Mục tiểu chính của bộ phim Sao Tháng Tám

Ngay khi ra mắt, "Sao tháng Tám" đã trở thành hiện tượng. Phim liên tục "cháy vé" ngoài rạp chiếu và xuất sắc giành giải Bông sen Vàng tại LHP Việt Nam lần thứ 4 năm 1977. 

Nữ diễn viên Thanh Tú (vai chính của phim) giành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc, còn được Ủy ban Phụ nữ toàn Liên bang Xô Viết tặng giải đặc biệt tại Liên hoan phim Matxcơva năm 1977.

Mục tiểu chính của bộ phim Sao Tháng Tám

Cảnh trong phim Sao tháng Tám

Bối cảnh diễn ra của phim cũng không trải rộng, chỉ ở khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội nhưng "Sao tháng Tám" đã mang tới cái nhìn tổng thể về một giai đoạn trong lịch sử Cách mạng giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam vào năm Ất Dậu 1945, đầy bi thương nhưng rất đỗi hào hùng.

Năm đó, Việt Nam, nhất là vùng đồng bằng Bắc bộ, châu thổ sông Hồng, rơi vào nạn đói, một cái đói kinh hoàng, gây nên cái chết khoảng gần 2 triệu dân. Và cũng là mầm của sự vùng dậy, làm nên cuộc khởi nghĩa mùa thu tháng 8 năm 1945 của nhân dân giành chính quyền.

Kể từ lúc ra mắt phim năm 1976, phim "Sao tháng Tám", với độ dài 2 tập, được quay trong năm 1974 - 1975, của cố đạo diễn - NSND Trần Đắc vẫn giữ kỷ lục là bộ phim duy nhất đến thời điểm hiện tại tái hiện không khí sục sôi của người dân Việt Nam trong cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám (1945), để lại dấu ấn khó phai mờ trong lòng nhiều thế hệ khán giả.

Nói về phim, sau ngày 30/4/1975, đất nước vừa thống nhất, còn nhiều gian nan nghèo khó để kiến thiết sau chiến tranh, nhưng có lẽ ấp ủ đề tài nhiều năm, nên "Sao tháng Tám" đã được lên kế hoạch phải hoàn thành. 

Nội dung phim xoay quanh các chiến sĩ cách mạng, xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau nhưng ai cũng có chung lòng yêu nước. Họ phải vượt qua rất nhiều thử thách sinh tử, gian khổ khôn cùng, để vận động quần chúng chuẩn bị khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, trong hoàn cảnh đất nước rơi vào tang thương của nạn đói.

Mục tiểu chính của bộ phim Sao Tháng Tám

Cố nghệ sĩ Đức Hoàn với vai phản diện Kiều Trinh trong phim Sao tháng Tám

Nhân vật chính là chị Nhu (NSUT Thanh Tú) - người phụ nữ thôn quê được giác ngộ cách mạng, trở thành cán bộ của Mặt trận Việt Minh; Là Kiên (NSUT Dũng Nhi) - thanh niên trí thức yêu nước được giác ngộ cách mạng; Là Kiều Trinh (NSUT Đức Hoàn) - gián điệp của phát xít Nhật…

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, những người làm phim thời ấy có người đã về "miền xa thẳm", có người ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nhưng có lẽ không ai trong họ quên được những ngày làm phim này. 

Còn nhớ ban đầu, khi đạo diễn Trần Đắc chọn nữ nghệ sĩ Thanh Tú vào vai Nhu, người nữ chiến sĩ cách mạng hóa thân nhiều vai như nông dân, công nhân, tiểu thư, nhà sư… để làm công tác dân vận, gần như ai cũng sợ Thanh Tú không tròn vai bởi nghệ sĩ có gương mặt đẹp hiện đại, dù đang là "sao" của sân khấu kịch nói Hà Nội.

