5 x 1,5 x 0,3 x 5 = 11,25 CBMTrọng lượng (kg) x số kiện = 1,300 x 5 = 6,500 Kg

Trước tiên, CAVI Express vẫn sẽ tính số CBM Tiếp theo sẽ tính tới số Kg: Để biết được tính theo giá hàng nặng (kg) hay hàng nhẹ (CBM) chúng ta bắt đầu áp dụng tỷ lệ quy đổi cbm -> kg Trong vận chuyển đường bộ: 11,25 CBM tương đương với 3,746 kg (1CBM = 333 kg) Nhưng thực thế lô hàng nặng 6,500kg hơn nhiều so với 3,746 kg. Do đó lô hàng sắt thép của Danny sẽ tính theo giá hàng nặng. Ví dụ Đơn giá vận chuyển là 100 USD/ ton thì lô hàng này có chi phí: 6,5 ton x 100 USD/ton = 650 USD Vậy là lô hàng này của Danny sẽ được đi ghép với các hàng khác (hay còn được gọi là loại hàng LCL- tìm hiểu LCL là gì?)

Tại sao lại quy đổi cbm sang kg như vậy? Khách hàng có bị thiệt hại không

Như ví dụ Danny với lô hàng sắt thép vừa rồi. Vậy nếu Danny được tính theo trọng lượng 3,746 kg có phải anh ấy sẽ giảm được rất nhiều chi phí không. Bây giờ bạn hãy thử so sánh Nguyên 1 container (FCL) hay nguyên 1 xe tải chở bông, chỉ có trọng lượng 3 ton. Như vậy mà tính theo trọng lượng 3 ton mà nguyên container hay xe tải đó có hợp lý hay không cho nhà vận chuyển. Trong khi 1 container hay xe tải đó có thể chở được 20 ton hàng. Chẳng phải đều là 1 xe, 1 chuyến sao. Do đó việc quy đổi cmb và Kg này cũng rất hợp lý và công ước quốc tế cũng đã tính như vậy. Không bên nào thiệt hại cả.

Chú ý về CBM, quy đổi cbm – kg

Đơn vị tính CBM được sử dụng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa quốc, giúp các bên vận chuyển cân đo đong đếm hàng hóa, tính giá vận chuyển.

Trong bài viết dưới đây, Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ giới thiệu đến bạn đọc thuật ngữ về CBM là gì? So sánh CBM với đơn vị khác? Cách tính CBM được sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay.

1.CBM là gì?

CBM là đơn vị đo được viết tắt từ “Cubic Meter” có nghĩa mét khối, dùng để đo khối lượng và kích thước hàng hóa và tính chi phí vận chuyển.

Đơn vị CBM được vận dụng trong hầu hết các phương thức vận chuyển hàng hóa như đường hàng không, đường biển, hoặc vận tải bằng container,…

Khi tính CBM, các bạn có thể quy đổi sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau.

>>>> Xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu trực tuyến cho người mới bắt đầu

2.Hướng dẫn quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu

a.Cách tính CBM

Tính CBM đơn vị là mét khối (m3) theo công thức dưới đây:

CBM = (chiều dài  x  chiều rộng  x  chiều cao)  x  số lượng kiện

Lưu ý: Quy đổi đơn vị chiều dài, chiều rộng và chiều cao sang đơn vị mét (m).

Measurement cbm là gì

Ví dụ 1:

A có một lô hàng gồm 15 kiện hàng quần áo bán từ Việt Nam sang Thái Lan có thông tin chi tiết lô hàng như sau:

Mỗi kiện hàng có kích thước chiều dài x rộng x cao theo thứ tự:   3m x 2,5m x 2,7m

Trọng lượng mỗi kiện là 180 kg. tính CBM?

Lời giải:

Lô hàng có:  CBM = (3m x 2,5m, 2,7m) x 15 = 303,75 CBM

b.Tỷ lệ quy đổi CBM sang Kg

Tỷ lệ quy đổi CBM sang đơn vị Kg khác nhau ở các phương thức vận chuyển khác nhau.

