Mổ đẻ lần 3 cách lần 2 bao lâu

Vì nhiều lý do mà nhiều mẹ bầu phải trải qua ca sinh mổ bắt con. Việc sinh con theo cách này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, kể cả cho những lần mang thai sau. Vậy sinh mổ tối đa được mấy lần để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ lẫn thai nhi?

Theo các chuyên gia sản khoa, việc sinh mổ nhiều lần có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của cả bạn lẫn bé cưng. Chính vì điều này mà những mẹ phải trải qua ca sinh mổ cần thận trọng hơn về khoảng cách giữa các lần mang thai.

Mẹ sinh mổ tối đa được mấy lần thì tốt?

Không có lời giải cụ thể cho thắc mắc “Sinh mổ tối đa được mấy lần”, bởi thực tế có những sản sản phụ vẫn đẻ mổ lần 3, thậm chí lần 4 mà vẫn suôn sẻ. Nhưng nhìn chung, giới chuyên gia khuyến cáo chỉ nên áp dụng biện pháp sinh mổ tối đa 2 lần, còn lại có tiếp tục hay không sẽ phải dựa vào kết quả đánh giá sức khỏe, tiền sử y tế của người mẹ mới quyết định được.

Nếu đã từng sinh mổ, liệu bạn có buộc phải mổ lấy thai trong lần sinh con tới hay không?

Mỗi lần sinh con là một trải nghiệm khác biệt nên sẽ không biết chính xác sinh mổ tối đa được mấy lần hay mẹ sinh mổ rồi có thể sinh thường được không. Bạn có thể không phải sinh con theo cách này nếu không có các chống chỉ định của người có vết mổ trên thân tử cung như: vết mổ dọc thân tử cung [có nguy cơ dẫn đến vỡ tử cung], ngôi thai không phải ngôi chỏm, còn tồn tại nguyên nhân mổ lần trước [khung chậu hẹp/dị dạng, bệnh lý mẹ…]….

Những người từng sinh mổ thường có hai lựa chọn: một là tiếp tục đẻ mổ theo chỉ định của bác sĩ hoặc sinh thường qua ngả âm đạo. Nếu lần sinh con trước vết mổ là vết rạch ngang đoạn dưới tử cung, bác sĩ có thể khuyến nghị mẹ thử phương pháp “thử nghiệm chuyển dạ sau sinh mổ” [còn gọi là TOLAC] nhằm đánh giá khả năng có thể sinh con thuận tự nhiên hay không.

Ngoài chuyện nắm được sinh mổ tối đa được mấy lần, bạn cũng nên tìm hiểu về những nguy cơ tiềm ẩn khi sinh con theo cách này. Số lần đẻ mổ càng nhiều thì mẹ càng dễ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Vỡ tử cung [tình trạng tử cung bị xé rách một phần hay hoàn toàn làm ảnh hưởng đến bàng quang và hệ tiêu hóa]
  • Mất máu nhiều đến mức phải truyền máu trong trường hợp thai bám vào sẹo mổ cũ trên tử cung [hiện tượng này gọi là chửa vết mổ]
  • Gập phải các biến chứng ở bàng quang
  • Buộc phải cắt bỏ tử cung tại thời điểm sinh con [Nguy cơ tăng lên 1% sau lần sinh mổ thứ ba và 9% sau lần phẫu thuật thứ sáu]
  • Bất thường về nhau thai: nhau bong non, nhau tiền đạo hoặc nhau cài răng lược
  • Dính ruột
  • Lạc nội mạc tử cung tại vết mổ
  • Tê và đau tại vết mổ…

Sau sinh mổ nên đợi bao lâu thì mới được mang thai tiếp?

Vậy là bạn đã phần nào hiểu rõ về việc sinh mổ tối đa được mấy lần. Để cơ thể người mẹ có đủ thời gian phục hồi, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo nên chờ ít nhất 18 tháng cho lần mang thai kế tiếp kể từ sau khi sinh mổ. Việc mang thai sớm hơn 12 tháng sẽ làm tăng nguy cơ sinh non. Mặc dù vậy nhưng khoảng thời gian này còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng của vết sẹo mổ cũng như cơ địa và sức khỏe của từng cá nhân.