Mục tiểu chính của bộ phim Sao Tháng Tám

NSND Dũng Nhi trong phim

Nhưng bản lĩnh nghệ sĩ của thời đó, có thể "đong" hết. Nữ nghệ sĩ đã về nông thôn học việc như một cô gái quê, hay lên chùa Bà Đá (Hà Nội) nghe giảng pháp, học cách tụng kinh, rồi cả học đúng điệu bô quý phái kiểu cách tiểu thư con nhà Hà Nội thời 1945… Và cùng với đam mê nghề, nghệ sĩ Thanh Tú đã diễn vai cô Nhu xuất sắc.

Với nghệ sĩ Dũng Nhi thì càng ly kỳ hơn. Bản thân không phải diễn viên, mà là thầy giáo. Và việc làm sao lại được chọn vào vai thứ chính trong phim cũng vẫn còn là một câu chuyện phía sau. Có lẽ là đam mê diễn xuất và thật sự nghiêm túc học hỏi nghề diễn, dù cat-xê phim hồi đó rất thấp, đóng phim gần cả năm nhưng chỉ lĩnh 140 đồng, bằng 2 tháng lương giáo viên thời đó. Và người hay chỉ bảo cũng như giúp Dũng Nhi vào vai Kiên "ngọt" lại là mẹ anh, cũng đóng vai mẹ của nhân vật Kiên trong phim.

Năm 1975 -1976, nhiều sự kiện của đất nước, nên để làm phim cũng lắm gian nan. Máy quay chỉ là máy thô sơ và được quay bằng máy film, mà theo quy định của Nhà nước lúc đó, diễn viên chỉ được đúp 2,5 lần. Nhưng gần như các diễn viên đều cố gắng tối đa chỉ 1 đúp để tiết kiệm phim. Đấy là chưa nói đến thiết bị quay được nhập đồ cũ từ Nga và Đức nên độ nhạy sáng của phim thấp, buộc đoàn làm phim phải quay vào những ngày nắng to và gắt, nhiều cảnh trên phim diễn ra trong đêm trăng nhưng thực tế lại được quay vào ban ngày dưới ánh nắng mặt trời chói lọi.

Rồi thời đó là thời bao cấp tem phiếu, phim quay ở khu vực Hà Nội, nên giờ giải lao, ai lại về nhà nấy ăn vội vàng để kịp ra quay tiếp. Những thành viên ở tỉnh khác thì mang tem phiếu, tiền ăn nộp, đoàn làm phim thuê một tổ cấp dưỡng đi theo ấu ăn…

Mục tiểu chính của bộ phim Sao Tháng Tám

Bà Nguyễn Thị Hưng, nguyên mẫu nhân vật Như trong phim Sao tháng Tám

Hồi ký Cách mạng "Nắng Hưng Yên" (Nxb Phụ nữ, 1967) do nhà văn Hứa Khắc Ân (Hà Ân, 1928-2011) thực hiện; trong đó có ghi lại hình ảnh một cán bộ phụ nữ trong những ngày tháng Tám lịch sử. Khi bắt tay làm bộ phim "Sao Tháng Tám", đọc "Nắng Hưng Yên" của ông, Trần Đắc đã xin phép chọn một số tình tiết, câu chuyện của chị Hưng để xây dựng nhân vật Nhu.

"Sao tháng Tám" những chi tiết làm phim thú vị

Có một chi tiết mà ngày nay các đoàn làm phim Việt chắc không bao giờ lặp lại. Trong phim có phân cảnh những người dân bị đói, xơ xác, gầy trơ xương, đi lại lởn vởn như những bóng ma, xin ăn khắp hang cùng ngõ hẻm phố Hà Nội, hay lảng vảng ở những khu chợ nghèo ở quê dưới gốc đa. Và cảnh đó, những nhân vật vào vai ăn mày ăn xin đó, là những ăn mày ăn xin thật ngoài đời.

Tổ đạo diễn đã đi huy động được khoảng 20 người ăn mày ở khắp Hà Nội để làm diễn viên. Sau đó, mỗi người được đoàn phim trả 5 đồng. Đặc biệt, trong phim có một ông cụ gầy trơ xương ở khu gần chợ Bưởi được mời vào diễn. Nhưng khi phim được công chiếu, con cháu của ông đã đề nghị đoàn phim cắt cảnh đó vì nhìn thấy bố tội nghiệp quá.

Mục tiểu chính của bộ phim Sao Tháng Tám

NSƯT Thanh Tú (trái) trong một cảnh phim

Một phân cảnh khác gây ấn tượng không kém là đại cảnh người dân vùng lên giành chính quyền, tất cả chạy xô ra đường tạo nên một khí thế sục sôi. Để thực hiện được cảnh quay ấy, ê-kíp làm phim đã phải xin chính quyền thành phố cho huy động hàng nghìn người từ các cơ quan nhà nước, các giáo viên, sinh viên, các anh em văn nghệ sĩ. 

Đặc biệt, trong số vai diễn quân chúng đó, có cả những đồng nghiệp là giáo viên của nghệ sĩ Dũng Nhi, họ muốn tới phim trường xem thầy giáo đồng nghiệp mình đóng phim và trở thành diễn viên quần chúng luôn cho đoàn phim.

Mục tiểu chính của bộ phim Sao Tháng Tám

Một cảnh trong phim

Vẫn còn thật nhiều kỷ niệm làm phim của ngày ấy. Kể cả đang làm phim chưa xong thì chiến dịch Hồ Chí Minh khởi động, tất cả mọi ưu tiên phim ảnh nhân sự của điện ảnh Cách mạng giành cho chiến trường nóng bỏng. 

Và phim "Sao tháng Tám" cũng phải chậm chút… Nhưng cũng chính vì thế mà khi ra mắt vào năm 1976, khi nước nhà thống nhất, phim mang ý nghĩa giá trị nhiều hơn.

Mong sao, điện ảnh Việt Nam có thêm phim về đề tài Cách mạng Tháng 8, bằng cái nhìn của thế hệ trẻ hôm nay, để thêm tự hào về một giai đoạn lịch sử đất nước.


Hơn 63 năm Điện ảnh cách mạng Việt Nam, đã có hàng ngàn phim tài liệu và cũng gần cả ngàn bộ phim truyện được sản xuất, với rất nhiều đề tài, chủ đề theo những mốc thời gian khác nhau. Nhưng điểm lại, cả phim tài liệu và phim truyện nhựa, đề tài về Quốc khánh 2/9/1945 và Khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám gần như chỉ đếm trên đầu bàn tay, tính cả phim nước ngoài làm và phim truyền hình. Phải chăng đây là đề tài khó và không ai muốn làm?

30 năm sau, tính từ ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam, bộ phim  “Ngày Độc lập 2/9/1945” do NSND Phạm Kỳ Nam đạo diễn  mới được sản xuất và công chiếu, với 5 phút phim tư liệu về ngày 2/9/1945 cho đến nay vẫn còn chứa đầy bí ẩn về nguồn gốc.

Và cũng phải  gần 60 năm sau, tức là vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9/2005, thì người Hà Nội, qua kênh truyền hình Hà Nội, mới được xem lại những thước phim tư liệu về ngày 1/1/1955, khi Chính phủ kháng chiến trở về Thủ độ, Bác Hồ đọc diễn văn và một lễ diễu bình trên Quảng trường Ba Đình ngày đó, phim"Ngày lịch sử" của đạo diễn Nga Vladimir Echourine.

Mục tiểu chính của bộ phim Sao Tháng Tám
Đội quân du kích ở các chiến khu tiến về Hà Nội ngày 30/8/1945.

Và cũng phải mất đúng 30 năm, Điện ảnh cách mạng Việt Nam mới có một phim truyện nhựa “Sao Tháng Tám”, đạo diễn Trần Đắc, sản xuất năm 1976… Hiện đang giữ “kỷ lục” 40 năm chưa có thêm bộ phim truyện nhựa nào về đề tài này được sản xuất (nếu như không tính phim “Hà Nội mùa đông năm 1946” của đạo diễn Đặng Nhật Minh có chút hình ảnh về ngày khởi nghĩa).

