Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là gì

Văn hoá là sản phẩm sáng tạo của con người. Vì thế, sự phát triển văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc đều mang đậm dấu ấn của cộng đồng dân tộc đó. Đặc biệt, văn hoá có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế và chính trị. Nền văn hoá của thể chế chính trị nào cũng chịu ảnh hưởng đậm nét của thể chế chính trị đó. Do vậy, với tính ưu việt của nền chính trị xã hội chủ nghĩa [XHCN], nền văn hoá Việt Nam cũng có những ảnh hưởng sâu sắc, với đầy tinh thần dân chủ và nhân văn.

Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Việt Nam [tranh lụa của họa sĩ Trần Minh Thái]. Nguồn ảnh: Internet

Nền văn hóa XHCN của Việt Nam là sản phẩm của quá trình kế thừa và sáng tạo những giá trị tinh hoa truyền thống, hình thành thông qua hoạt động tiếp biến, sáng tạo đối với các giá trị văn hóa chung, phổ biến của nhân loại trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nền văn hóa XHCN của Việt Nam vì vậy mang đầy đủ những đặc trưng của lịch sử và thời đại.

Trước hết, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là nội dung cốt lõi, giữ vai trò chủ đạo, quyết định phương hướng phát triển nền văn hóa XHCN của Việt Nam. Hệ tư tưởng ở đây chính là chủ nghĩa Mác - Lênin, là tư tưởng, ý thức hệ cốt lõi của nền văn hóa XHCN. Do đó, sau khi lật đổ sự thống trị của chủ nghĩa thực dân và đế quốc, thiết lập nhà nước XHCN, giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền thì ý thức hệ của nó trở thành nhân tố giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với nền văn hoá XHCN là điều kiện quyết định đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể tự giác và thụ hưởng thành tựu văn hoá của xã hội mới. Đặc trưng này phản ánh bản chất giai cấp công nhân và tính đảng của nền văn hoá XHCN.

Đồng thời, nền văn hóa XHCN của Việt Nam là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Trong xã hội cũ, giai cấp cầm quyền đã tìm mọi cách biến các tinh hoa văn hoá của quần chúng lao động thành giá trị riêng của giai cấp mình. Vì thế, quần chúng hoặc là bị tách biệt với văn hoá, hoặc là trở thành nạn nhân của một nền văn hoá bị chính trị hoá một cách thô thiển, phục vụ cho mục đích thống trị. Tuy nhiên, với tiến trình cách mạng XHCN, hoạt động sáng tạo và thụ hưởng văn hoá đã trả về với người chủ đích thực – đó là quần chúng nhân dân. Công cuộc cải biến cách mạng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội từng bước tạo ra tiền đề vật chất và tinh thần để đông đảo nhân dân tham gia xây dựng nền văn hoá mới và thụ hưởng những giá trị của nền văn hoá đó. 

Nền văn hóa XHCN là nền văn hóa của dân, do dân, vì dân. Xây dựng văn hóa XHCN là một lĩnh vực trong sự nghiệp chung của giai cấp công nhân và cả dân tộc ta. Phát triển văn hóa vì thế gắn liền và phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH, phát triển con người và lợi ích của nhân dân lao động. Điều này phản ánh, củng cố và thống nhất biện chứng với nền kinh tế và nền dân chủ XHCN.

Trong CNXH, nhân dân lao động Việt Nam không chỉ là người chủ tập thể của mọi giá trị văn hóa, mà còn là người chủ chân chính sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần, những giá trị đó nhằm mục đích hoàn thiện nhân cách con người, thúc đẩy họ vươn tới chân – thiện – mỹ.  

Nền văn hóa XHCN của Việt Nam còn đảm bảo tính dân tộc sâu sắc. Một mặt, nó tạo điều kiện thuận lợi cho dân tộc Việt Nam bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình, mặt khác cũng tiếp nhận những tinh hoa văn hóa thế giới làm cho nền văn hóa của dân tộc mình trở nên phong phú, đa dạng. Nền văn hóa XHCN cũng tạo điều kiện để văn hóa riêng của từng cộng đồng các dân tộc anh em trong lãnh thổ Việt Nam được bảo tồn, hội nhập và phát triển.

Bên cạnh đó, nền văn hóa của bất kỳ dân tộc nào cũng phát triển theo quy luật kế thừa. Tính kế thừa là biểu hiện cụ thể của quy luật phủ định của phủ định trong văn hóa. Nếu không kế thừa sẽ không có sự phát triển của văn hóa. Nền văn hóa XHCN của Việt Nam thể hiện đặc trưng này ở quá trình kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời cũng bao hàm sự kế thừa đối với các giá trị văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới thông qua quá trình giao lưu và hội nhập. Sự kế thừa và sáng tạo của nền văn hóa XHCN Việt Nam luôn mang đặc tính của giai cấp công nhân lao động, với tư tưởng chính trị tiên tiến của thời đại và hướng tới nhân dân, dân tộc.

Đua ghe Ngo -  lễ hội dân gian mang đậm nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long, tổ chức định kỳ hai năm/lần tại tỉnh Sóc Trăng. Nguồn ảnh: tapchicongsan

Ngoài ra, nền văn hóa XHCN của Việt Nam là nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng Cộng sản và có sự quản lý của Nhà nước XHCN.

Sự nghiệp xây dựng nền văn hóa XHCN ở Việt Nam phải bảo đảm phạm vi hết sức rộng lớn cho sáng tạo cá nhân, cho tư tưởng và sức tưởng tượng, cho sự đa dạng và phong phú của hình thức và nội dung…; Đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại các quan điểm lạc hậu, phản động phá hoại hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và sự nghiệp xây dựng CNXH. Điều này đặt ra yêu cầu thời đại về việc phải củng cố hơn nữa sự lãnh đạo, định hướng của Đảng trong quá trình xây dựng văn hóa XHCN và đấu tranh chống lại những biểu hiện lạc hậu, lệch lạc trong văn hóa.

