Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm bao nhiêu tỉnh thành?

Là khu vực có khí hậu dễ chịu, quanh năm nắng ấm chan hòa, miền Nam luôn trở thành điểm đến được đông đảo du khách trong và ngoài nước lựa chọn. Bạn có biết miền Nam có bao nhiêu tỉnh, nên chơi ở đâu và nhất định phải ăn đặc sản gì ở khu vực này? Hãy cùng Du lịch Khát Vọng Việt đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung bài viết

Miền Nam ở đâu?

Miền Nam là một trong ba vùng lãnh thổ của Việt Nam bên cạnh miền Trung và miền Bắc. Địa hình ở đây tương đối bằng phẳng và chủ yếu là đồng bằng phù sa cùng với hệ thống sông Cửu Long và sông Đồng Nai. Tổng diện tích đất tự nhiên của miền Nam là 77.700 km2. Về vị trí địa lý, Phía Tây miền Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, phía Đông Bắc giáp Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Miền Nam chia làm hai phần là vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ. Tổng diện tích đất của Vủng Đông Nam Bộ là 23.564,4 km² và có số dân là 17,8 triệu người, chiếm 18.5% dân số cả nước. Vùng đồng bằng sông Cửu Long [hay là vùng Đông Nam Bộ] có diện tích khoảng 40.547,2 km²  với dân số năm 2022 là 18 triệu người.

Miền Nam có bao nhiêu tỉnh?

Miền Nam [hay còn gọi là Nam Bộ] gồm có 17 tỉnh thành nằm phía sau các tỉnh vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Miền Nam chia làm 2 khu vực là Đông Nam Bộ gồm có 5 tỉnh và 1 thành phố là thành phố Hồ Chí Minh [Sài Gòn], Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long [Tây Nam Bộ] gồm 12 tỉnh và 1 thành phố là Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Miền Nam chia làm hai khu vực là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ

Thành phố Hồ Chí Minh

Là trung tâm kinh tế – văn hóa hàng đầu cả nước, thành phố Hồ Chí Minh [hay còn gọi là Sài Gòn] có tổng diện tích 2.061 km2 với 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện. Dân số của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2019 là gần 9 triệu người và đây cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam. Khi đến Sài Gòn, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán vì ở đây có vô vàn địa chỉ vui chơi phố đi bộ Nguyễn Huệ, Aeon Mall, chợ Bến Thành, cầu Ánh Sao,…

Đồng Nai

Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km, tỉnh Đồng Nai là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Dân số của Đồng Nai đã vượt quá 3,2 triệu người kể từ năm 2019. Nếu không tính thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai là tỉnh có dân số đông thứ nhì ở miền Nam và đông thứ 5 cả nước. Đến Đồng Nai, du khách thường ghé thăm làng du lịch Tre Việt, vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, khu du lịch Bửu Long và một số địa điểm khác.

Bà Rịa – Vũng Tàu

Du lịch miền Nam thì không thể không nhắc đến Vũng Tàu. Là cửa ngõ ra biển Đông, kết nối những địa phương khác với trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước – Sài Gòn, Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích 1987 km2. Nhờ vị trí phía Nam giáp với biển Đông nên nơi đây sở hữu những bãi biển cực đẹp. Đặc biệt là mỗi dịp hè, lượng du khách trong nước và quốc tế cùng nhau đổ về nhau để xua tan nắng nóng oi bức và ngâm mình dưới dòng nước biển xanh trong. 

Bình Dương

Là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, Bình Dương có diện tích 2694,4 km2. Nhờ nằm ở vị trí ngay dưới chân sườn phía Nam của dãy Trường Sơn, giao điểm nối với các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nên Bình Dương có khá nhiều vùng địa hình khác nhau. Nơi đây còn được thiên nhiên ưu ái nguồn khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Nhờ đó, Bình Dương khá phát triển du lịch về lĩnh vực nghề truyền thống như điêu khắc, làm gốm sứ, sơn mài, mộc, đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, đá ong,…

Bình Phước

Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km, Bình Phước là một trong số các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Nam Bộ. Điểm đặc biệt nhất của Bình Phước là tập trung rất nhiều nhóm dân tộc khác nhau của Việt Nam cùng sinh sống, đa số các các dân tộc ít người như Khmer, Xtiêng . Ngoài ra, người Hoa, Nùng, Tày cũng ở đây. Đó là lý do mà Bình Phước trở thành cái nôi văn hóa, hòa trộn nhiều điểm độc đáo của các khu vực trên cả nước. Du lịch Bình Phước nhất định phải tham gia lễ hội cầu mưa hàng năm của người Xtiêng nhé.

