Mẹo học lý thuyết lái xe ô tô 450 câu

Nội dung chính

1. Chăm chỉ đến lớp

2. Thực hành thường xuyên để quen với thực tế

3. Đọc luật kỹ càng

4. Phải hiểu nội dung câu hỏi

5. Hướng dẫn tải mẹo ôn thi lý thuyết và phần mềm thi sát hạch

Như các bạn đã biết, quy trình thi bằng lái xe ô tô hạng B2 bao gồm 2 phần. Phần thi lý thuyết và thực hành. Phần thi lý thuyết có thể nói là dễ, cũng có thể là không dễ với một số bạn có trí nhớ không tốt hay ngán ngẫm với các con chữ. Trong phần lý thuyết học viên sẽ làm tổng cộng 30 câu hỏi trắc nghiệm được trích ra từ bộ đề thi 450 câu hỏi về thi bằng lái xe ô tô B2 đã được học trong suốt quá trình.

450 câu hỏi không phải là con số nhỏ để nhét vào đầu. Trong bài viết hôm nay, trung tâm dạy lái xe, đào tạo thi bằng lái xe thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi, xin giới thiệu đến các bạn cách để vượt qua 450 câu hỏi trong phần lý thuyết một cách trôi chảy nhất.

450 câu lý thuyết là thách thức đối với nhiều học viên khi thi bằng lái xe ô tô

Chăm chỉ đến lớp

Đây là yếu tố đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng quyết định đến đến kết quả học tập của các bạn. Việc chăm chỉ đến lớp các bạn nên và cần thiết phải làm. Điều đó sẽ giúp các bạn được các giáo viên dạy thi bằng lái xe b2 hướng dẫn cũng như chỉ bảo tận tình. Việc trao đổi những khúc mắc cũng như các mẹo nhỏ trong học tập là rất cần thiết và hữu dụng khi số lượng câu hỏi quá nhiều như thế.

Thực hành thường xuyên để quen với thực tế

Học đi đôi với hành, học mà không thực hành xem như vô nghĩa. Việc thực hành cũng là một mẹo nhớ lý thuyết rất tốt đấy các bạn. Ví dụ như các câu hỏi về sa hình: Đây là những câu hỏi về tình huống, mục đích chính của việc giải sa hình là làm sao giải quyết cho các xe thoát khỏi giao lộ một cách nhanh nhất. Việc giải sa hình giống như làm một bài toán vậy, cần sự khéo léo và logic cao. Với hàng trăm câu hỏi về sa hình, chúng ta không thể nào nhớ hết nếu chỉ học thuộc lòng trên các lớp dạy lái xe mà không có các mẹo riêng để phân biệt và nhớ chúng.

Một trong những cách chúng ta có thể nhớ rất lâu về sau, chứ không phải chỉ nhớ để đi thi, vì một số bạn sau khi thi sẽ quên sạch sẽ những kiến thức mình đã học qua. Khi là một tài xế cầm vô lăng gánh vác sinh mạng người khác thì không thể nào quên những kiến thức quan trọng này được. Cách học để nhớ lâu đó chính là thực hành, không gì thú vị hơn khi bạn được trãi nghiệm những thứ mình đã học. Với cách này, không những nhớ mà còn nhớ rất lâu.

Chính vì thế, khi học lý thuyết các bạn nên kèm với thực hành thường xuyên để đạt được kết quả tốt nhất nhé! Tại các trung tâm dạy thi bằng lái xe ô tô đều tạo điều kiện tuyệt đối cho các học viên thực hành để củng cố lý thuyết và các kỹ năng thực hành, nên các bạn không cần phải lo lắng.