Nền văn hóa XHCN không hình thành và phát triển một cách tự phát, trái lại, nó phải được hình thành và xây dựng một cách tự giác trong điều kiện có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước XHCN. Mọi sự coi nhẹ hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và vai trò quản lý của Nhà nước XHCN đối với đời sống tinh thần của xã hội, đối với nền văn hoá XHCN đều sẽ tạo ra nguy cơ mất phương hướng chính trị cho nền văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội. Vì vậy, việc củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng, chấn chỉnh quan điểm lệch lạc trên lĩnh vực văn hóa trở thành tiền đề cho việc phát huy những đặc trưng văn hóa XHCN Việt Nam trong tình hình mới.

ĐTT

Những kiến thức về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa được hiểu là gì? Tính tất yếu, khách quan cũng như những đặc trưng và xây dựng nền văn hóa ấy như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ những câu hỏi này.

Khái niệm văn hóa

Văn hóa là gì?

Văn hóa là một khái niệm nội hàm bao quát rộng với nhất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan trực tiếp đến vật chất và tinh thần của con người. Trong cuộc sống đời thường, văn hóa có thể hiểu là nghệ thuật, văn học, thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh,… Hay theo một cách hiểu khác văn hóa bao gồm tri thức, ẩm thực, cư xử, đức tin,… Theo nghĩa rộng nhất, văn hóa bao gồm mọi thứ vốn có trong đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Kiến thức về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa được hiểu là gì?

Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa được hiểu là một nền văn hoá được xây trên tư tưởng tiến bộ của giai cấp công nhân. Nền văn hóa ấy có sự kế thừa, tiếp thu một cách chọn lọc đối với đối với những tinh hoa ưu tú của nhân loại mà con người đã chọn lọc được.

Và hơn nữa, nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là nền văn hoá có bản chất giai cấp khác căn bản so với các nền văn hoá trước đây, nhưng nó lại là sự tiếp tục của sự phát triển văn hoá mà con người từ xa xưa đã sáng tạo ra. 

Lênin đã từng nói như thế này. Văn hóa vô sản không phải tự nhiên mà có nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản sáng tạo ra. Và cả văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng thể những kiến thức về các mặt của đời sống mà con người hiểu được trong xã hội tư bản cái xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu.

Tính tất yếu khách quan của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Thứ nhất, đó là tính triệt để toàn diện của cuộc cách mạng mang tính xã hội chủ nghĩa phải thay đổi phương thức sản xuất tinh thần phù hợp với những phương thức sản xuất mới hiệu quả của chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu, khách quan trong quá trình đào tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần nhằm đưa nhân dân thoát khỏi hoàn toàn sự ảnh hưởng của tư tưởng ý thức lạc hậu.

Thứ ba, việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa được coi là tất yếu là khách quan. Thể hiện qua trình cải tạo nâng cao trình độ văn hóa cho quần chúng nhân dân lao động, đảm bảo chiến thắng đói nghèo lạc hậu, nâng cao hơn trình độ văn hóa của quần chúng.

Thứ tư, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu, khách quan, bởi nó vừa là mục tiêu vừa là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa có đặc trưng gì?

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, một nền văn hóa có bản chất giai cấp khác hẳn so với các nền văn hóa trước đây có những đặc trưng cơ bản như:

Thứ nhất

Đó là nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng về ý thức, trách nhiệm của giai cấp công nhân. Tầng lớp mà được coi là lực lượng nòng cốt. Và là lực lượng thể hiện tập trung ở hệ tư tưởng Mác – Lênin, quyết định phương hướng trở thành nhân tố chính trong đời sống kinh tế xã hội góp phần phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, tốt đẹp.

Thứ hai

Đó là nền văn hoá có tính nhân dân rộng rãi và mang tính dân tộc sâu sắc của cả cái quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Bởi nghĩa nó là nền văn hóa được sáng tạo ra vì lợi ích của quần chúng nhân dân và người lao động. Chính vậy, trong quá trình xây dựng này, xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua lao động và sáng tạo của đông đảo giao cấp công nhân, nhân dân lao động cho nên việc hưởng thụ văn hóa không còn là đặc quyền của giai cấp bóc lột nữa. Công cuộc cách mạng cải biến từng bước tạo ra tiền đề vật chất tinh thần để xây dựng nền văn hóa mới, một nền văn hóa định hướng xã hội chủ nghĩa, do dân, của dân và vì lợi ích của nhân dân, mọi giá trị văn hóa hướng tới sự phát huy, kế thừa của dân tộc, nhân dân sử dụng di sản cũ và tạo ra những giá trị mới và mọi thành tự đó cũng là của nhân dân, của dân tộc.

Thứ ba

Đó là nền văn hoá có sự kế thừa một cách chủ động đối với những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa tinh hoa thế giới. Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa không hình thành tự phát mà luôn được hình thành và phát triển một cách tự giác, chủ động dưới sự quản lý của Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản làm cho đời sống văn hóa tinh thần phát triển theo một cách đúng đắn, tránh làm mất phương hướng chính trị. 

Tổng kết

Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đồng nghĩa với tạo dựng tiền đề nâng cao phẩm chất,đạo đức, trình độ học vấn, giác ngộ chính trị cách mạng cho quần chúng nông dân và nhân dân lao động. Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là hệ tư tưởng đặc trưng của giai cấp công nhân. Nó đã trở thành động lực, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội hướng tới một xã hội mà dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Video liên quan

Chủ Đề