Núi Bà Đen Tây Ninh bềnh bồng giữa biển mây

Tây Ninh

Sở hữu vị trí rất độc đáo khi là nơi giao thoa, tiếp nối giữa thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia với thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh thu hút du khách nhờ nhiều địa danh nổi tiếng. Không thể không kể đó núi Bà Đen – ngọn núi cao nhất miền Nam với 986m, vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, hồ Dầu Tiếng, toà thánh Cao Đài Tây Ninh hay khu địa đạo An Thới Trảng Bàng. Du lịch Tây Ninh, du khách thường mua bánh tráng, muối tôm, mãng cầu, bò tơ 5 sánh về làm quà.

Cần Thơ

“Cần Thơ gạo trắng nước trong/ Ai đi đến đó lòng không muốn về…”. Nằm bên hữu ngạn sông Hậu, Cần Thơ luôn khiến du khách xao xuyến vì ngôi chợ nổi tấp nập mỗi sáng sớm, vì bến Ninh Kiều thơ mộng thân thương hay vì những vườn cây ăn trái quanh năm tươi tốt. Nhờ thiên nhiên ưu đãi nhiều điều kiện thuận lợi nên hiện nay, Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của cả vùng Đồng Bằng sông Cửu Long rộng lớn.

Long An

Nằm ngay ở cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh nên Long An cũng là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ở khu vực phía Nam. Vị trí địa lý của Long An khá đặc biệt khi vừa giáp với Sài Gòn và tỉnh Tây Ninh ở phía Đông, tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng [Campuchia] ở phía Tây mà còn giáp với Tiền Giang ở phía Nam và tỉnh Svey Rieng [Campuchia] ở phía Bắc. Dân số của Long An đến năm 2021 là 1.763.754 người. Ở đây quy tụ hơn 30 dân tộc anh em như Kinh, Hoa, Khơ Me cùng sinh sống và có đến 11 tôn giáo khác nhau. 

Tiền Giang

Nằm ở vị trí ven biển thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, Tiền Giang là nơi cực kỳ quan trọng của cả vùng Tây Nam Bộ. Lượng khoáng sản được thiên nhiên ưu ái cho mảnh đất này cực kỳ phong phú, nổi bật nhất là sét, than bùn, nước ngầm ở các huyện Cai Lậy, Cái Bè và Châu Thành. Hơn nữa hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt của Tiền Giang cũng giúp người dân phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản thuận lợi hơn nhiều so với các địa phương khác.

Xứ dừa Bến Tre

Bến Tre

Xứ dừa Bến Tre có số dân là 1.288.200 người và diện tích tự nhiên là 2.360 km². Địa hình của Bến Tre đặc biệt ở chỗ là giống với hình rẻ quạt, giáp với biển Đông, tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Tiền Giang. Được gọi là quê hương của phong trào Đồng Khởi, Bến Tre là địa phương tiêu biểu trong phong trào chống chính quyền Ngô Đình Diệm, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 

Vĩnh Long

Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh của sông Tiền và sông Hậu. Tên gọi Vĩnh Long có nghĩa là là thịnh vượng, giàu có mãi mãi. Tính đến năm 2020, Vĩnh Long có dân số là 1.022.619 người với diện tích 1.525,73 km². Du khách khi đến mảnh đất này luôn ấn tượng với nhiều loại hình văn học dân gian độc đáo như nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương, nói thơ Vân Tiên,… Đến Vĩnh Long, đừng quên ghé thăm Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, Công Thần miếu, thành Long Hồ nhé. 

