Mối quan hệ giữa trang phục với văn hóa năm 2024

Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp... Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người.

Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết là quan trọng hơn hếtài ra nó còn giúp chúng ta tự tin trong giao tiếp. Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp. Nó còn thể hiện tính cách của con người. Người có một bộ trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kì. Người có một bộ trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.

Tuy nhiên, gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. Có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động...; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm;... Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn mặc cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu – những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo.

Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!

Các bạn đua đòi chạy theo những mốt thời trang được thị trường tung ra giống như những con thiêu thân lao đầu vào lửa mà cứ ngỡ là như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu. Và có lẽ bạn vẫn tưởng rằng sự sành điệu, văn minh ấy sẽ làm cho mình trở thành con người thức thời hơn, hiện đại hơn. Dân gian có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Không phải ai cứ khóac lên mình chiếc áo của thầy tu thì sẽ trở thành thầy tu. Chỉ có cung cách ứng xử mới giúp ta biết đó có phải là thầy tu thật sự hay không. Chắc các bạn vẫn còn nhớ bài“Ông Giuốc danh mặc lễ phục” chứ? Cái ông trưởng giả Giuốc đanh mà lại học đòi làm sang. Ông cứ tưởng chỉ cần khoác lên mình bộ lễ phục quý tộc thì sẽ trở thành người cao quý, còn “cứ bo bo cái kiểu trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do bản chất ngu dốt và mê muội, ông ta đã tự biến mình thành 1 trò hề với bộ lễ phục may hoa ngược và ngắn cũn cỡn. Có vậy mới thấy sự văn minh, sành điệu không đến từ những gì bạn mặc trên người hay mốt này mốt nọ mà đến từ những hiểu biết của bạn, từ cách hành xử của bạn với mọi người xung quanh.

Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có rất nhiều tác hại. Có những bạn quên cả việc học, suốt ngày chỉ chăm chút cho trang phục của mình, kết quả là học hành sa sút, còn ngoại hình thì không còn là dáng vẻ của một học sinh nữa. Hơn nữa, sự đua đòi của các bạn ấy còn làm đau đầu cha mẹ, thầy cô. Những mốt quái dị đó đã làm tiêu tốn không ít tiền của cha mẹ và làm họ buồn phiền. Một “công tử” hay “ tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình không khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là không thể chấp nhận được. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó không phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ với điều kiện gia đình. Từ đơn giản

Con người chúng ta ai cũng được tôn thêm bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mặc dù nhiều người cho rằng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nhưng ấn tượng ban đầu luôn ảnh hưởng rất nhiều đến sự đánh giá về một ai đó. Trang phục chính là yếu tố quan trọng góp phần làm nên vẻ ngoài, gây ấn tượng với mọi người xung quanh. Trang phục và văn hóa còn có mối quan hệ với nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của mỗi cá nhân.

Trang phục là những yếu tố bên ngoài như quần áo, giày dép, trang sức…vừa có chức năng bảo vệ con người khỏi những hiện tượng tự nhiên bao gồm nắng, mưa, tia bức xạ…mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi người. Văn hóa là những giá trị tốt đẹp cả về vật chất và tinh thần trên nhiều khía cạnh khác nhau. Song nhắc tới văn hóa, người ta thường nghĩ tới những biểu hiện thanh nhã, lịch sự và những cách ứng xử đầy văn minh.

Trang phục cũng là một nét đẹp văn hóa. Có những khi, mọi người cũng nhìn vào cách ăn mặc cùng cách giao tiếp, ứng xử để đánh giá tính cách của một ai đó. Cách ăn mặc đồng thời cũng luôn gây ấn tượng mạnh mẽ trong lần gặp đầu tiên, từ đó ảnh hưởng đến ấn tượng của người khác về chính con người bạn.

Đồng thời, trang phục cũng thể hiện tính cách của người mặc. Mỗi người có một phong cách thẩm mĩ khác nhau. Cùng là con gái nhưng có bạn thích phong cách dịu dàng, nữ tính nên thường mặc váy, có bạn lại thích trẻ trung, năng động nên yêu thích những bộ đồ đơn giản, thoải mái. Người mặc trang phục đơn giản thường là người giản dị, không cầu kì. Người mặc trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.

Và không sai khi nói rằng, cách lựa chọn trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Như cha ông ta có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Bạn sẽ đẹp hơn nhiều khi biết lựa chọn trang phục đẹp, tôn lên những lợi thế ngoại hình của bản thân. Tuy thế, không phải trang phục đẹp thì chắc chắn là trang phục văn hóa. Trang phục văn hóa là trang phục hài hoà, phù hợp với đối tượng, với hoàn cảnh và trường hợp giao tiếp.

Bạn đến dự buổi lễ khai giảng năm học mới vô cùng long trọng nhưng mặc một chiếc áo phông thường ngày ở nhà và chiếc quần bò rộng thùng thình mà bạn thích mặc đi chơi, đi dép lê loẹt quẹt. Như thế là trang phục không phù hợp văn hóa. Hãy nhìn những hoa hậu của đất nước ta, họ đều là những cô gái xinh đẹp. Khi tham dự các buổi tiệc, họ lựa chọn trang phục sang trọng, lộng lẫy. Nhưng khi tham gia vào những chuyến tình nguyện, họ luôn giản dị và năng động trong trang phục áo phông, quần dài và giày thể thao thoải mái. Đó là trang phục văn hóa.

Mỗi trường học luôn có đồng phục riêng, phù hợp với lứa tuổi học sinh và môi trường học tập. Đồng phục học sinh vừa tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp vừa giúp xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường lớp. Hình ảnh những tốp học sinh mặc áo trắng sơ mi nghiêm túc chắc chắn sẽ đẹp hơn hình ảnh những bộ váy áo hở hang sặc sỡ trên sân trường.

Đặc biệt, trang phục cũng phải phù hợp với thời tiết. Trong khi nhiệt độ giảm đến 6, 7 độ, bạn không thể vì đẹp mà bất chấp mặc váy ngắn ra khỏi nhà được. Trang phục vốn có chức năng cơ bản nhất là giữ ấm cho cơ thể, không nên vì cho rằng đẹp mà cố ý lơ đi chức năng đó. Mọi người cũng quý mến những cô gái biết quý trọng sức khỏe bản thân khi mặc ấm ra ngoài vào mùa đông hơn là những cô gái chưng diện mặc kệ thời tiết.

Đánh giá một con người có văn hóa hay không, không thể dựa hoàn toàn vào trang phục của người đó. Bởi lẽ có những người ăn mặc giản đơn, thậm chí có phần rách rưới đôi khi còn văn minh và tốt bụng hơn những kẻ vẻ ngoài hào nhoáng, tỏ ra văn hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn trang phục để tránh những hiểu lầm về tính cách. Trang phục đẹp khi phù hợp với lứa tuổi, điều kiện và tính cách của mỗi người. Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.

Trang phục và văn hóa thực sự có liên quan chặt chẽ đến nhau. Lựa chọn trang phục nên chú ý phù hợp để giữ gìn văn hóa. Không chỉ giữ gìn nét đẹp của bản thân mà còn góp phần tạo nên vẻ đẹp văn hóa của cuộc sống, của quê hương chúng ta.

Chủ Đề