Miễn dấu trên hóa đơn bệnh viện bách mai năm 2024

Sáng 5-11, tham gia giải trình tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có trao đổi về vấn đề tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Ông Phớc cho biết Chính phủ đã ban hành nghị định 60/2021, trong đó xác định là tự chủ một phần hoặc tự chủ toàn diện.

Việc xây dựng tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp nhằm để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước giao và hoàn thiện các danh mục tự chủ.

Từ đó xác định được các nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác phục vụ cho các đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ, chủ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Về nguyên tắc, đối với các dịch vụ thiết yếu, Nhà nước đảm bảo về mặt kinh phí. Đối với các dịch vụ cơ bản thì Nhà nước hỗ trợ kinh phí.

Đối với dịch vụ đặc thù của một số ngành, lĩnh vực, thực hiện theo cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu để tạo điều kiện cho các đơn vị ngoài công lập tham gia.

Cùng với việc tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, cũng tiến hành hoàn thiện một số chính sách như đất đai hay về đấu thầu để thực hiện các dịch vụ công.

Ông chỉ rõ có vướng mắc giữa các đơn vị sự nghiệp công lập là trước đây thí điểm tự chủ là giao tự chủ toàn phần, tuy nhiên hiện nay huy động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện công tác tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập gặp khó khăn.

"Tôi lấy ví dụ như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K..., trước đây tạo điều kiện cho các đơn vị có nguồn thu nhưng giờ nguồn thu khó khăn, liên doanh, liên kết cũng khó khăn.

Các đơn vị xin thôi không thực hiện tự chủ toàn phần, mà xin tự chủ một phần. Tức sẽ tự chủ phần chi thường xuyên, còn chi đầu tư, ví dụ như mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở mới... thì ngân sách nhà nước phải đảm bảo. Tôi cho rằng điều này cũng hợp lý", ông Phớc nêu.

Lý giải việc cho rằng hợp lý, ông Phớc cho rằng miễn sao phục vụ người dân tốt nhất và làm thế nào để cho đơn vị ngày càng phát triển.

Ông nói thêm từ tự chủ chi thường xuyên sẽ tiến tới khi có nguồn thu ổn định và phát triển, sẽ tự chủ toàn bộ. Có như vậy chất lượng dịch vụ ngày một tăng và việc phục vụ người dân ngày một tốt hơn.

Bổ sung thêm về tự chủ một phần của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng cơ chế cần thiết kế để giữ chân được người tài, người giỏi làm việc ở khu vực công, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, y tế.

Ông phân tích y tế và giáo dục là hai trụ cột an sinh xã hội quan trọng nhất hiện nay. Hai lĩnh vực này phục vụ không tốt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, việc học tập của người dân.

"Khi xây dựng cơ chế tự chủ cần thận trọng, chắc chắn và tránh làm theo phong trào", ông nêu quan điểm.

Bộ trưởng nói thêm với các đơn vị tự chủ một phần, tức là chưa thu hút được nguồn lực tài chính bên ngoài ngân sách thì Nhà nước phải đảm bảo để họ có nguồn đổi mới trang thiết bị, công nghệ và quan trọng hơn là đảm bảo giữ được người giỏi trong hệ thống.

Tức phải làm thế nào để đảm bảo chất lượng, dịch vụ công tốt nhất phục vụ người dân.

Ông ví dụ bệnh viện công lập là nơi thường phục vụ người dân thu nhập thấp, người nghèo nên giá dịch vụ vừa phải.

Chẳng hạn giá chụp X-quang tại Bệnh viện Bạch Mai chỉ 45.000 đồng, nhưng cũng dịch vụ này ở bệnh viện tư có thể lên tới 500.000 đồng - mức này người thu nhập thấp không thể chi trả.

Hồ sơ claim bảo hiểm luôn là một trong những khâu khiến nhiều người sử dụng lần đầu gặp nhiều bỡ ngỡ. Đôi khi phải đi lại vài lần mới lấy đủ hồ sơ để làm claim.

Vì lẽ đó, hướng dẫn thu thập hồ sơ bồi thường bảo hiểm sức khoẻ có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc claim bảo hiểm sức khoẻ.

Mục lục

Các bước claim bảo hiểm sức khoẻ:

  1. Điều trị bệnh tại cơ sở y tế
  2. Lấy hồ sơ chứng từ điều trị [cụ thể như hướng dẫn]
  3. Điền giấy yêu cầu bồi thường bảo hiểm [tải ở cuối trang]
  4. Nộp bộ hồ sơ [Giấy yêu cầu bồi thường và hồ sơ điều trị] về Ban Giải quyết quyền lợi bảo hiểm
  5. Nhận tin nhắn/ Email về tình trạng hồ sơ.
  6. Nhận tiền bồi thường bằng chuyển khoản/ tiền mặt theo yêu cầu trong Giấy yêu cầu bồi thường

I. HƯỚNG DẪN THU THẬP HỒ SƠ BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM SỨC KHỎE

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm sức khoẻ về cơ bản bao gồm:

  • Giấy yêu cầu bồi thường [ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu nếu đơn thuộc tổ chức] – link tải GYCBT ở cuối trang
  • Bảng kê chi tiết viện phí – xem minh hoạ
  • Giấy chứng nhận điều trị.
  • Các chứng từ y tế: toa thuốc, sổ khám bệnh, các kết quả, chỉ định xét nghiệm, xquang, giấy ra viện, giấy chứng nhận phẫu thuật, chỉ định tập vật lý trị liệu…..
  • Các chứng từ thanh toán: phiếu thu [được thanh toán tối đa 200.000 đ nếu không có hoá đơn], hóa đơn tiền thuốc, tiền khám… xem minh hoạ phiếu thu, xem minh hoạ hoá đơn
  • Các chứng từ khác: Tường trình tai nạn , bằng lái xe, giấy tờ xe [trường hợp tai nạn], giấy chuyển viện [trường hợp chuyển viện]….

Lưu ý quan trọng:

  • Có mộc/ dấu của phòng khám/ bệnh viện trên toa thuốc – có thể là dấu tròn hoặc vuông; xem minh hoạ
  • Một số bệnh viện được miễn dấu/mộc trên hoá đơn, vui lòng tham khảo ở cuối trang
  • Với hoá đơn điện tử, cần nộp hồ sơ gốc; Với hoá đơn chuyển đổi từ hoá đơn điện tử, chỉ cần nộp hồ sơ photo.
  • Biên lai thu phí trên 200.000đ phải đổi thành hóa đơn VAT. Trường hợp không có hoá đơn VAT chỉ thanh toán tối đa 200.000đ
  • Theo quy định của Bộ Y tế, thời gian mua thuốc trong vòng 5 ngày kể từ ngày đi khám bệnh.
  • Phiếu điều trị răng phải thể hiện rõ: họ tên người được bảo hiểm, ngày khám chữa răng, nguyên nhân nhổ răng, chất liệu trám răng, các bước chữa tủy, họ tên chữ ký của bác sĩ điều trị, mộc của phòng nha, bệnh viện trên phiếu điều trị răng.
  • Toa thuốc/ Sổ khám bệnh phải thể hiện rõ: Họ tên người được bảo hiểm, ngày khám bệnh, chẩn đoán bệnh, tên thuốc, số lượng thuốc rõ ràng và phải có chữ ký, họ tên bác sĩ điều trị, mộc bệnh viện/ phòng khám trên toa thuốc.
  • Các kết quả Xét nghiệm, Xquang…có thể nộp bản photo. Các xét nghiệm không liên quan bệnh và các xét nghiệm có kết quả bình thường không được thanh toán.
  • Đối với trường hợp tai nạn lao động tại công ty phải có dấu/ mộc công ty trên bản tường trình của người được bảo hiểm.
  • Đối với trường hợp tai nạn giao thông: phải có bằng lái xe giấy tờ xe theo luật định của Việt Nam hoặc bằng lái xe quốc tế được chấp thuận.

Khuyến nghị sử dụng kết hợp bảo hiểm y tế nhà nước, lúc đó, hồ sơ claim chỉ cần:

  • Bảng kê chi tiết viện phí của Bảo hiểm y tế
  • Hoá đơn VAT [cho phần tiền phải nộp cho phần bảo hiểm y tế không thanh toán]
  • Giấy yêu cầu bồi thường

Tùy từng trường hợp sẽ có những loại giấy tờ đặc thù của loại hình điều trị đó. Cụ thể như sau:

1. Trường hợp nằm viện/ phẫu thuật [điều trị nội trú]:

  • Giấy yêu cầu bồi thường
  • Giấy nhập/xuất viện
  • Giấy chứng nhận phẫu thuật [trường hợp phẫu thuật]
  • Bảng kê chi tiết viện phí
  • Bảng kê chi tiết thuốc chữa bệnh
  • Các chứng từ điều trị: Các chỉ định/ Kết quả siêu âm, Xquang ….
  • Các chứng từ thanh toán: hóa đơn VAT về điều trị, Hoá đơn VAT về thuốc.
  • Bảng kê chi tiết tiền khám chữa bệnh [nếu hóa đơn không thể hiện rõ các chi phí khám]
  • Giấy chuyển viện [Nếu có chuyển viện]
  • Các giấy tờ khác…

2. Trường hợp khám ngoại trú

  • Giấy yêu cầu bồi thường
  • Toa thuốc, sổ khám bệnh [có đóng dấu của phòng khám/ bệnh viện]
  • Các kết quả xét nghiệm, xquang… [nếu có]
  • Các chứng từ thanh toán như hóa đơn [hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn giấy/ chuyển đổi có đóng dấu tròn], biên lai tiền khám, tiền thuốc
  • Bảng kê chi tiết tiền khám chữa bệnh [nếu hóa đơn không thể hiện rõ các chi phí khám]
  • Giấy chỉ đinh tập Vật lý trị liệu và phiếu lịch tập [nếu có tập vật lý trị liệu]
  • Các giấy tờ khác…

3. Trường hợp khám răng

  • Giấy yêu cầu bồi thường
  • Phiếu điều trị răng.
  • Phim răng [trường hợp chửa tủy, nhổ răng, trám răng..cần phải chụp phim]
  • Hóa đơn tiền khám chữa răng.
  • Các giấy tờ khác…

Lưu. ý: Đối với địa bàn TP.HCM/ HN, chỉ thanh toán khi chữa trị tại các Nha khoa trong hệ thống liên kết hoặc Phòng Nha thuộc bệnh viện.

Chủ Đề