Các phương thức vận chuyển hiện nay được quy đổi như sau:

  • Đường hàng không: 1 CBM tương đương 167 Kg
  • Đường bộ: 1 CBM tương đương 333 kg
  • Đường biển: 1 CBM tương đương1000 kg

Trong vận tải hàng hóa, trong các trường hợp khối lượng và kích thước có sự chênh lệch khác nhau. Việc tính giá hàng hóa sẽ có sự điều chỉnh hợp lý.

Ví dụ 2: Tính cước vận chuyển với hàng LCL

B có một lô hàng gồm 15 kiện hàng Sắt bán từ Việt Nam sang Thái Lan, vận chuyển bằng đường bộ có thông tin chi tiết lô hàng như sau:

Mỗi kiện hàng có kích thước chiều dài x rộng x cao theo thứ tự:   3,5m x 2,5m x 0,5m

Trọng lượng mỗi kiện là 1050 kg.

Đơn giá vận chuyển: 150 USD/1000kg.

 Tính CBM? Tính giá vận chuyển.

Lời giải:

Lô hàng có:  CBM = (3,5m x 2,5m x 0,5m) x 15 = 65,625 CBM

Quy đổi sang Kg tương đương: 21853,125 Kg

Trọng lượng kiện hàng: 1650 x 15 = 24750 Kg

Dễ dàng nhận thấy: 24750 > 21853,125, khi đó, giá vận chuyển hàng hóa của B sẽ tính theo mức hàng nặng hơn.

Đơn giá vận chuyển: 24750 x 0,15 = 3712,5 USD.

Nếu xét về 1 container vận chuyển giữa hàng bông và hàng sắt thép thì cân năng sẽ khác nhau nhưng vẫn tốn 1 container vận chuyển, Vì thế việc tính giá cước theo thể tích hàng hay khối lượng hàng như thế này sẽ đảm bảo tính hợp lý.

Hy vọng bài viết trên đây của Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CBM là gì? và vận dụng đơn vị này trong thực tế một cách hiệu quả.

>>>>> Bài viết tham khảo: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu, và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Tìm hiểu cách tính CBM chuẩn là điều cần thiết đối với các bạn đọc là nhân viên làm trong ngành xuất nhập khẩu, logistics, giúp áp dụng đơn giá vận chuyển hàng hóa và đóng hàng cho phù hợp.


CBM là một đơn vị đo lường sử dụng phổ biến trong xuất nhập khẩu, vận chuyển quốc tế thông qua đường biển, đường hàng không. Do đó, để bắt đầu sự nghiệp làm nhân viên xuất nhập khẩu, các bạn cần tìm hiểu CBM là gì, cách tính CBM chuẩn để làm việc hiệu quả.

Công thức tính CBM, 1 CBM bằng bao nhiêu kg?

Nội dung bài viết:
1. CBM là gì?.
2. Công thức tính CBM.
3. Cách tính CBM hàng air, sea, road
4. Số kiện phù hợp trong container.
5. Ý nghĩa khác của CBM.

1. CBM là gì?

CBM (viết tắt từ Cubic Meter) là đơn vị mét khối, sử dụng đo khối lượng và kích thước gói hàng gói hàng hóa vận chuyển đường biển, đường hàng không. Ngoài dựa vào trọng lượng thực thì dựa vào CBM, nhà vận chuyển sẽ quy đổi từ CBM sang trọng lượng để tính chi phí vận chuyển dễ dàng hoặc có thể tính phí nhanh chóng mà không cần chuyển sang đơn vị kg.

Không chỉ tính được lượng hàng cần vận chuyển là bao nhiêu trong một chuyến và phí cước vận chuyển khi di chuyển hàng bằng máy bay, xe khách hoặc tàu thủy vận chuyển hàng mà CBM giúp mọi người có thể sắp xếp vị trí hàng hóa tối ưu nhất ở trong các phương tiện vận chuyển, giúp việc chở hàng được nhiều nhất có thể.

2. Cách tính CBM chuẩn

Do CBM là đơn vị mét khối nên công thức tính CBM được tính theo chiều rộng, chiều dài, chiều cao của kiện hàng. Cụ thể công thức như sau:

CBM = (Chiều rộng x chiều dài x chiều cao) x số lượng kiện hàng.