Thường xuyên ôn 450 câu lý thuyết khi thi bằng lái xe ô tô

Đọc luật kỹ càng

Trong cuộc đời của mỗi người đã trải qua biết bao là cuộc thi lớn nhỏ phải kể đến như: thi tốt nghiệp, thi đại học, thi lấy chứng chỉ tin học hay chứng chỉ anh văn,…chắc hẳn các bạn đã quen với các hình thức thi trắc nghiệm vì đa số các cuộc thi đều có phần trắc nghiệm. Tuy nhiên, lỗi thường gặp nhất khi làm trắc nghiệm chính là đọc đề bài không kỹ dẫn đến nhầm lẫn và hậu quả cuối cùng là chọn sai đáp án.

Sợi dây kinh nghiệm không biết đến khi nào mới rút hết vì đề thi thì ngày càng được chăm chút và có tính phân hóa cao và những người học bài không kỹ sẽ dễ dàng rơi vào cái bẫy của người ra đề khi đọc đề bài không kỹ. Đó là lý do các bạn bị rớt ở phần lý thuyết.
Quan trọng là các bạn phải có cách học bài thông minh và đọc đề bài thật kỹ trước khi làm. Như vậy, 450 câu hỏi sẽ chẳng là gì cả.

Phải hiểu nội dung câu hỏi

450 câu lý thuyết khi thi bằng lái xe ô tô với khá nhiều kiến thức các bạn cần phải học. sẽ có những kiến thức các bạn chứ từng nghe đến hay không hiểu về chúng thật cặn kẽ. như đã nói ở trên, để hiểu hết những kiến thức các bạn cần đến lớp đều đặn, tham gia trao đổi với thầy cô dạy thi bằng lái xe b2 và bạn bè và quan trọng hơn hết chính là thực hành. Cốt lõi của vấn đề chính là hiểu được bản chất của các bài học chứ không phải chỉ học thuộc lòng và nhìn mặt những con chữ.
Khi thi, các bạn nên đọc kỹ và hiểu được nội dung câu hỏi đang đề cập đến vấn đề gì. Một số câu hỏi đưa ra nhầm đánh đố khả năng người làm bài. Trong tình huống này, các bạn phải thật sáng suốt, đọc kỹ đề bài, hiểu rõ nội dung câu hỏi để làm thật tốt.
So với thi bằng lái xe máy, thi bằng lái xe ô tô khó hơn nhiều, khi lượng câu hỏi lý thuyết nhiều hơn, đòi hỏi người học phải chú ý hơn và kỹ thuật thi bằng lái xe cũng khó hơn. Hy vọng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn làm thật tốt bài thi của mình.

Hướng dẫn tải mẹo ôn thi lý thuyết và phần mềm thi sát hạch

Ngoài ra nếu như bạn quá bận rộn với công việc của mình không có thời gian nhiều thì hãy nhanh chóng cập nhật ngay phần mềm ôn thi sát hạch 450 câu lý thuyết khi thi bằng lái xe ô tô đảm bảo sẽ giúp bạn tối ưu việc học lý thuyết thi bằng lái xe ô tô một cách tốt nhất.
Nguồn: daotaolaixehcm.vn

Tham khảo thêm :

Những lưu ý về thi lý thuyết và thực hành bằng lái xe B2

Thi bằng lái xe ô tô, xe máy tại HCM

1.      Những câu hỏi chọn đáp án tất cả:

·         Những hành vi cấm

·         Kinh doanh vận tải

·         Đạo đức

2.      Câu hỏi về tốc độ: mẹo thi lý thuyết B2

·         Trên đường cao tốc thì lấy tốc độ cao nhất trong câu trừ 30 sẽ được đáp án đúng

·         Ngoài khu dân cư tốc độ trên đường là 80km/h < 3,5tấn [câu 1]

·         Ngoài khu dân cư tốc độ 70km/h > 3,5tấn [câu 2]

·         Ngoài khu dân cư tốc độ 60km/h đối = xe môtô [câu 4]

·         Ngoài khu dân cư tốc độ 50km/h đối = xe máy [câu 3]