Câu chuyện trong “Sao Tháng Tám”, lấy bối cảnh những ngày sôi sục trước Cách mạng Tháng Tám, giữa lúc nạn đói khủng khiếp Ất Dậu năm 1945 đang lan tràn khắp nơi. Giữa cuộc đối đầu đang chực chờ bùng nổ của một dân tộc nghèo đói nhưng bất khuất kiên cường, không chịu nỗi nhục nô lệ, với những kẻ xâm lược , là cuộc đấu tranh từng giờ từng phút giữa những chiến sĩ cách mạng với những tên chỉ điểm nguy hiểm, những gã mật thám cáo già của Pháp - Nhật…

Trong “Sao Tháng Tám”, là những cuộc đấu trí căng thẳng của Việt Minh - Việt gian, giữa người nữ cộng sản kiên cường, và nữ gián điệp Việt gian cho cả Pháp - Nhật. Phim đã đoạt nhiều giải thưởng trong Liên hoan phim Việt Nam và quốc tế.

Mục tiểu chính của bộ phim Sao Tháng Tám
Phim "Sao Tháng Tám"

Nhưng kể từ đó đến nay, qua 40 năm kể từ khi phim đượcc sản xuất, thì Điện ảnh cách mạng Việt Nam không có thêm một phim truyện điện ảnh nào về đề tài này ngoại trừ phim truyện nhựa: “Hà Nội, mùa đông năm 1946”, đạo diễn Đặng Nhật Minh, sản xuất năm 1996, “đi qua” sự kiện Khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945.

Chủ yếu phim này nói về một giai đoạn chông gai trong lịch sử Việt Nam, vào mùa đông Hà Nội năm 1946 khi Nhà nước Việt Nam non trẻ đang phải đối đầu với cuộc xâm lược mới của giặc Pháp đang lăm le trở lại Đông Dương và luôn gây hấn, khiêu khích, sinh sự, tìm cớ khai chiến, tìm cách khơi mào chiến sự. Vận mệnh của đất nước, của nền độc lập, chẳng khác nào "ngàn cân treo sợi tóc", buộc chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam phải ứng biến thật linh hoạt, tinh tế, quyền biến, uyển chuyển…

Phải chăng, một sự kiện lớn của lịch sử dân tộc, để cái tên Việt Nam được cả thế giới công nhận trở nên một đề tài “bảo tàng” không được các nhà làm phim Điện ảnh Việt Nam hiện tại quan tâm tới và muốn thực hiện?

Phải chăng đây là đề tài lịch sử cách mạng, một loại đề tài rất khó “nhằn” và luôn báo trước nhiều rủi ro không thành công về nhiều mặt nên “giả vờ” quên lãng?

Hay đề tài này với quan niệm của các nhà làm phim Việt Nam hiện nay, chỉ để kỷ niệm, lễ lạc như “thờ cúng” nên không làm cũng được,  và chỉ chú trọng cho các đề tài khác vừa dễ làm, vừa dễ “ăn” hơn?

Niềm hy vọng đến năm 2015, kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 2/9/1945 và khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, Điện ảnh Việt Nam sẽ có thêm phim về đề tài này cũng trở thành hụt hẫng khi không có phim nào, dù có khá nhiều phim về cách mạng và lãnh tụ Việt Nam được sản xuất và trình chiếu.

Và  năm nay 2016, kỷ niệm 71 năm Cách Mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9, sau 40 năm phim “Sao Tháng Tám” vẫn giữ kỷ lục “độc thân”, vẫn “chiếm sóng” truyền hình vào dịp này.

Mong rằng đề tài này sẽ không còn bị lãng quên hay bỏ rơi, để nó sẽ được nhớ đến, nghĩ đến như một dự án quan trọng, cần làm ngay của những nhà làm phim Điện ảnh Việt Nam ở những năm sau như món nọ với lịch sử và cả với công chúng yêu phim Việt./.