Mô hình trồng nấm trong nhà tôn

Tốt nghiệp 2 trường đại học, nhưng Phạm Xuân Quyền (tổ 7, Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, Đà Nẵng) chọn làm giàu bằng việc trồng nấm rơm.

Đến thăm khu sản xuất của anh Quyền, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy cơ ngơi 2.000m2 với từng dãy nhà tôn khép kín, bên trong là nấm. Anh Quyền tâm sự: “Để có được cơ ngơi này, tôi phải vất vả hơn 10 năm trời...”.

 
Mô hình trồng nấm trong nhà tôn
Anh Quyền chăm chút cho từng bịch nấm.

Năm 2002, anh Quyền cầm tấm bằng cử nhân quản trị du lịch cùng bằng cử nhân luật đi xin việc ở thành phố. Nhưng với đồng lương tháng ba cọc ba đồng không đủ sống, sau gần 1 năm bám trụ thành phố, anh quyết định về quê lập nghiệp. Tuy nhiên lúc đó vốn liếng không có, bản thân anh cũng không có kiến thức gì về nông nghiệp.

“Chạy quanh tìm cây, con giống để nuôi trồng tôi cũng không thấy loại nào phù hợp. Cuối cùng nhờ người thầy giáo thời đại học giới thiệu mô hình trồng nấm rơm, tôi cùng gia đình quyết định vay mượn tiền mua nguyên liệu, dụng cụ bắt tay vào nghề trồng nấm” - anh Quyền kể.

Giai đoạn này cơ sở nấm của anh độc quyền trên thị trường Đà Nẵng nên nấm làm tới đâu bán hết tới đó. Thừa thắng, anh thuê đất của các gia đình trong vùng mở rộng mô hình trồng nấm. Chỉ trong vòng 1 năm anh giàu lên trông thấy.

“Khi đó, tôi có đủ tiền mua xe hơi, xây nhà cao tầng. Nhưng thấy bà con lối xóm đang nghèo quá, tôi tiết kiệm tiền để giúp đỡ bà con trong vùng xây dựng mô hình trồng nấm. Nói gì thì nói, dù sao mình cũng được học hành đàng hoàng. Không thành đạt được ở thành phố cho rạng rỡ gia đình thì mình cũng giúp được gì đó cho xóm làng quê hương”- anh Quyền bộc bạch.

Mô hình trồng nấm của gia đình anh đang phất lên như diều gặp gió thì Đà Nẵng bước vào giai đoạn “đại công trường”. Đất đai, nhà cửa gia đình anh nằm hết trong diện giải tỏa. Hết đất, mô hình trồng nấm của anh bị đình trệ, thu nhập của gia đình cũng như bà con trồng nấm trong vùng cũng mất theo. Không chấp nhận cái nghèo, anh mày mò tìm hiểu kỹ thuật trồng nấm tiên tiến ít lệ thuộc vào đất. “Lần mò mãi tôi tìm ra được mô hình trồng nấm trong nhà tôn ít phụ thuộc vào quỹ đất mà lại cho hiệu quả cao, rất phù hợp với vùng giải tỏa như quê tôi” - anh Quyền tâm sự.

Bà Nguyễn Thị Hiền- Phó chủ tịch hội nông dân quận Liên Chiểu cho biết, cơ sở trồng nấm của anh Quyền đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 15 lao động trong vùng. Mô hình này rất hiệu quả với bà con nông dân nên anh Quyền còn là đầu mối cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở làm nấm trên địa bàn thành phố.

Anh Quyền tiết lộ, hiện thu nhập của anh từ trồng nấm khoảng 50 triệu đồng/tháng. Có điểm tựa vững chắc anh mạnh dạn nghiên cứu để từng bước cho ra thị trường các sản phẩm đặc biệt từ nấm như: nước mắm nấm, mắm ruốc từ nấm.

Theo Dân Việt

6:30 - 2 Tháng Chín, 2019

Mỗi tháng thu hoạch 4-5 tấn nấm rơm, quả nấm to, đồng đều, sạch hoàn toàn là những điểm khác biệt khiến sản phẩm nấm rơm của anh Lê Cao Cường ở Đồng Tháp luôn trong tình trạng khan hàng.

Nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, thời gian qua được sự hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật của ngành nông nghiệp và Hội Nông dân. Anh Trần Văn Liêm, ngụ ấp An Thạnh, xã Lê Trì, huyện Tri Tôn đã mạnh dạng xây dựng mô hình “Trồng nấm rơm trong nhà”.

Mô hình phát huy nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền thống, tạo thu nhập ổn định cho gia đình anh.

Mô hình trồng nấm rơm trong nhà được anh Trần Văn Liêm triển khai từ đầu năm 2020, với diện tích 90m2, được thiết kế theo kiểu Thái Lan, có cửa sổ thoát khí ở phía trước và quản lý nhiệt độ môi trường. Nấm rơm được trồng trên những chiếc kệ có chiều dài trên 5m, rộng 0,7m và cao 2m và được chia thành 4 tầng. Tổng kinh phí xây dựng mô hình trị giá 60 triệu đồng.

Mô hình trồng nấm trong nhà tôn

Chia sẽ về kỹ thuật trồng nấm rơm, anh Liêm cho biết, rơm sau khi đem về được ủ trong thời gian 10 - 12 ngày, sau đó tiến hành cấy meo. Sau thời gian chăm sóc từ 10 - 12 ngày là có thể bắt đầu thu hoạch nấm. Mỗi mô hình cần sử dụng 50 cuộn rơm. Năng suất khoảng 150kg nấm/mô hình. Mỗi vụ có thể thu hoạch 2 đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 1 tuần.

Một trong những ưu điểm nổi bật của mô hình trồng nấm rơm trong nhà mà anh Liêm đang áp dụng là có thể quản lý được nhiệt độ phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Anh Liêm cho biết ở các giai đoạn như: ủ tơ, kết phôi, ra quả thể đều có nhu cầu về nhiệt độ khác nhau. Do đó, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp từng giai đoạn giúp nấm sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, thông qua điều chỉnh nhiệt độ có thể điều chỉnh màu sắc của nấm, đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.

Đặc biệt, trong quá trình canh tác anh Liêm còn sử dụng phương pháp xử lý thanh trùng bằng nhiệt cho nhà trồng nấm. Đây là phương pháp đơn giản, nhưng lại hữu hiệu để phòng ngừa các loại vi khuẩn, nấm mốc… phổ biến trên giá thể. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đun sôi nước, sau đó dẫn hơi nước vào nhà sao cho nhiệt độ môi trường khoảng 80 độ, duy trì trong 4 - 5 tiếng. Ngoài ra, sau mỗi vụ thu hoạch, anh Liêm còn dọn vệ sinh, khử trùng nhà trồng nấm cẩn thận, sau 7 ngày là có thể tiếp tục canh tác vụ tiếp theo.

Với cách làm khoa học đã giúp anh Liêm có thể canh tác liên tục mà không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nấm. Cũng nhờ vậy mà anh có thể thử nghiệm nhiều phương pháp trồng khác nhau để rút ra cách làm hữu hiệu cho bản thân.

Mô hình trồng nấm trong nhà tôn

Vụ đầu tiên, anh Liêm trồng nấm theo phương pháp trải thảm. Phương pháp này cho năng suất 1,2 - 1,3kg/cuộn rơm (1 cuộn rơm 20kg, giá 20.000 đồng/cuộn). Tuy nhiên, với phương pháp này có hạn chế là không thể thu hoạch ở mặt phía dưới, khó xử lý khi bị nhiễm bệnh. Đến vụ thứ 2, anh Liêm thí điểm phương pháp bó rơm thành từng cục. Cách làm này cho năng suất cao hơn, trên dưới 1,5kg/cuộn rơm. Ngoài ra, còn thuận tiện trong việc chăm sóc, thu hoạch và dễ dàng trong quản lý khi có phát sinh dịch bệnh.

Với 2 nhà trồng nấm, bình quân mỗi vụ, gia đình anh thu nhập trên dưới 6 triệu đồng. Nấm hiện nay đang có thị trường tiêu thụ ổn định, thương lái đến tận nhà mua nên không phải lo đầu ra, cũng như bị ép giá. Thời gian tới, nếu có điều kiện, gia đình anh sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, diện tích canh tác. Đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp canh tác mới để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Mô hình trồng nấm rơm được Hội Nông dân phát động nông dân cách đây nhiều năm và đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông hộ. Để giúp nông dân tiếp cận với phương pháp canh tác mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật, Hội Nông dân và chính quyền địa phương đã đề xuất hỗ trợ xây dựng 2 mô hình trồng nấm trong nhà, mỗi mô hình được hỗ trợ 50 triệu đồng.

Đồng chí Nguyễn Văn Hữu Phước - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Lê Trì cho biết, ngoài hỗ trợ xây dựng nhà trồng nấm, các hộ còn được chuyển giao kỹ thuật canh tác theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, hầu hết các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế.

Hiện nay, Hội Nông dân huyện và xã Lê Trì đang tích cực tuyên truyền, vận động nhân rộng mô hình, đồng thời phối hợp ngành chức năng tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật canh tác nấm. Hướng tới, nếu số hộ tham gia đủ lớn, địa phương sẽ thành lập Tổ hợp tác để giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất, dồng thời có những chính sách hỗ trợ về vốn cũng như tìm kiếm đầu ra để bà con an tâm phát triển mô hình.

Ông Nguyễn Thanh Tùng ở ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn (An Giang) cho biết: “Trước đây, kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào SX lúa giống. Cách nay hơn 1 năm, tôi được Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ 30% kinh phí để thực hiện thí điểm mô hình trồng nấm trong nhà, thấy hiệu quả nên tôi tiếp tục SX đến giờ”.

Để trồng nấm rơm trong nhà phải trải qua nhiều công đoạn từ thiết kế kệ để, ủ rơm, đảo rơm, hệ thống phun tưới… Đang thu hoạch nấm rơm trong trại, ông Tùng nói: “Trại trồng nấm tốt nhất là được lợp bằng lá, xung quanh che chắn bằng bạt, giàn trồng nấm được làm bằng tre, mỗi giàn có 3 kệ, khoảng cách mỗi kệ cách nhau 50 cm, bề rộng 80 cm.

Mô hình trồng nấm trong nhà tôn
Ảnh minh họa

Trồng nấm rơm trong nhà có nhiều ưu điểm hơn trồng ngoài trời, có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước trên nền sàn và lớp vải bạt được che chắn xung quanh. Còn nếu nhiệt độ lạnh thì mở tấm mê ca trên nóc trại và bạt xung quanh để cho ánh nắng vào. Đối với nấm rơm nhiệt độ thích hợp nhất là 30 – 35 độ C, ẩm độ 80 – 90%. Vào ban đêm trời lạnh thì sử dụng đèn tròn loại 70W để sưởi ấm”.

Ngoài việc SX theo mô hình trồng nấm trong nhà, ông Tùng còn chọn hướng canh tác theo những thời điểm nấm có giá trong năm để tăng lợi nhuận. “Trồng nấm trong nhà năng suất cao nhất là vụ đông xuân vì rơm chất lượng, thời tiết và độ ẩm thích hợp cho nấm phát triển. Các tháng giêng, tháng 7, 10, dịp Tết nấm có giá nên tôi chọn vào thời điểm này SX với số lượng nhiều, các tháng còn lại SX nhỏ lẻ”, ông chia sẻ.

Mặc dù, trồng nấm trong nhà chi phí cao hơn so với trồng nấm ngoài trời, nhưng năng suất nấm luôn đứng ở mức cao và ổn định. Vẫn có thể dự trữ rơm để làm cả mùa nắng, lẫn mùa mưa. Trời lạnh thì các hộ trồng nấm làm mô rộng và cao 38 cm, còn khi nóng thì 30 cm.

Trước đây, kinh tế gia đình chủ yếu là làm lúa giống, ngoài ra ông Tùng còn được thử nghiệm trồng nấm bào ngư, nấm rơm, nấm mèo. Nhưng thấy nấm rơm cho hiệu quả hơn nên chọn nấm rơm.

Sau khi thu hoạch xong nấm, phần rơm rạ được ông Tùng sử dụng nấm Trichoderma ủ cho oai mục sau đó dùng để bón cho lúa, phần còn dư thì bán cho các hộ trồng hoa kiểng để tăng thu nhập.

Theo ông Tùng, trồng nấm trong nhà nên xây dựng nền bằng xi măng để sau mỗi vụ thu hoạch dễ dàng vệ sinh, khử trùng cũng như trong quá trình canh tác tưới nước, giữ ẩm mà không bị bùn lầy. Lợp lá thì độ ẩm trong trại ổn định, nhưng sau mỗi vụ thu hoạch cần tóc nóc làm vệ sinh.

Sạp bằng tre thì chất nấm được 1 – 2 năm. Việc chất nấm trên sạp tre mô nấm rõ nước tốt sẽ cho năng suất cao. Bình quân 1 m mô tới cho thu hoạch 1 – 1,5 kg nấm. Mỗi công rơm cho 20 – 30 kg.

Ngoài ra, trồng nấm trong nhà không phải tốn chi phí rơm đậy (lớp rơm áo) và công thu hoạch nhiều. Không sợ không cho nấm. Rơm trong quá trình ủ thì cho vôi vào để khử đi các loại mầm bệnh, vi khuẩn bất lợi, giúp cho rơm mau vàng và mau chín. Bình quân 1 kg vôi bột cho 20 lít nước để ủ. Mỗi công rơm tưới khoảng 3 – 4 kg vôi.

Nói về việc ủ rơm, ông Tùng chia sẻ: “Rơm vụ đông xuân thì từ khi ủ đến chất khoảng 15 ngày, còn vụ hè thu khoảng 10 – 12 ngày, cứ 6 ngày ủ là tiến hành đảo rơm, giúp cho rơm chín đồng đều. Thường thì chất nấm vào những tháng nắng nóng thì tưới nước 2 lần/ngày, ít thì 1 lần. Còn những lúc lạnh thì cách nhau 3 – 4 ngày mới tưới nước. Sau khi chất nấm khoảng 12 – 14 ngày thì tiến hành thu hoạch. Nấm ra tập trung nên việc thu hái rất thuận lợi, chọn hái những nấm to, hình trứng. Thu hoạch xong đợt 1, tưới nước, chăm sóc cho nấm phát triển đợt 2”.

Được biết, trước đây, kệ trồng nấm của gia đình ông Tùng được thiết kế bằng tre, nhưng bên dưới nền trải bằng lưới cước nên nấm chỗ bị hư, chỗ không thu hoạch được. Cho nên mấy vụ SX gần đây, kệ được đóng có khoảng cách thưa ra để tiện thu hoạch.

Hướng tới đây, ông Tùng sẽ đầu tư hệ thống phun sương và quạt hút để nâng cao hiệu quả của việc trồng nấm trong nhà.

Nguồn : nong nghiep.vn