Để an tâm, tốt nhất bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ sản khoa. Hãy thảo luận với bác sĩ về các vấn đề như:

  • Nguy cơ sinh mổ lấy thai của tôi trong lần mang thai này có cao không
  • Bệnh viện tôi dự tính sinh có đủ nguồn lực để khắc phục những biến chứng trong quá trình vượt cạn hay không
  • Ngoài sinh mổ liệu tôi có thể sinh thường được không [nếu đây không phải là lần mang thai đầu tiên của bạn]…

Trên đây là những chia sẻ về vấn dề sinh mổ tối đa được mấy lần. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có cơ sở nhằm đảm bảo việc sinh con diễn ra suôn sẻ.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trải qua một lần sinh nở, dù là sinh mổ hay sinh theo tự nhiên thì phụ nữ đều phải trải qua cảm giác đau đớn và đối diện với những vất vả không thể nào quên. Nếu trải nghiệm ấy nhân lên đến 4 lần thì các mẹ sẽ càng phải chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết để giảm thiểu tối đa các nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Vậy mang thai sau sinh mổ lần 3 cần lưu ý những gì?

1. Những điều cần biết về mang thai sau sinh mổ lần 3

Thường thì khi mổ bắt thai lần đầu, lần sau đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Người mẹ càng sinh mổ nhiều lần thì nguy cơ biến chứng càng cao. Nhưng đối với các mẹ bầu khỏe mạnh thì vẫn có thể tiến hành sinh mổ 3 - 4 lần. Tuy nhiên các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo mẹ chỉ nên sinh mổ khoảng 2 - 3 lần để tránh các tai biến nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Sinh con lần 4 hay mang thai sau sinh mổ lần 3 cũng làm tăng khả năng gặp biến chứng ở người mẹ, đó có thể là: nhau bong non, nhau tiền đạo, vỡ tử cung,... Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý tới khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ - tối thiểu cách nhau 2 năm để vết sẹo mổ sinh con trên thành tử cung có đủ thời gian hồi phục. Nếu khoảng thời gian mang thai sau sinh mổ lần 3 quá ngắn, các mẹ cần tham vấn ngay ý kiến của bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp có nên tiếp tục thai kỳ và trang bị những kiến thức cần thiết cho quá trình mang thai.

Càng sinh mổ nhiều lần mẹ bầu càng đối diện với nhiều nguy cơ

Kể từ khi phát hiện mình đã mang thai sau sinh mổ lần 3, mẹ bầu cần theo dõi sát sao thai kỳ. Đến gần kỳ sinh nở, cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cho việc mổ. Thông thường các mẹ bầu sẽ được chỉ định mổ vào tuần thai thứ 37, 38 khi chưa có các dấu hiệu của chuyển dạ: thai nhi không gò nhiều, không đau vết mổ hoặc không ra ối. Nếu chọn sinh thường ở lần mang thai thứ 4 thì mẹ dễ phải đối mặt với nguy cơ vỡ tử cung [tỷ lệ này chiếm 0,2 - 1,5%].

2. Các nguy cơ của việc mang thai sau sinh mổ lần 3

Những nguy cơ dưới đây được xét trong trường hợp mẹ bầu giữ thai để tiếp tục sinh mổ lần 4.

2.1. Mẹ sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi

Mặc dù việc mổ lấy thai diễn ra khá nhanh chóng so với quá trình sinh con qua ngả âm đạo, nhưng thời gian để mẹ hồi phục sau sinh lại lâu hơn rất nhiều.

Nếu sinh mổ lần đầu tiên, thông thường các mẹ sẽ phải dành ra khoảng 4 - 5 ngày nằm viện, sau đó là 6 tuần dưỡng sức tại nhà để cơ thể có thời gian bình phục trở lại. Tuy nhiên đối với các mẹ sinh mổ lần 4 sẽ mất nhiều thời gian phục hồi hơn do phải chịu đựng cơn đau từ vết mổ cũ lẫn vết mổ mới.

2.2. Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Mang thai sau sinh mổ lần 3 cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở các mẹ bầu. Nguyên do là bởi vì các vi khuẩn thường trực ở âm đạo khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập và gây bệnh ở tử cung của mẹ. Mức độ nhẹ là nhiễm trùng vết mổ, nặng hơn thì chúng có thể lây lan sang những cơ quan khác.