·         Trong khu dân cư tốc độ 50km/h < 3,5tấn

·         Trong khu dân cư tốc độ 40km/h = xe gắn máy, xe môtô

·         Trong khu dân cư tốc độ 30km/h = xe công nông

Lưu ý: Các bạn cứ nhớ bài toán: 8 x 7 = 5 6 tương ứng với thứ tự các số trong bài toán và đó là đáp án đúng: 80 [đáp án 1], 70 [đáp án 2], 50 [đáp án 3], 60 [đáp án 4]

Xem thêm tất cả kiến thức liên quan đến Giấy phép lái xe, thông tin mới nhất về Đào tạo và Sát hạch và cấp GPLX

=>> Trang thông tin giấy phép lái xe

3.      Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đưa tay thẳng lên thì tất cả phương tiện phải dừng lại.

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đưa 2 tay hoặc 1 tay giang ngang thì những xe trước và xe sau phải dừng lại.

4.      Độ tuổi tham gia giao thông: mẹo thi lý thuyết lái xe B2

·         16 tuổi – xe gắn máy dưới 50 cm3

·         18 tuổi – hạng A1, A2, B2

·         Nam >60tuổi, nữ >55tuổi – hạng B1

·         21 tuổi – hạng C

·         24 tuổi – hạng D

·         27 tuổi – hạng E

[Lưu ý: giấy phép lái xe từ hạng B2 đến hạng E cách nhau 3 tuổi, đó là mẹo học luật dễ nhớ nhất]

5.      Giấy phép hạng FE được điều khiển xe có kéo rơ moóc, ôtô chở khách nối toa và không được điều khiển ôtô đầu kéo sơ mi rơ moóc

[Lưu ý: nếu gặp câu hỏi này thì FE = câu 1]

Giấy phép hạng FC được điều khiển xe có kéo rơ moóc, ôtô đầu kéo sơ mi rơ      moóc và không được điều khiển ôtô chở hàng nối toa, môtô hai bánh

            [Lưu ý: nếu gặp câu hỏi này thì FC = câu 2]

6.      Quá tải, quá khổ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Cấm đi, cấm đổ, cấm dừng, đường ngược chiều… thì UBND tỉnh quản lý

Xe chở người và hàng hóa nguy hiểm thì chính phủ quản lý

7.      Các câu hỏi khái niệm:

·         Xe tải trọng là xe có tải trọng trục xe vượt quá năng lực chịu tải của mặt đường

·         Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chọn kể cả xe máy điện

·         Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ chọn kể cả xe đạp máy

·         Làn đường chọn câu có chữ an toàn giao thông

·         Phần đường xe chạy chọn câu không có chữ an toàn giao thông

·         Yêu cầu của kính chắn gió chọn câu có chữ loại kính an toàn

8.      Niên hạn sử dụng: mẹo thi lý thuyết B2

·         Ôtô tải = 25 năm

·         Ôtô trên 9 chỗ = 20 năm

9.      Giao nhau có vòng xuyến thì nhường cho xe đi bên phải

10.  Đỗ xe: không giới hạn thời gian

Dừng xe: có giới hạn thời gian

11.  Đối với người lái xe ôtô, máy kéo: không được uống

Đối với người lái xe môtô 2 bánh, xe gắn máy:

·         Nồng độ cồn trong máu = 50

·         Nồng độ cồn trong khí thở = 0,25

12.  Công dụng của hệ thống lái thì chọn không có chữ “ mô men “

13.  Mục đích của bảo dưỡng thường xuyên → giữ được hình thức bên ngoài

14.  Nguyên nhân xăng không vào buồng phao của bộ chế hòa khí → tắc bầu lọc

15.  Phương pháp khắc phục giclơ bị tắc → thông lỗ giclơ bằng khí nén

16.  Nguyên nhân thông thường động cơ điezen không nổ → không có tia lửa điện

17.  Phương pháp điều chỉnh lửa sớm sang muộn → cùng chiều với bộ cam

18.  Phương pháp điều chỉnh lửa muộn sang sớm → ngược chiều với bộ cam

19.  Động cơ 2 kì → thực hiện 2 hành trình

Động cơ 3 kì → thực hiện 4 hành trình

20.  Độ rơ vành tay lái của vô lăng cho phép đối với:

Xe con = 10 độ

Xe khách = 20 độ

Xe tải = 25 độ

21.  Biển báo hiệu lệnh đặt trước ngã ba, ngã tư nếu câu hỏi 1 dòng thì chọn câu 1 và câu hỏi 2 dòng thì chọn câu 3

22.  Biển báo cấm máy kéo thì không cấm ôtô tải ngược lại cấm ôtô tải thì cấm máy kéo.

23.  Biển báo cấm rẽ trái thì cấm quay đầu ngược lại cấm quay đầu thì không cấm rẽ trái.

24.  Trong sa hình nếu thấy xuất hiện người điều khiển giao thông thì chọn đáp án là câu 3

25.  Xe ưu tiên: xe cứu thương, chữa cháy, quân sự, công an

26.  Điều khiển xe ôtô lên dốc, xuống dốc, đường vịnh, đường ngập nước…chọn đáp án “ về số 1 “ hoặc “ về số thấp “ hoặc “về số thấp…đi chậm “

mẹo thi lý thuyết lái xe B2

Các khóa học và dịch vụ:

- Thi bằng lái a2

- Học lái xe ô tô B2

- Học lái xe tải

- Cho thuê xe tập lái TPHCM

- Thi bằng lái FC

- Đổi bằng lái quốc tế

  1. Biển báo cấm [hình tròn, viền đỏ]: biểu thị các điều cấm
  2. Biển báo nguy hiểm [hình tam giác vàng, viền đỏ]: biểu thị các điều nguy hiểm
  3. Biển báo hiệu lệnh [hình tròn xanh, hình vẽ trắng]: gặp biển này bắt buộc phải thi hành
  4. Biển chỉ dẫn [hình vuông hoặc hình chữ nhật màu xanh, hình vẽ trắng]
  5. Thứ tự sắp xếp các loại xe từ nhỏ đến lớn: xe ô tô con → xe ô tô khách → xe ô tô tải → xe máy kéo → xe sơ mi rơ moóc
  6. Biển báo cấm xe nhỏ → cấm luôn xe lớn
  7. Biển cấm xe ô tô con → cấm luôn xe ba bánh, xe lam
  8. Biển cấm xe rẽ trái → cấm luôn xe quay đầu
  9. Ngược lại biển cấm xe quay đầu → xe được phép rẽ trái
  10. Nếu biển màu xanh cho phép xe quay đầu → xe không được phép rẽ trái
  11. Nếu gặp biển "STOP" thì tất cả các xe phải dừng lại trong mọi trường hợp kể cả xe ưu tiên
  12. Nếu gặp biển cấm có ghi số 14m thì chọn đáp án không được phép
  13. Nếu biển báo cấm ô tô vượt thì tất cả các loại ôtô đều không được vượt
  14. Ngược lại nếu biển cấm xe tải vượt thì xe ô tô con và ô tô khách được vượt
  15. Biển báo hiệu cầu vượt liên thông là biển báo hình chữ nhật có chữ trên biển
  16. Biển báo hiệu cầu vượt cắt ngang là biển báo hình tròn không có chữ trên biển
  17. Biển báo hình vuông màu xanh vẽ mũi tên dài bên phải nằm song song với xe khách và mũi tên ngắn hướng thẳng đứng báo hiệu có làn đường dành cho ô tô khách
  18. Biển báo màu xanh hình vuông vẽ mũi tên dài nằm dưới song song với xe khách và mũi tên ngắn hướng mũi tên dài về bên phải báo hiệu rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách

Video liên quan

Chủ Đề