Trà Vinh

Cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, Trà Vinh có vị trí địa lý tiếp giáp với biển Đông, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Bến Tre. Vốn dĩ trong quá khứ, Trà Vinh được gọi với cái tên là Trà Vang. Đây là ngôn ngôn ngữ có nguồn gốc từ Môn – Khmer có ý nghĩa nói về một vùng đất mới được sông bồi đắp, có nhiều đầm lầy, vùng trũng. Theo cục Điều tra Dân số năm 2019, số dân Trà Vinh là hơn 1 triệu người, chủ yếu gồm 3 dân tộc chính là Kinh, người Hoa và Khmer.

Đồng Tháp

Là một trong các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long của miền Nam, Đồng Tháp có vị trí đặc biệt khi tọa lạc trên cả hai bờ sông Tiền. Tỉnh Đồng Tháp nổi tiếng với nhiều di tích, khu du lịch đặc biệt và độc đáo như vườn cò Tháp Mười, vườn Quốc gia Tràm Chim, lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, khu di tích Xẻo Quýt, làng hoa cảnh Tân Quy Đông hay nhà cổ Huỳnh Thủy Lê,…

Đồng Tháp Mười thẳng cánh cò bay

An Giang

Là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, An Giang nằm ở phía Tây Nam đồng bằng sông Cửu Long. An Giang cũng là nơi duy nhất có địa bàn ở cả hai bờ sông Hậu. Dân số của An Giang tính đến năm 2020 là 1.904.532 ngườii với diện tích 3.536,83 km². Những địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch ở An Giang là Thất Sơn [Bảy Núi], Phú Tân, rừng tràm Trà Sư, hồ Thoại Sơn, Búng Bình Thiên, Cù Lao Giêng và lễ hội Đua bò Bảy Núi. 

Kiên Giang

Kiên Giang nằm ở tận cùng phía Tây Nam nước ta, phía Bắc giáp tỉnh Kampot [Campuchia], phía Nam giáp Cà Mau, phía Tây giáp vịnh Thái Lan, phía Đông giáp tỉnh An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cần Thơ. Dân số Kiên Giang tính đến năm 2019 là 1.923.067 người với hơn 15 dân tộc khác nhau như người Kinh, Khmer, Nùng, Mường, Chăm, Tày, Hoa,… Đến Kiên Giang du lịch, chắc chắn không thể không mua cá nhồng, nước mắm Phú Quốc, cháo môn, sò huyết hay bún cá Kiên Giang làm quà.

Hậu Giang

Nằm ở vùng nội địa đồng bằng sông Cửu Long, Hậu Giang sở hữu hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt với chiều dài lên đến 2300km. Số dân của Hậu Giang năm 2020 là 726.792 người với diện tích 1.621,70 km². So với các tỉnh thành khác ở miền Nam, Hậu Giang chưa thật sự phát triển mạnh về ngành du lịch. Tuy nhiên, mảnh đất này vẫn còn nhiều tài nguyên chưa được khai thác như khu du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp giải trí, bãi biển hoang sơ, ruộng đồng xanh ngát.

Sóc Trăng

Nguồn gốc tên gọi Sóc Trong bắt nguồn từ tiếng Khmer, do từ Srok Kh’leang. Ý nghĩa của cái tên này là kho chứa bạc của nhà vua. Tên gọi này đã phần nào thể hiện nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú mà thiên nhiên ban tặng cho Sóc Trăng. Từ đường bờ biển dài 72km đến các loại cây đặc biệt như tràm, bần, vẹt, giá, đước, dừa nước. Sóc Trăng nổi tiếng với rất nhiều lễ hội độc đáo như lễ hội Ooc Om Boc – Đua Ghe Ngo [Cúng trăng], lễ hội Loi -Pro tip, lễ Sen Đôlta [thờ cúng tổ tiên của người Khmer], lễ Nghinh Ong,…

Bạc Liêu

Nằm ở bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam nước ta, Bạc Liêu vốn có tên gọi theo tiếng Triều Châu là Pô Léo. Tên gọi này có nghĩa là nghề hạ bạc, chài lưới đánh cá. Diện tích của Bạc Liêu là 2.669  km2, chiếm gần 0,8% diện tích cả nước. Tỉnh Bạc Liêu nổi tiếng với địa danh nhà công tử Bạc Liêu, cây xoài 300 năm tuổi, di tích lịch sử văn hóa Đồng Nọc Nạng, đình Bình An, Thiên Hậu Cung, miếu địa Mẫu Cung,…

Đất mũi Cà Mau tận cùng tổ quốc

Cà Mau

Cà Mau là mũi cực Nam của nước ta với toàn bộ địa phận nằm trên bán đảo Cà Mau. Mới chỉ được khai phá khoảng 300 năm nhưng Cà Mau có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh chóng nhờ được thiên nhiên ưu đãi nhiều nguồn tài nguyên và thắng cảnh đẹp. Du khách quốc tế và trong nước luôn cảm thấy ấn tượng với làn điệu thơ Bạc Liêu, mắm lóc U Minh, sò huyết Bãi Bồi, tôm khô, cua biển và ba khía.

Khí hậu miền Nam – Nên du lịch miền Nam vào thời điểm nào?

Nhìn chung, khu vực miền Nam nước ta có kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm thường giao động ở mức từ 25 – 30 độ C ở khu vực đồng bằng. Lượng mưa ở miền Nam khá lớn, từ 1500 đến 2000m nên độ ẩm tương đối cao. Miền Nam chia làm hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 rồi kết thúc vào tháng 8 năm sau. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái hơn so với khu vực miền Bắc và miền Trung đó là ít chịu tác động của thiên tai bão lũ. Nhờ đó mà miền Nam thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đánh bắt hơn.

Tùy theo sở thích và điều kiện cá nhân mà mỗi người sẽ muốn du lịch miền Nam vào các thời điểm khác nhau trong năm. Mỗi mùa, miền Nam sẽ toát lên một vẻ đẹp riêng và phù hợp với những loại trải nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, lý tưởng nhất vẫn là các tháng trong mùa khô. Lúc này, thời tiết miền Nam vô cùng dễ chịu, bầu trời trong xanh và nhiệt độ khá mát mẻ. Nếu bạn thích đi biển như Nha Trang, Phú Quốc thì không thời điểm nào thích hợp hơn. Đặc biệt, mùa khô cũng trùng vào các dịp lễ lớn như 30/4, 1/5, 2/9 hay mùa hè nên du khách lại càng có cơ hội để du lịch.

Bạn nên lưu ý mua vé máy bay, vé xe cũng như đặt khách sạn từ sớm để tiết kiệm chi phí và tránh tình trạng cháy vé. Nếu mục đích của bạn không phải là khám phá mà thiên về nghỉ dưỡng thì hãy đến miền Nam vào những tháng mùa mưa. Lúc này, bạn sẽ không phải chịu cảnh chen chúc mệt mỏi. Đặc biệt, từ tháng 6 – tháng 9 là thời điểm nhiều loại trái cây nhiệt đới đến lúc thu hoạch. Bạn có thể tham gia hái và thưởng thức tại vườn. Tuy nhiên, nếu du lịch mùa mưa, lưu ý hãy xem kỹ dự báo thời tiết và chuẩn bị trang phục, tư trang mũ nón, áo mưa thật kỹ để tránh thời tiết xấu nhé.

Thời điểm du lịch miền Nam là mùa khô

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Nam

Chợ bến Thành – Thành phố Hồ Chí Minh

Nếu đi các tour du lịch miền Nam, chắc chắn bạn sẽ thường thấy địa điểm chợ Bến Thành luôn xuất hiện. Ngôi chợ có tuổi đời hơn 110 năm này đã chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm của mảnh đất Sài Gòn. Với biểu tượng chiếc đồng hồ, chợ Bến Thành nổi bần bật trên góc đường Phan Bội Châu – Phan Chu Trinh – Lê Thánh Tôn – Công trường Quách Thị Trang, khiến nhiều du khách ấn tượng và nhớ mãi không thôi. Chợ rộng lên đến 13.056 m² và là nơi bày bán vô vàn các mặt hàng thiết yếu như quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi cho đến các đặc sản nổi tiếng ở nhiều tỉnh thành.

Chợ Bến Thành là địa điểm nổi tiếng ở miền Nam

Biển Mũi Né Phan Thiết

Là một trong số những bãi biển sạch nhất Việt Nam, biển Mũi Né ở Phan Thiết luôn khiến du khách phải trầm trồ vì màu xanh như ngọc bích của mặt biển. Trải dài hàng chục kilomet với bãi Hòn Rơm, bãi Rạng, bãi đá Ông Địa,… biển Mũi Né có nhiều hoạt động thể thao vui chơi vui nước để đáp ứng nhu cầu của bạn. Đây cũng là nơi ra đời nhiều bức ảnh sống động của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng.

Làng hoa Sa Đéc

Đi tour miền Nam, đặc biệt là khu vực Tây Nam Bộ, làng hoa Sa Đéc là dấu ấn khó quên đối với du khách vì vẻ đẹp tuyệt vời của nó. Nằm bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, làng hoa Sa Đéc thuộc xã Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Với tổng diện tích hơn 500 hecta, có biết bao nhiêu loài hoa đua nhau khoe sắc ở đây, đặc biệt là vào dịp Tết. hơn 2000 hộ dân cùng nhau trồng trọt để đáp ứng lượng nhu cầu chơi hoa cho người dân khu vực phía Nam.

Vẻ đẹp làng hoa Sa Đéc

Vườn Quốc gia Tràm Chim

Thuộc tỉnh Đồng Tháp, vườn Quốc gia Tràm Chim là một vùng đất ngập nước rộng lớn có tổng diện tích khoảng 7.300 hecta. Có thể nói, hệ sinh thái động vật lẫn thực vật ở đây vô cùng phong phú. Từ hệ sinh thái rừng tràm, đồng ngập nước theo mùa, đồng cỏ năng, đồng cỏ mồm, đồng cỏ ống, đồng lúa ma, lác nước cho đến hệ sinh thái đầm lầy. Khi đến đây tham quan, bạn sẽ được có cơ hội nhìn thấy loài Sếu đầu đỏ vô cùng quý hiếm được ghi trong sách đỏ.

> Xem thêm

  • Tháp Namsan
  • Du lịch Sapa mùa đông
  • Thiền Viện Trúc Lâm

Chợ nổi Cái Răng

Chúng tôi tin rằng, chợ nổi Cái Răng là điểm đến độc đáo và đặc biệt nhất mà bạn sẽ trải qua khi đi tour du lịch miền Nam. Ngôi chợ nổi trên dòng sông Cái Răng hiền hòa là nơi buôn bán giao thương của người dân Cần Thơ. Từ đồ gia dụng thiết yếu, trái cây cho đến cả tô bún, tô cháo cũng đều bán trên những chiếc đò. Cuộc sống người dân miền Tây sông nước hiện lên sinh sống thông qua hình ảnh những chiếc ghe chiếc thuyền đậu san sát nhau trên sông. Đừng quên đến đây vào buổi sáng sớm để không quá nắng nhé.

Chợ nổi Cái Răng sáng sớm

Rừng Quốc gia U Minh Hạ

Ngày 26 tháng 5 năm 2009, với Cù Lao Chàm – Quảng Nam, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và U Minh Hạ được  tổ chức kỷ lục thế giới UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Nằm ở hai huyện U Minh và Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau, rừng Quốc gia U Minh Hạ là nơi sinh sống và phát triển của gần 250 loài thực vật 250 loài thực vật, 182 loài chim, 20 loài bò sát sát và lưỡng thê, 40 loài thú và nhiều loài côn trùng khác nhau. Lênh đênh trên mặt nước, chèo thuyền hay nghe về loài rắn hổ mây là những trải nghiệm mà bạn sẽ không bao giờ quên được.

Làng nổi Tân Lập

Làng nổi Tân Lập là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở miền Nam. Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập nằm ở xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, cách biên giới Campuchia khoảng 15km về phía Nam. Điểm đặc biệt của làng nổi này là ngọn tháp bí ẩn với độ cao lên tới 38m. Ngoài ra, làng nổi Tân Lập cũng bao gồm cả vùng Đồng Tháp Mười mênh mông thẳng cánh cò bay. Đừng quên thuê hoặc mua áo bà ba để đến đây chèo thuyền chụp ảnh sống ảo nhé.

Làng nổi Tân Lập nhìn từ trên cao

Bãi tắm Sao Phú Quốc

Một trong những bãi biển đẹp nhất miền Nam đó là bãi tắm Sao Phú Quốc. Không còn ngôn từ nào có thể diễn ra được vẻ đẹp của bãi cát trắng trải dài tít tắp cùng với mặt nước biển trong xanh không một chút rác. Điểm khiến du khách ấn tượng với bãi tắm Sao Phú Quốc là vẻ đẹp hoang sơ của nó. Những hàng dừa xanh mát đung đưa trước gió như đang chơi đùa với những đợt sóng xô bờ.

Nhà Công tử Bạc Liêu

Một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch miền Tây Nam Bộ là nhà Công tử Bạc Liêu tại số 13 đường Điện Biên Phủ, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Xây dựng từ năm 1917 và hoàn thành năm 1919, dinh thự này mang lối phong cách Pháp và do chính kỹ sư Pháp thiết kế. Chủ nhân của căn dinh thự là ông Trần Trinh Trạch, cha Công tử Bạc Liêu xây dựng. Ngôi nhà này có giá trị không chỉ vì tuổi đời mà còn là những món đồ cổ quý hiếm, nội thất bên trong khó mà tìm thấy ở bất cứ nơi khác.

Nhà Công tử Bạc Liêu mang đậm kiến trúc Pháp

Ăn gì ngon khi du lịch miền Nam?

Bánh tráng trộn

Sài Gòn có không biết bao nhiêu là đặc sản như cơm tấm, hủ tiếu, bánh mì. Nếu đã quá quen thuộc với những món ăn no này, hãy thử ngay bánh tráng trộn – món ăn quen thuộc với giới trẻ. Tuy chỉ là món lề đường và làm từ các nguyên liệu quen thuộc nhưng hương vị bánh tráng trộn rất độc đáo. Sự kết hợp của bánh tráng, trứng cút, xoài chua, rau răm, bò khô cùng loại nước sốt chắc chắn sẽ khiến bạn ăn một lần là dính mãi không dứt ra được.

Bánh tráng trộn – Đặc sản Sài Gòn

Bò tơ

Là đặc sản của vùng đất Tây Ninh, bò tơ chắc chắn là món ăn mà du khách không nên bỏ lỡ nếu đi tour du lịch xuyên miền Nam. Miếng bò cắt mỏng tươi rói được nướng trên than lửa hồng. Các loại gia vị tẩm ướp trong bò rất vừa vặn, dậy nên mùi thơm của thịt nhưng vẫn giữ được vị ngọt thanh tự nhiên. Miếng bò vừa dai, săn chắc mà cũng rất mềm cùng với lớp thịt bên ngoài hơi xém cứ phải gọi là ngon quên lối về.

Bún kèn Phú Quốc

Bún kèn là đặc sản nổi tiếng ở Phú Quốc nói riêng và miền Nam nói chung. Ngay từ cái tên cũng để khiến thực khách tò mò xem loại bún này có gì khác biệt. Một tô bún kèn sẽ có cá xào sả ớt và một ít nước lèo chứ không phải là đầy như bún mọc hay bún bò Huế. Nước lèo bún kèn có vị béo ngậy vì được nấu với nước dừa, hòa cùng cái thơm nồng của bột cà ri và ngũ vị hương.

Phú Quốc nổi tiếng với món bún kèn

Bánh đúc lá dứa

Miền Tây sông nước có rất nhiều loại bánh đặc sản và bánh đúc là dứa là một trong số đó. Món bánh này đã gắn liền với tuổi thơ của không biết bao nhiêu đứa trẻ. Bột xay trộn với nước lá dứa nên có màu xanh và mùi thơm đặc trưng. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận cái dai dai mềm mềm cùng với béo ngậy của nước cốt dừa và đậu phộng giã nhuyễn. Nếu đi du lịch và không biết mua gì làm quà, hãy thử mua bánh đúc lá dứa nhé.

Hủ tiếu Mỹ Tho

Miền Nam có thể nói là thiên đường của những món nước. Trong số đó chắc chắn không thể thiếu hủ tiếu Mỹ Tho. Ngon nhất và nổi tiếng nhất là ở tỉnh Tiền Giang. Sợi hủ tiếu mềm mềm dai dai ăn cùng với tô nước dùng ngọt thịt nhẹ nhàng thật vừa miệng. Ăn kèm với hủ tiếu Mỹ Tho là nhiều loại rau sống đa dạng như giá, củ cải,… Nguyên liệu trong tô gồm sườn, gan heo, mực, bao tử, con tôm chẻ đôi. Nếu nhạt, bạn có thể cho thêm xì dầu, chanh, tiêu hay ớt.

Bánh xèo

Miền Trung có đặc sản bánh xèo và miền Nam cũng thế. Phiên bản bánh xèo ở hai nơi vô cùng khác nhau. Khác với chiếc bánh xèo Huế khá nhỏ thì bánh xèo Miền Nam mỏng hơn và to hơn rất nhiều. Nhân bánh đầy đặn bao gồm thịt heo, tôm, mực ăn với giá và bông điên điển.Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng như rau diếp, cải xanh, rau diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non.

Bánh xèo miền Tây mỏng và to

Kho quẹt

Trời mưa ngồi ăn một nồi kho quẹt với cơm nóng thôi cũng khiến người ta cảm thấy sung sướng và mãn nguyện rồi. Nồi kho quẹt đậm đà, vừa mặn vừa ngọt lại cay cay chấm cùng các loại rau củ quả luộc ngon hơn những món cao lương mỹ vị khác. Kho quẹt từ món ăn quen thuộc trong các căn bếp gia đình dần len lỏi trong các con phố và thậm chí là vào các nhà hàng sang trọng. Kho trong nồi đất lâu nên nước sốt kẹo lại, có thêm miếng cơm cháy chấm cùng thì đúng là chuẩn bài.

Chuối nếp nướng

Ở miền Nam, rất nhiều món ăn dùng chung với nước cốt dừa. Chuối nếp nướng cũng không phải là ngoại lệ. Từng quả chuối được lột vỏ, cho vào túi rồi cán dẹt ra vừa phải. Nướng trên lửa than cho đến khi chín khiến chuối tỏa ra mùi thơm lan xa đến cuối con ngõ. Món quà vặt dân dã này sẽ ngon hơn khi ăn với nước cốt dừa và đậu phộng rang bên trên. Nếu là tín đồ hảo ngọt, bạn chắc chắn không nên bỏ lỡ.

Chuối nếp nướng phải ăn với nước cốt dừa

Lẩu mắm

Lẩu thì ở đâu cũng có những nổi tiếng nhất vẫn là lẩu mắm Cần Thơ. Hai loại mắm chuyên dùng để nấu lẩu là mắm cá sặc và mắm cá linh. Nhờ đó mà nồi nước dùng có vị đặc trưng rất riêng, vừa ngọt từ thịt sườn lại có độ mằn mặn. Nguyên liệu cho vào lẩu rất đa dạng, từ tôm, mực, lươn, cá đến các loại rau như bông súng, rau nhút, hẹ, ngò ôm, cải xanh, rau muống, rau ngổ, cần nước, đậu rồng, tai tượng, bông lục bình, rau đắng, bông so đũa, bông điên điển, giá, bắp chuối,…

Chè bánh lọt

Miền Nam nổi tiếng với rất nhiều loại đồ ngọt và chè bánh lọt là món ăn được nhiều du khách yêu thích nhất. Cai tên chè cũng thể hiện cách chế biến khi mà bột chui qua các khe rồi lọt xuống nước. Phần bánh làm từ bột gạo trộn với lá dứa nên có màu xanh lá. Chè mềm mềm, không quá ngọt ăn lại béo từ nước cốt dừa. Bạn có thể ăn cùng với đậu đỏ hoặc đậu đen để tăng thêm độ bùi.

Bát chè bánh lọt thanh mát ngày hè

Để nói đến kinh nghiệm du lịch miền Nam, nên ăn gì, chơi ở đâu và nghỉ dưỡng như thế nào thì nội dung một bài viết không thể nào đủ. Nếu có dịp, bạn nhất định hãy thử đi tour du lịch các tỉnh miền Nam để khám phá thật nhiều điều thú vị và đặc biệt của vùng đất này nhé!

Bạn đọc cũng quan tâm:

các tỉnh miền nammiền nam có bao nhiêu tỉnhmiền nam có bao nhiêu tỉnh thànhmiền nam ở đâumiền nam việt nam gồm những tỉnh nàomiền nam từ đâu đến đâumiền nam bao gồm những tỉnh nào

4.5 / 5 [ 2 votes ]

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Chủ Đề