Sản phụ sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục hơn sau khi sinh mổ nhiều lần

2.3. Nhau thai bất thường

Sau khi trải qua đẻ mổ nhiều lần, rất có thể nhau thai của mẹ sẽ gặp phải những vấn đề bất thường sau:

  • Nhau tiền đạo: là tình trạng nhau thai bao phủ 1 phần hoặc toàn bộ cổ tử cung, có thể dẫn tới băng huyết trong thời kỳ mang thai hoặc khi sinh nở;

  • Nhau bong non: xảy ra khi nhau thai rụng khỏi thành tử cung trước khi sinh khiến cho bào thai không được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy;

  • Nhau cài răng lược: là khi nhau có hiện tượng bám quá sâu và chặt vào thành tử cung, thậm chí còn bám cả vào những tổ chức lân cận như bàng quang khiến thai phụ tăng nguy cơ sinh non hoặc khi chuyển dạ bị ra nhiều máu. Biến chứng nguy hiểm của tình trạng này khi ở thể nặng đó là nguy cơ cắt bỏ tử cung của thai phụ.

2.4. Tổn thương bàng quang

Trong quá trình phẫu thuật, đôi khi một vài thủ thuật có thể vô tình đụng chạm làm tổn thương bàng quang gây nên chứng bí tiểu sau sinh. Tức là khi sinh mổ xong, sản phụ có cảm giác buồn tiểu nhưng không tiểu tiện được.

Nếu sản phụ được gây mê, gây tê bằng thuốc như Fentanyl hoặc Bupivacain trong khi sinh mổ thì cũng có khả năng bị bí tiểu sau sinh vì những thuốc này có tác dụng làm mất cảm giác khu vực bụng dưới trong vòng 8 giờ. Mặc dù vậy, tổn thương bàng quang do sinh mổ có thể dễ dàng được khắc phục nên các mẹ không cần quá lo lắng.

2.5. Gây thuyên tắc phổi

Nguyên nhân dẫn đến chứng thuyên tắc phổi là do sự hình thành của cục máu đông ở tĩnh mạch chi dưới, vùng chậu di chuyển theo đường tuần hoàn mắc kẹt tại mạch máu phổi. Sản phụ khi bị thuyên tắc phổi sẽ cảm thấy khó thở [nhẹ hoặc nặng], đau ngực, tim đập nhanh, nghiêm trọng hơn là bị ngừng tim và thậm chí là tử vong ngay cả khi đã được cấp cứu ngay lập tức.

Bệnh lý này xảy ra ở những người bị thừa cân, cao huyết áp, sản phụ sinh mổ lần 4 hoặc gia đình có người thân mắc chứng rối loạn đông máu.

3. Mang thai sau sinh mổ lần 3 mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Tương tự như mọi lần mang thai, các mẹ nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Tuân thủ theo lịch trình khám thai định kỳ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ khoa sản để phát hiện kịp thời ra các bất thường của thai nhi và có biện pháp đối phó sớm nhất có thể;

  • Nghỉ ngơi, tránh stress, luôn giữ tâm trạng thoải mái, không lao lực quá sức;

  • Nếu gặp các bất thường [đau bụng, khó chịu, ra máu,...] cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra;

  • Chia sẻ công việc nhà và trò chuyện nhiều với người thân, nhất là khi đang phải đối mặt với bất ổn về tâm lý hoặc các bất thường thai kỳ;

  • Lựa chọn bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh uy tín để sinh nở.

Trong quá trình thai nghén, mẹ bầu nên đảm bảo dinh dưỡng và có một tinh thần thoải mái

Mang thai sau sinh mổ lần 3 và chấp nhận sinh mổ lần 4 tuy hiếm gặp và hiện nay công nghệ y khoa đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn có tỷ lệ thai phụ tử vong do các biến chứng trong thai kỳ hoặc khi sinh mổ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó các mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng về vấn đề mang thai sau sinh mổ lần 3 và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ, chăm sóc bản thân thật tốt trong quá trình mang thai.

Để thuận tiện trong việc theo dõi thai kỳ, các mẹ hãy an tâm lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với chi phí thăm khám phải chăng, trang thiết bị thực hiện xét nghiệm, siêu âm chẩn đoán hiện đại và đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa sản tay nghề cao sẽ không làm các mẹ bầu thất vọng. Gọi ngay tới tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn kỹ hơn các mẹ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề