Muốn server thành máy chủ domain cần phải làm gì nếu các thực hiện

Domain Controller là khái niệm không quá xa lạ đối với những doanh nghiệp sử dụng website. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và có nhiều người vẫn thắc mắc Domain Controller là gì? Trong bài chia sẻ dưới đây, BKNS sẽ giúp bạn có được đáp án chi tiết nhất.  

Domain Controller là gì?

1. Domain Controller là gì?

1.1 Domain là gì?

Domain mô tả về một tập hợp gồm người dùng, mạng, ứng dụng, hệ thống, máy chủ dữ liệu và các tài nguyên khác được quản lý theo quy tắc chung. 

1.2 Domain Controller là gì?

Domain Controller [DC] là máy tính của  máy chủ [server] được thiết lập với mục đích quản lý Domain. Một Domain Controller là một máy chủ chịu trách nhiệm quản lý vấn đề an ninh mạng, nó giống như một “người gác cổng” làm nhiệm vụ xác thực và ủy quyền User.

Khái niệm Active Directory hình thành dựa trên mối liên hệ với các mạng Windows NT cũ, được giới thiệu lần đầu bởi Microsoft. Domain Controller đáp ứng nhu cầu về một giải pháp hữu hiệu để kiểm soát quyền truy cập vào các tài nguyên trong một Domain.

Một Server muốn trở thành Domain Controller phải cài đặt và khởi tạo Active Directory [“AD”]. Domain Controller quản lý Domain thông qua Active Directory đã khởi tạo trước đó.

Domain Controller là hệ thống Server được thiết lập với mục đích quản lý Domain

2. Domain Controller gồm những loại nào?

Domain Controller bao gồm 2 loại cơ bản sau đây:

  • Primary Domain Controller [PDC]: Thông tin bảo mật và tài nguyên của Domain được lưu trữ trong thư mục chính [Windows server].
  • Backup Domain Controller [BDC]: Một BDC mới có thể được đẩy lên PDC khi PDC đó bị lỗi. BDC còn có khả năng cân bằng khối lượng công việc lúc mạng bị nghẽn.

3. Domain Controller được sử dụng như thế nào?

Toàn bộ Request của User sẽ được chuyển đến Domain Controller để được xác thực và ủy quyền. Trước khi truy cập theo Request tương ứng thì người dùng cần xác nhận danh tính bằng cách dùng Username và Password của mình. Trong hầu hết phòng máy chủ của các tổ chức, Domain Controller được sử dụng và chiếm vị trí quan trọng. Nó được tích hợp và trở thành thành phần cơ bản của các dịch vụ Active Directory.

4. Domain Controller có vai trò gì?

Domain Controller đóng vai trò là Global Catalog Server và Operation Master.

4.1 Global Catalog Server

  • Domain Controller thực hiện việc lưu trữ đối tượng cho Domain được cài đặt.
  • Domain Controller có thể được chỉ định để làm Global Catalog Server, lưu trữ các đối tượng từ các Domain trong Forest. Đối tượng nào không nằm trong Domain sẽ được lưu trữ trong một phần bản sao của Domain. Domain Controller đầu tiên trong Forest sẽ được khởi tạo tự động, sau đó, Domain Controller khác có thể được chỉ định làm máy chủ danh mục chung khi cần thiết.

Domain Controller có thể được chỉ định để làm Global Catalog Server, lưu trữ các đối tượng từ các Domain trong Forest

4.2 Operation Master

  • Domain Controller đóng vai trò là Operation Master để thực hiện tác vụ đảm bảo tính nhất quán, loại bỏ khả năng xung đột giữa các Entry trong cơ sở dữ liệu Active Directory. Operation Master có 5 vai trò chính được Active Directory chỉ định đó là sơ đồ tổng thể, RID, tên miền Master, PDC và cơ sở hạ tầng. 
  • Operation Master thực hiện các hoạt động trên một Domain Controller gồm Schema Master và Domain Naming Master.
  • Operation Master thực hiện các thao tác trên một Domain Controller gồm PDC, Infrastructure Master và Relative Master.

Domain Controller đóng vai trò là Operation Master

Như vậy, Domain Controller đóng vai trò quan trọng và là một giải pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát quyền truy cập vào các tài nguyên trong một Domain. Domain Controller thường được dành cho các IT Admin. Tại phòng máy chủ của các tổ chức, Domain Controller được tích hợp giống như các dịch vụ Active Directory. Hi vọng, những thông tin mà BKNS cung cấp trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về Domain Controller và các lợi ích mà nó mang lại.

Đừng quên truy cập website bkns.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: 

Trong bài viết này, BKNS sẽ hướng dẫn bạn cách Join Domain trong Windows 7, 8 và 10. Hãy tham khảo ngay nhé!

Cách Join Domain trong Windows 7, 8 và 10

1. Cách Join Domain trong Windows 7

Cách 1: Cách Join Domain trong Windows 7 truyền thống

Bước 1: Vào System

Bước 2: Click Start

Bước 3: Nhấn chuột phải vào Computer

Bước 4: Chọn Properties

Nhấp chuột phải vào Computer và chọn Properties

Bước 5: Chọn Change settings

Chọn Change settings

Bước 6: Hoặc chọn Advanced system settings => thẻ Computer Name

Bước 7: Cách thứ 3 là sử dụng Control Panel => gõ Domain tại ô tìm kiếm => chọn Join a Domain

Bước 8: Xác nhận mật khẩu

Bước 9: Click vào Computer Name => Change

Bước 10: Chọn Domain bên dưới Member of

Bước 11:Join Domain => chọn OK

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng Network ID để Join a Domain or Workgroup wizard => tự động kết nối đến miền đồng thời tạo tài khoản trên miền. Có rất nhiều người sử dụng cách này mặc dù nó sẽ tốn thêm thời gian. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Click vào My company uses a network with a domain

Bước 2: Nhập Domain và xác nhận

Bước 3: Xác nhận lại 1 lần nữa

Bước 4: Khởi động lại để hoàn tất

Cách 2: Cách Join Domain trong Windows 7 sử dụng NETDOM

Nếu sử dụng NETDOM để Join Domain trong Windows 7 bạn không cần dùng công cụ hỗ trợ mà chỉ cần mở cửa sổ lệnh sau đó nhập dòng dưới đây, lưu ý khởi động lại sau khi đã hoàn tất:

netdom join %computername% /domain:DOMAIN.COM /user:DOMAIN\administrator /password:P@ssw0rd

2. Hướng dẫn Join Domain Windows server 2012 [Windows 8]

Bước 1: Vào This PC

Bước 2: Chọn Properties

Bước 3: Chọn Change Settings

Bước 4: System Properties

Bước 5: Chọn Tab Computer name

Bước 6: Chọn Change

Bước 7: Chọn Computer name

Bước 8: Chọn Domain Changes

Bước 9: Click vào Domain và nhập tên miền [VD: bkns.vn]

Bước 10: Tại cửa sổ Windows Security nhập tên đăng nhập và mật khẩu của Administrator => OK

Bước 11: Xuất hiện thông báo “Welcome to the bkns.vn domain

Bước 12: Khởi động lại máy và kiểm tra máy đã Join Domain thành công chưa nhé!

3. Cách Join Domain trong Windows 10

Cách 1: Cách Join Domain trong Windows 10 sử dụng GUI

Hệ điều hành có nhiều tính năng hữu ích đối với người sử dụng đó chính là Windows 10.  Để Join Domain trong Windows 10 chúng ta có 2 cách đó là sử dụng GUI và sử dụng PowerShell. Đầu tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cách Join Domain trong Windows 10 sử dụng GUI. Các bước  Join Domain như sau:

Bước 1: Vào thanh tìm kiếm và tìm đến Settings

Bước 2: Click vào System

Bước 3: Click vào About => Click Join a domain

Bước 4: Chỉ định Join Domain và tên người dùng

Xác định tên miền muốn tham gia và tên người dùng

Bước 5: Xác nhận người dùng có quyền sử dụng máy tính

Xác nhận người dùng

Bước 6: Xuất hiện thông báo yêu cầu khởi động lại máy tính

Khởi động lại máy tính và hoàn tất quá trình Join Domain

Cách 2: Cách Join Domain trong Windows 10 sử dụng PowerShell

Sử dụng PowerShell là một trong những cách Join Domain trong Windows 10. Đây là cách đơn giản để chỉ định các tiêu chí thiết lập trong cùng 1 lần. Với cách này người dùng hãy sử dụng lệnh Add-Computer. Đây là lệnh cho phép người dùng bỏ qua các thuộc tính quan trọng đã cung cấp trong các cửa sổ trên bằng các tham số.

Bước 1: Nhập “PowerShell” trong hộp tìm kiếm để mở PowerShell trong Windows 10

Bước 2: Nhấn chuột phải vào Windows PowerShell, chạy dưới quyền Admin

Bước 3: Xuất hiện cửa sổ PowerShell

Bước 4: Dùng lệnh Add-Computer => cần ít nhất 2 tham số là Credential và Domain Name. Tham số được chỉ định bằng dấu gạch ngang, giá trị và tên tham số.

Bước 5: Dùng lệnh “Get-Credential” trong dấu ngoặc đơn để xây dựng một đối tượng PSCredential

Bước 6: Khởi động lại máy tính và hoàn tất quá trình

Hy vọng, những cách Join Domain trong Windows 7, 8, 10 mà BKNS chia sẻ trên đây hữu ích với bạn. Nếu có cách Join Domain nhanh và hiệu quả hơn, hãy chia sẻ với chúng tôi bằng cách để lại comment bên dưới bài viết. Đừng quên truy cập //www.bkns.vn/ thường xuyên để cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác nhé!

Tìm hiểu thêm:

Video liên quan

Chủ Đề