Mỗi ngày ăn 2 quả trứng vịt lộn có tốt không

TS - BS Hồ Thu Mai đã có nhiều năm kinh nghiệm tham gia tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn; triển khai các hoạt động dinh dưỡng tại cơ sở. Tại BV Vinmec, BS Hồ Thu Mai sẽ tư vấn, thăm khám và tư vấn về dinh dưỡng vào các ngày trong tuần, trừ chiều Thứ 7 và ngày Chủ Nhật.

Trứng vịt lộn là món ăn rất ngon và rất nổi tiếng của Việt Nam. Nhiều người cho rằng, ăn trứng vịt lộn có thể cải thiện nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí là vóc dáng. Vậy cụ thể tác dụng của trứng vịt lộn là gì? Ăn nhiều có tốt không? Toshiko mời bạn tham khảo lời giải đáp ngay sau đây!

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong một quả trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipid, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Ngoài ra, còn có nhiều vitamin A, một số ít sắt, glucid, vitamin B1 và C…

Mỗi ngày ăn 2 quả trứng vịt lộn có tốt không

Ăn trứng vịt lộn còn giúp bổ huyết, giúp cơ thể dễ hấp thụ các dưỡng chất và phát triển nhanh chóng khỏe mạnh, hạn chế và đẩy lùi bệnh tật. Nếu kết hợp vịt lộn với nhiều món ăn khác sẽ thúc đẩy các tác dụng tốt cho sức khỏe.

Trứng vịt lộn nếu ăn kết hợp cùng rau răm và gừng thì có tác dụng làm giảm các cơn đau đầu chóng mặt, còi xương, yếu sinh lý và các vấn đề về thiếu máu suy nhược. Vì trứng vịt lộn và gừng là hai thực phẩm có tính nóng cao nên có thể trị được bệnh khó tiêu, phong hàn, tốt cho đường tiêu hóa, giải độc gan…

Ngoài ra, nếu bạn muốn tăng cân có thể thử ăn trứng vịt lộn đều đặn, bạn sẽ bất ngờ với không chỉ có cân nặng tăng mà còn có cơ thể và làn da khỏe mạnh, tràn đầy sức khỏe.

Đối với phụ nữ có thai, ăn trứng vịt lộn đúng cách ăn cung cấp các dưỡng chất và vitamin cần thiết cho thai nhi, nhất là khi kết hợp với nhiều món ăn có lợi khác, còn đối với trẻ em thì trứng vịt lộn là một thực phẩm thiết yếu thúc đẩy quá trình phát triển và trí thông minh cho não bộ.

>>> Đọc thêm: Ăn trái cây buổi tối có mập không? Nên ăn quả gì vào buổi tối?

Trứng vịt có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, vì thế không nên ăn quá nhiều tránh gây ra tình trạng “bội thực” chất dinh dưỡng. Không những không có được kết quả tốt mà còn phản tác dụng, làm tăng lượng làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… và tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút…

Mỗi ngày ăn 2 quả trứng vịt lộn có tốt không

Rau răm là gia vị không thể thiếu khi ăn hột vịt lộn, tuy nhiên nếu ăn nhiều rau răm sống dễ gây nóng rét, giảm khả năng tình dục ở nam giới. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rau răm chứa một số tinh dầu và vài chất ức chế dục tính. Đặc biệt là nên ăn uống với số lượng hợp lý và cũng nên xem xét khoảng thời gian nào thì trứng lộn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhất.

Tốt nhất bạn nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, ăn kèm với các thức ăn khác và tốt nhất là không nên ăn vào buổi tối đây là thời điểm mà rất nhiều ăn vì coi trứng lộn như món ăn vặt khi ngán cơm. Thực chất, nếu bạn ăn nhiều trứng lộn vào buổi tối sẽ gây khó tiêu hóa, gây cảm giác khó chịu.

Số lượng trứng vịt lộn sử dụng hợp lý nhất là: trẻ em, chỉ nên ăn tối đa một quả/ngày; người lớn: ăn tối đa hai quả/ngày. Khi ăn nên kèm gia vị. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi. Với trường hợp người lớn muốn bồi bổ sức khỏe tối đa nên dùng khoảng 60 – 90 ngày.

Một số câu hỏi thường gặp khác

Luộc trứng vịt lộn bao lâu thì chín?

Mỗi ngày ăn 2 quả trứng vịt lộn có tốt không

Chọn được trứng vịt lộn ngon là bạn đã thành công ở bước đầu rồi nhưng tới khâu chế biến mới quan trọng. Vậy hột vịt lộn luộc bao lâu? Khi bắt đầu luộc trứng, bạn hãy bật bếp sao cho lửa thật to rồi đợi khoảng 5 phút cho nước sôi, sau đó vặn nhỏ lửa lại. Bạn cần duy trì mức độ nước sôi liu riu không quá to nhưng cũng không quá nhỏ và luộc thêm khoảng 15 phút nữa thì trứng sẽ chín.

Một điều bạn nên lưu ý là đừng nên luộc trứng quá lâu vì làm vậy trứng sẽ bị cứng, đặc hoặc cạn nước bên trong. Ngược lại, việc luộc trứng quá nhanh và trứng chưa chín hẳn thì rất dễ làm bạn bị đau bụng. Đối với những quả trứng già, bạn nên luộc lâu hơn thêm 5 phút nữa để chắc chắn trứng đã chín thơm ngon và béo ngậy.

Bầu ăn trứng vịt lộn được không?

Cho đến nay chưa có thông tin khoa học nào chứng minh bà bầu ăn trứng vịt lộn sinh con da trắng, chân dài, mọc nhiều tóc hay bị hen suyễn. Các đồn đoán dân gian đều không có cơ sở. Vậy có thai ăn trứng vịt lộn được không?

Theo các chuyên gia, trứng vịt lộn có rất nhiều thành phần dinh dưỡng trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất giàu năng lượng và rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi nên bà bầu có thể ăn trứng vịt lộn.

Tuy nhiên, bà bầu phải ăn hợp lý với số lượng rất ít bởi nếu quá lạm dụng thì có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:

  • Dễ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp thai kỳ
  • Làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì
  • Dư thừa vitamin A trong thai kỳ:

Ngoài ra, phụ nữ trong giai đoạn kinh kỳ ăn nhiều rau răm sống dễ bị rong huyết.

Bà đẻ ăn được trứng vịt lộn không?

Mỗi ngày ăn 2 quả trứng vịt lộn có tốt không

Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng trứng vịt lộn gây hại cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Như vậy, các mẹ có nên ăn trứng vịt lộn sau khi sinh không? Câu trả lời là mẹ sau sinh có thể ăn trứng vịt lộn bình thường.

Với những giá trị dinh dưỡng kể trên, trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng, cần thiết cho sức khỏe, nhất là cho các mẹ bỉm để phục hồi sức khỏe sau khi sinh:

  • Bổ sung năng lượng cho cơ thể nhờ vào hàm lượng calo, protein và chất béo cao.
  • Trong trứng vịt lộn cũng có sắt, vì vậy rất tốt cho máu, đặc biệt là phụ nữ sau sinh vì cơ thể mẹ có thể bị mất nhiều máu khi sinh.
  • Trứng vịt lộn cũng giàu vitamin A nên rất tốt cho mắt, giảm căng thẳng.
  • Sau sinh dùng trứng vịt lộn với gừng hoặc rau răm cũng là biện pháp để cải thiện sinh lý.

Tuy nhiên, mẹ sau sinh chỉ nên ăn tối đa 1 quả/ lần và ăn không quá 2 lần/tuần. Vì trong trứng vịt lộn chứa nhiều vitamin A có thể gây tích lũy dưới da và gan, làm vàng da, ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Hơn thế, hàm lượng cholesterol có trong trứng nếu ăn nhiều sẽ gây ra biến chứng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Kết luận

Những tác dụng tích cực của trứng vịt lộn đối với sức khỏe là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên lạm dụng, ăn quá nhiều sẽ dẫn đến phản tác dụng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!

Để cải thiện sức khỏe mỗi ngày, ngoài bổ sung thực phẩm tốt qua chế độ ăn, bạn cũng cần dành thời gian cho việc tập luyện thể dục thể thao và nghỉ nghơi hợp lý. Đơn giản là bạn có thể tập với máy chạy bộ, xe đạp tập tại nhà hoặc ngồi ghế massage toàn thân Toshiko 15-20 phút để vừa có thể giải tỏa stress, vừa nâng cao thể lực và thư giãn hiệu quả!

Nếu chưa biết mua các thiết bị tập và chăm sóc sức khỏe tại nhà này ở đâu, bạn có thể tại website hoặc tại showroom của Toshiko hoặc liên hệ 1900 1891 để được tư vấn!

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu quả trứng vịt lộn?

Số lượng trứng vịt lộn sử dụng hợp lý nhất: trẻ em: chỉ nên ăn tối đa một quả/ngày; người lớn: ăn tối đa hai quả/ngày. Khi ăn nên kèm gia vị. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi. Nên ăn vào buổi sáng sớm có kèm món ăn bổ sung.

Ăn trứng vịt lộn nhiều có bị gì không?

Một quả trứng vịt lộn còn chứa tới 600 mg cholesterol - cao gần gấp 3 lần 1 quả trứng gà. Điều đó nghĩa là nếu ăn hàng ngày, nó sẽ dễ gây ra các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, gan nhiễm mỡ... do dư thừa lượng cholesterol. Đặc biệt, người đang mắc các bệnh này dễ bị nặng hơn, tăng nguy cơ đột quỵ.

Ăn bao nhiêu trứng vịt lộn?

Chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần Ngoài ra, người béo phì, người già, bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cũng cần hạn chế ăn món ăn này. Riêng người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.

Ăn trứng vịt lộn mỗi ngày có tác dụng gì?

Trong Đông Y, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý. Trong một quả trứng vịt lộn có tới 182 kcal năng lượng, 13,6 gr protein, 12,4 gr lipid, 82 mg canxi, 212 gr photpho và 600 mg cholesterol.