Mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới

Biên phòng - Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tiếp tục xây dựng nông thôn mới [NTM] “toàn diện, nâng cao và bền vững”, trong giai đoạn 2021-2025, vấn đề xây dựng NTM sẽ hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa. Cùng với đó, xây dựng NTM theo hướng nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững…

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xuân Trường, BĐBP Cao Bằng giúp người dân trên địa bàn xây dựng đường giao thông nông thôn. Ảnh: Cẩm Linh

Thu nhập của người dân khu vực nông thôn tăng cao hơn khu vực thành thị

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết tháng 7/2022, cả nước đã có 5.813/8.227 xã [70,7%] đạt chuẩn NTM, trong đó, có 803 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 94 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 254 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; 18 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 5 tỉnh [Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương] đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Thu nhập của người dân năm 2020 tại khu vực nông thôn tăng nhanh hơn khu vực thành thị và mức tăng chung của cả nước trong giai đoạn 2010-2020. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt gần 3,5 triệu đồng/tháng, gấp 1,4 lần so với năm 2016 và gấp 3,25 lần so với năm 2010, bình quân giai đoạn 2011-2010 tăng 12,5%/năm, cao hơn mức tăng chung của cả nước là 11,8%/năm và cao hơn mức tăng của khu vực thành thị 10,1%/năm. Khoảng cách về thu nhập giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị giảm dần. Năm 2010, thu nhập của khu vực thành thị là 2,1 triệu đồng, gấp 2 lần khu vực nông thôn [1 triệu đồng]; năm 2020, khoảng cách giữa 2 khu vực giảm xuống còn 1,7 lần [thu nhập khu vực thành thị đạt 5,6 triệu đồng, nông thôn đạt 3,4 triệu đồng].

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh ở khu vực nông thôn trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM góp phần chủ yếu vào kết quả của chiến lược giảm nghèo quốc gia. Theo chuẩn nghèo của Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm từ 17,4% năm 2010 xuống còn 7,5% năm 2016, giảm 9,9% trong giai đoạn 2010-2016 và là mức giảm lớn, đóng góp chủ yếu vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo toàn quốc.

Đổi thay tư duy để phát triển bền vững

Để triển khai thực hiện chương trình trong giai đoạn mới, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Theo thông tin từ hội nghị, so với giai đoạn 2016-2020, chương trình giai đoạn 2021-2025 bổ sung thêm một số mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và cấp thôn đạt chuẩn NTM. Đồng thời, để cụ thể hóa mục tiêu phấn đấu xây dựng NTM các cấp [tỉnh, huyện, xã] theo các mức độ [đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu], Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 cho từng vùng, miền, làm cơ sở để các địa phương xác định mục tiêu cụ thể và triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Được biết, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 thực hiện trên địa bàn 8.227 xã, bao gồm cả 1.458 xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, 659 đơn vị cấp huyện [bao gồm cả 74 huyện nghèo thuộc 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo các quy định của Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM giai đoạn 2021-2025].

“Chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 với những tư duy mới, chứ không chỉ tập trung đầu tư hạ tầng. Và ngay cả hạ tầng cũng cần chú ý tính hài hòa, thân thiện với môi trường thiên nhiên, không gian làng quê, nông thôn. Để có được điều đó, lãnh đạo các địa phương, nhất là cấp cơ sở phải sâu sát hơn, tránh chạy theo xu hướng, tránh sự xung đột giữa đô thị hóa và các giá trị làng quê”- Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết: Với nguyên tắc “NTM là nền tảng, cơ cấu lại nông nghiệp là căn bản, nhân dân là chủ thể”, ngoài việc cơ bản tiếp tục các nhóm nhiệm vụ của giai đoạn trước, chương trình giai đoạn 2021-2025 tập trung thực hiện các nhiệm vụ như: ưu tiên hỗ trợ cho các xã, huyện để đạt chuẩn NTM và nâng cao chất lượng các tiêu chí sau đạt chuẩn theo hướng bền vững; phấn đấu đến năm 2025, cả nước không còn xã dưới 15 tiêu chí; khuyến khích các địa phương có điều kiện chủ động xây dựng NTM kiểu mẫu. Chú trọng nâng cao hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng NTM; nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường, chất lượng hoạt động văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết thêm, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 được thiết kế không chỉ là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, các thiết chế cứng, mà chú trọng nhiều đến phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc nông thôn, phát huy văn hóa truyền thống, nâng cao năng lực cộng đồng cư dân trong xã hội nông thôn.

Nói cách khác, chương trình kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa kinh tế - văn hóa và xã hội trên địa bàn nông thôn. Đây là những vấn đề mới so với giai đoạn vừa qua nhưng sẽ đảm bảo NTM phát triển hài hòa, bền vững, giàu bản sắc, nâng cao dân trí và chất lượng sống cho người dân khi được tiếp cận giáo dục, y tế, dinh dưỡng, bình đẳng giới…

Mặt khác, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, chương trình không thể “mặc đồng phục” ở tất cả các địa phương. Hình ảnh NTM cần dựa trên các giá trị truyền thống địa phương, tính đặc thù mỗi vùng miền, từ đó, đa dạng về ý tưởng quy hoạch, kiến trúc cảnh quan nông thôn. Nông thôn có đặc thù là không gian mở, con người gần gũi với con người, con người gần gũi với thiên nhiên, do đó, cần chú ý đan xen giữa công trình và mảng xanh, tạo ra những không gian sinh hoạt cho cộng đồng, sự giao lưu, kết nối của cư dân nông thôn và mở ra cách tiếp cận với khu vực đô thị.