Chú ý:
- Nếu các kiện hàng có kích thước khác nhau thì bạn áp dụng CBM = (Chiều rộng x chiều dài x chiều cao) cho từng kiện hàng. Sau đó, bạn tất cả các kiện hàng lại với nhau sẽ ra được CBM tổng.
- Khi tính CBM, bạn cần chú ý đổi kích thước chiều dài, chiều cao, chiều rộng theo đơn vị là mét.

1CBM = kg? Sau khi tính xong, nhà vận chuyển sẽ chuyển CBM sang kg để tính chi phí vận chuyển hàng hóa nhưng tùy vào phương thức vận chuyển mà cách quy đổi sẽ khác nhau:
- Đối với đường bộ: 1CBM = 333kg.
- Đối với đường hàng không: 1CBM = 167kg.
- Đối với đường biển: 1CBM = 1000 kg.

3. Cách tính CBM hàng air/road/sea

* Cách tính CBM hàng air

CBM hàng air là đơn vị mét khối (m3) áp dụng cho các kiện hàng vận chuyển bằng máy bay. Do đó, theo quy đổi ở trên thì 1CBM = 167kg. Để tính cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thì bạn cần phải biết được trọng lượng thể tích của hàng hóa đó.

Ví dụ: Bạn đang muốn vận chuyển lo hàng bằng đường hàng không với thông tin sau đây:
- Vận chuyển 9 kiện hàng, mỗi kiện có trọng lượng là 97kg.
- Kích thước của từng kiện là 87 x 91 x 98 cm.

Để tính được giá cước thì bạn cần làm các bước sau:
Bước 1: Tính tổng trọng lượng hàng hóa: Tổng trọng lượng của 9 kiện hàng là 873kg.
Bước 2: Tính thể tích của hàng hóa theo m3 (CBM)
- Kích thước một kiện hàng theo cm là 87 x 91 x 98 cm.
- Đổi sang kích thước kiện hàng theo m là 0,87 x 0,91 x 0,98 m.
Do đó, thể tích của 9 kiện hàng là CBM = (0,87 x 0,91 x 0,98) x 9 kiện hàng = 6,9827 m3
Bước 3: Đổi CBM sang trọng lượng (kg) của 9 kiện hàng trên: 6,9827CBM = 1166 kg.
Bước 4: So sánh CBM và trọng lượng của các kiện hàng. Cái nào có giá trị lớn hơn thì bạn lấy giá trị đó để để xác định giá cước vận chuyển.
- CBM = 1166kg.
- Trọng lượng = 873kg.
Do đó, tính giá cước sẽ dựa vào CBM = 1166kg.

* Cách tính CBM hàng sea

CBM hàng sea dành để tính giá cước vận chuyển hàng hóa đi bằng đường biển. Do đó, khi vận chuyển hàng đường biển, bạn cần quy đổi 1CBM = 1000kg, từ đó tính cước vận chuyển hàng biển dễ dàng hơn.

Ví dụ: Vận chuyển lô hàng theo đường biển gồm có 7 kiện với kích thước mỗi kiện là 115 x 96 x 136 cm và trọng lượng của mỗi kiện là 766kg.
Để tính giá cước vận chuyển lô hàng 7 kiện đường biển này thì bạn cần tính theo các bước sau:
Bước 1: Tính trọng lượng tổng 7 kiện hàng: 766 x 7 = 5362kg.
Bước 2: Tính CBM 7 kiện hàng.
- Kích thước mỗi kiện theo cm là 115 x 96 x 136cm.
- Kích thước mỗi kiện hàng theo m là 1,15 x 0,96 x 1,36m.
- CBM = (1,15 x 0,96 x 1,36m) x 7 =10,51m3.
Bước 3: Tính trọng lượng hàng theo CBM: 10,51 x 1000 = 10510kg.
Bước 4: So sánh CBM và trọng lượng thực tế của các kiện hàng. Số nào lớn hơn thì tính cước theo số đó. Như vậy, tính cước cho kiện hàng vận chuyển qua đường biển này theo CBM.

* Cách tính CBM hàng road

CBM hàng road được tính cho cước phí vận chuyển hàng đường bộ. Trọng lượng theo CBM được tính như sau: 1CBM = 333kg.

