Mỗi ngày Việt Nam có bao nhiêu người chết vì tai nạn?

Xe khách chở 43 người nát bươm. Vụ tai nạn sáng 17-5-2017 tại thị trấn Chư Sê, Gia Lai làm 13 người chết, 32 người bị thương - Ảnh: ĐÌNH VĂN

Sáng 20-9, phát biểu tại lễ ký kết giữa Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Bosch Việt Nam về thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu về tai nạn giao thông đường bộ, ông Khuất Việt Hùng - phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia - cho biết trong 8 tháng đầu năm 2017, cả nước xảy ra 12.775 vụ tai nạn giao thông làm 5.422 người chết và 10.543 người bị thương.

So với 8 tháng đầu năm 2016, tai nạn giao thông giảm 859 vụ, giảm 318 người chết và giảm 1.226 người bị thương.

Ông Hùng cũng cho biết số liệu công bố bình quân mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 8.670 người chết vì tai nạn giao thông. Tuy nhiên, đây là số liệu được cảnh sát giao thông ghi nhận tại hiện trường.

Thưc tế nếu đúng quy định quốc tế thống kê tử vong sau 30 ngày xảy ra vụ tai nạn giao thông, thì theo thống kê của Bộ Y tế năm 2015 có khoảng 15.386 người chết, tức gần gấp đôi số người chết được ghi nhận tại hiện trường do cảnh sát giao thông thống kê.

Giải thích với một số đại biểu các nước dự Hội nghị An toàn giao thông Đông Á lần thứ 12 tại TP.HCM vì sao Việt Nam có đến 2 số liệu người chết vì tai nạn giao thông, ông Hùng cho biết sở dĩ công bố có hơn 8.000 người chết mỗi năm do sử dụng số liệu ghi nhận tại hiện trường.

"Hiện mỗi quốc gia quy định khác nhau về sử dụng dữ liệu để công bố về số người chết vì tai nạn giao thông. Thực tế số người chết vì tai nạn giao thông ở Việt Nam phải hơn 15.000 người mỗi năm" - ông Hùng nói.

Ông Guru Mallikarjuna - tổng giám đốc Bosch Việt Nam - cho biết an toàn giao thông là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Việc giảm thiểu tai nạn giao thông và tăng cường an toàn giao thông đòi hỏi sự hợp tác từ nhiều phía: nhà nước, nhà trường, các tổ chức, cộng đồng…

Theo đó, ngành công nghiệp ôtô có những tác động đáng kể, việc sản xuất công nghệ an toàn có thể bảo vệ người lái xe.

Chiều 1.5, Ủy ban An toàn giao thông [ATGT] quốc gia cho biết trong 5 ngày nghỉ lễ 30.4 - 1.5, cả nước xảy ra 137 vụ TNGT, làm chết 96 người, bị thương 96 người. So sánh với 4 ngày nghỉ lễ năm 2018, bình quân số người chết trong 5 ngày nghỉ lễ năm nay là 19,2 người/ngày, giảm nhẹ so với kỳ nghỉ lễ năm 2018 là 19,75 người chết/ngày.

Chỉ trong 5 ngày có tới gần 100 người chết vì TNGT. Con số này thật sự khiến không ít người phải rùng mình. Thế nhưng, nếu tính bình quân số người chết mỗi ngày theo số Ủy ban ATGT quốc gia công bố hằng năm, con số này còn thấp hơn nhiều. Cụ thể, theo số liệu công bố, năm 2017 có 8.279 người chết vì TNGT, bình quân mỗi ngày chết 23 người. Năm 2018, con số này là 8.248 người, tính ra có 22 người chết/ngày.

tin liên quan

5 ngày nghỉ lễ, 96 người chết vì tai nạn giao thông

Tuy nhiên, tại lễ ký kết giữa Văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia và Bosch Việt Nam sáng 20.9.2017, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia cho biết hơn 8.000 người chết vì TNGT mỗi năm được công bố chỉ là số liệu được cảnh sát giao thông ghi nhận tại hiện trường. Thực tế, tại Việt Nam phải có hơn 15.000 người chết vì TNGT mỗi năm [tính theo số liệu của Bộ Y tế].

Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], TNGT đã cướp đi sinh mạng của 22.468 người tại Việt Nam trong năm 2017, bình quân mỗi ngày chết 62 người. Như vậy, không phải hơn 8.000 người như con số thường công bố, cũng không phải hơn 15.000 người như vị Phó chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia thông tin mà tới hơn 22.000 người? Không phải 20 - 23 người chết mà là 62 người chết/ngày do TNGT?

Số người chết vì TNGT thực tế cao gấp gần 3 lần số liệu trong báo cáo C.T.V

Vênh nhau do cách tính

Báo cáo Quốc hội về việc thống kê số người chết do TNGT không đúng thực trạng, đại diện Bộ Công an thừa nhận cách thức thống kê theo quy định hiện nay khác với thông lệ quốc tế thực hiện dẫn đến độ “vênh". Cụ thể, hiện Tổ chức Y tế Thế giới thống kê số người chết do TNGT bao gồm số người chết ngay tại hiện trường vụ tai nạn và những người bị thương sau đó chết trong 30 ngày kể từ thời điểm xảy ra tai nạn.

Trong khi đó, tại Việt Nam, các quy định về thống kê TNGT không quy định thời gian bao lâu sau khi xảy ra tai nạn, những người bị thương mà chết thì sẽ được thống kê vào số người chết do TNGT. Như vậy, số người chết do TNGT được hiểu là số người chết ngay tại hiện trường. Trường hợp người bị thương nặng được đưa vào viện nhưng không cứu chữa được, buộc gia đình phải đưa về để chết ở nhà hay những nạn nhân đưa vào viện cứu chữa 2-5 ngày không qua khỏi cũng không được thống kê là thiệt mạng do TNGT. Điều này dẫn đến việc thống kê không phản ánh đúng thực trạng.

Chuyên gia Lương Hoài Nam nhận định việc tính không đủ số người thương vong là bất cập rất lớn, sẽ cho ra một bức tranh sai với số lượng người chết giảm đi một nửa, thậm chí hơn một nửa, khiến cho việc đánh giá về mức độ nghiêm trọng của TNGT giảm đi, các biện pháp vì thế mà cũng chưa đủ kiên quyết như cần phải có. "Cần nhanh chóng đưa ra cách tính chính xác, chuẩn hóa định nghĩa theo quốc tế, xác định rõ các điều kiện để thống kê đầy đủ hơn. Chính phủ và người dân cần thấy được mức độ kinh khủng thật sự của TNGT, từ đó chung tay xây dựng, thực hiện các quyết sách mạnh mẽ để từng bước đẩy lùi vấn nạn này" - ông đề xuất.

Chủ Đề