Cẩm Linh

Lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Ông Ngô Trường Sơn, Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết: Mục tiêu xây dựng NTM đến năm 2025 phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có khoảng 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, không còn xã dưới 15 tiêu chí; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện NTM nâng cao, huyện NTM kiểu mẫu. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Phấn đấu cả nước có khoảng 17-19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. 60% số thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc [sau đây gọi là thôn] thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn NTM theo các tiêu chí NTM do UBND cấp tỉnh quy định.

Cũng theo ông Ngô Trường Sơn, Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựngNTMgiai đoạn 2021-2025 cơ bản vẫn giữ nguyên bố cục và nội hàm của bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020 [gồm 19 tiêu chí]. Tuy nhiên, điểm mới của bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025 là số lượng chỉ tiêu tăng 8 chỉ tiêu so với giai đoạn trước [gồm 57 chỉ tiêu].

Người dân thôn Giáng [xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa] tổ chức sinh hoạt văn hóa truyền thống.

Về tiêu chí xãNTM nâng cao cũng được bổ sung và điều chỉnh, trong đó bổ sung thêm 34 tiêu chí mới, điều chỉnh 6 chỉ tiêu để phù hợp với yêu cầu thực tế.

Bộ tiêu chí huyệnNTMgiai đoạn 2021-2025 được bổ sung tăng 22 chỉ tiêu và tiêu chí huyệnNTMnâng cao cũng tăng 12 chỉ tiêu. Riêng huyệnNTM kiểu mẫu, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[NN&PTNT]phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện huyệnNTMkiểu mẫu bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 8-3-2022.

Ông Đinh Công Sứ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, khó khăn hiện nay của tỉnh Hòa Bình là lồng ghép 3 chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chương trìnhgiảm nghèo bền vững;chương trìnhxây dựng NTM.

Do đó, các địa phương cần dựa vào thế mạnh vùng miền để tạo ra sự khác biệt, đa dạng trong xây dựngNTM. Chính sự khác biệt đó sẽ tạo ra hình ảnh địa phương hấp dẫn hơn, để tạo sự thu hút từ đời sống nông thôn, để mỗi địa phương không chỉ tự hào về những tiêu chí đã đạt được mà còn lưu giữ được những di sản nét đẹp văn hóa đặc trưng.

Nâng cao chất lượng sống cho người dân vùng nông thôn

\Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết: Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, chúng tôi thấy rằng phải tập trung nâng cao đời sống cho người dân, trước hết là thu nhập của người dân ở vùng nông thôn. Để thực hiện tiêu chí này, cần tăng cường đào tạo nghề, tập trung vào phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” [OCOP] thực hiện từ năm 2018 đến nay có khoảng 7.200 sản phẩm OCOP. Chứng tỏ đây là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong việc nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, phát triển kinh tế nông thôn. Chương trình này đã khơi dậy được tiềm năng, lợi thế, năng lực của người dân ở các địa phương. Chúng tôi xem đây là một chương trình trọng tâm cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Phó trưởng ban chỉ đạoChương trình mục tiêu quốc gia xây dựngNTM cho rằng, hình ảnhNTM phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và giá trị truyền thống. Do đó,các tỉnh, thành phố cần chủ động nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cũng cho rằng: Nguồn vốn, bao gồm vốn đầu tư và cả vốn sự nghiệp, sẽ không đủ để đạt được mục tiêu một chương trình vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu, vừa xây dựng kết cấu hạ tầng, vừa phát triển kinh tế kết hợp văn hóa, xã hội vùng nông thôn. Như vậy, ngoài nguồn vốn Trung ương, cần lồng ghép với nguồn vốn địa phương và kêu gọi vốn xã hội hóa, vừa thu hút doanh nghiệp về nông thôn, vừa tạo không gian cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ngay tại mỗi địa phương.

Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 được thiết kế không chỉ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, các thiết chế cứng mà chú trọng nhiều đến phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc nông thôn, phát huy văn hóa truyền thống, nâng cao năng lực cộng đồng cư dân trong xã hội nông thôn. Chương trình kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa kinh tế-văn hóa và xã hội trên địa bàn nông thôn.

Đây là những vấn đề mới so với giai đoạn vừa qua, nhưng sẽ bảo đảm NTMphát triển hài hòa, bền vững, giàu bản sắc, nâng cao dân trí và chất lượng sống cho người dân khi được tiếp cận giáo dục, y tế, dinh dưỡng, bình đẳng giới...

Bài và ảnh:NGUYỄN KIỂM

Video liên quan

Chủ Đề