Ví dụ: Tính giá cước hàng di chuyển bằng đường bộ với kích thước là 113 x 97 x 151 cm và trọng lượng từng kiện là 965kg.
Tính giá cước theo các bước sau đây:
Bước 1: Tính trọng lượng của 8 kiện hàng 965 x 8 = 7720kg
Bước 2: Tính CBM 8 kiện.
- Đổi kích thước kiện hàng sang m là 1,13 x 0,97 x 1,51 m.
- Tính CBM = (1,13 x 0,97 x 1,51) x 8 = 13,240888m3.
Bước 3: Quy đổi trọng lượng từ CBM với hàng đi đường bộ: 13,240888 CBM x 333 = 4409kg.
Bước 4: So sánh trọng lượng từ CBM và trọng lượng tổng kiện hàng. Thấy CBM thấp hơn thì tính giá cước theo trọng lượng.

4. Mỗi container để được bao nhiêu kiện hàng?

Sắp xếp hàng hóa vào container là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định tới chi phí có tối ưu hay không khi vận chuyển. Nếu hàng hóa đóng trong container vẫn không hết chỗ hoặc thiếu chỗ thì chi phí vận chuyển sẽ tăng cao và gây ra khó khăn khi giao hàng. Do đó, khi vận chuyển hàng hóa thì bên vận chuyển kết hợp với bên sản xuất hàng sẽ tính toán thể tích hàng khi đóng vào container phù hợp, để tránh tình trạng thừa chỗ/thiếu chỗ trong container.

Hiện nay, container có rất nhiều loại khác nhau, từ cont 20' đến công 40'. Tùy vào từng loại container và kích thước, thể tích kiện hàng mà cách tính số lượng kiện trên container khác nhau như sau:
- Số lượng kiện ở container 20 feet (thể tích là 33,2m3): 33,2/thể tích kiện (m3).
- Số lượng kiện ở container 20 feet lạnh (thể tích là 28,4m3): 28,4/thể tích kiện (m3).
- Số lượng kiện ở container 40 feet thường (thể tích là 67,6m3): 67,6/thể tích kiện (m3).
- Số lượng kiện ở container 40 feet cao (thể tích là 76,3m3): 76,3/thể tích kiện (m3).
- Số lượng kiện ở container 40 feet lạnh (thể tích là 67,0m3): 67,0/thể tích kiện (m3).

Trong đó,thể tích kiện được tính bằng (m) với công thức: Dài x rộng x cao.

Ví dụ kiện hàng của bạn có kích thước chiều dài x rộng x cao lần lượt là 0,3 x 0,24 x 0,6 m mà muốn vận chuyển trong container 20 feet, 40 feet cao thì số lượng kiện cần đóng để tối ưu chi phí vận chuyển là:
- Thể tích kiện 0,3 x 0,24 x 0,6 = 0,0432m3.
- Số lượng kiện ở container 20 feet với kiện hàng trên là 33,2/ 0,0432 = 768 kiện.
- Số lượng kiện ở container 40 feet cao với kiện hàng trên là 76,3/0,0432 = 1766 kiện.

5. Ý nghĩa khác của CBM

Ngoài viết tắt của từ Cubic Meter, nói về đơn vị tính mét khối thường được sử dụng trong vận chuyên hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không, đường biển và đường bộ thì CBM còn được viết tắt của nhiều cụm từ khác nhau:
- CBM: Commodore Business Machines - Tên một nhà chế tạo.
- CBM: Contra Body Movement - Nói về động tác dịch chuyển cùng chiều trong khiêu vũ.
- CBM: Coalbed Methane - Khí mê tan của lớp than.
- CBM: Curriculum Based Measurement - Đo lường dựa trên chương trình giảng dạy.
- CBM: Certified business manager - Chứng chỉ do cá nhân/tổ chức cho lĩnh vực kinh doanh.

Ngoài nhớ cách tính CBM chuẩn thì các bạn cần nhớ quy đổi 1CBM sang kg cho hàng đường bộ, đường biển, đường hàng không là khác nhau để áp dụng tính cước phí vận chuyển đúng và phù hợp.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-tinh-cbm-chuan-62707n.aspx
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải hiểu giá bán là gì để tính toán phù hợp. Các bạn có thể tham khảo bài viết Giá bán là gì để hiểu hơn từ này trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán.