Nét khác biệt trong xây dựng đất nước sau khi giành độc lập giữa châu Phi với châu á

Nét khác biệt trong xây dựng đất nước sau khi giành độc lập giữa châu Phi với châu á
Tham dự và phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours, ngày 26/12/1920 với tư cách là đại biểu Đông Dương, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) ủng hộ Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

(Thanhuytphcm.vn) - Cách đây tròn 110 năm, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã rời cảng Sài Gòn trên con tàu Amiral Latouche-Tréville sang Phương Tây, mang theo mình một khát vọng cháy bỏng tìm đường cứu nước để đem lại: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”. Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục (Á, Âu, Phi, Mỹ) và gần 30 quốc gia, hàng trăm thành phố lớn, nhỏ; tiếp xúc với nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa, vừa lao động vừa học tập, nghiên cứu lý luận và thực tiễn cách mạng thế giới để rồi tìm thấy ánh sáng cách mạng của thời đại: Chủ nghĩa Mác - Lênin.

Đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, sự kiện Bác Hồ quyết tâm đi tìm đường cứu nước là một dấu son mở đầu trang sử mới trong lịch sử dân tộc ta. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.”[1]

1. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, độc lập dân tộc bị xâm phạm, trong tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn, lúc đầu có kháng cự, sau đã từng bước nhân nhượng cầu hòa, cuối cùng là cam chịu đầu hàng để giữ lấy ngai vàng và lợi ích riêng của hoàng tộc. Nhân dân ta với tinh thần yêu nước nhiệt thành và chí căm thù giặc sôi sục đã dấy lên phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ và lan rộng khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam: Trương Định, Nguyễn Trung Trực… (miền Nam); Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng… (miền Trung); Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Quang Bích… (miền Bắc). Nhưng các cuộc khởi nghĩa này đều bị thất bại. Tiếp đến là các phong trào yêu nước, như phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng, phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lãnh đạo... đều bị thất bại. Cách mạng Việt Nam rơi vào bế tắc về đường lối.

Đứng trước cuộc khủng hoảng con đường cứu nước, Hồ Chí Minh xác định: “Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”.

Nét khác biệt trong xây dựng đất nước sau khi giành độc lập giữa châu Phi với châu á
Ngày 5/6/1911, từ Bến Nhà Rồng, Bác Hồ lấy tên Văn Ba lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên con tàu buôn Đô đốc Latouche - Tresville, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước. (Ảnh: TTXVN)

Căn cứ vào thực tế sống, lao động, học tập, hoạt động và nhận thức của Bác Hồ, ta có thể hình dung quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thành các giai đoạn cụ thể sau: (1) Từ năm 1911 đến năm 1920, là giai đoạn Bác khảo sát, tìm tòi và đến với chủ nghĩa Lênin (từ một thanh niên yêu nước trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên). Đây là bước nhảy vọt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, một sự chuyển biến về chất, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội); (2) Từ năm 1921 đến năm 1930, là giai đoạn Bác hoạt động ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; (3) Từ năm 1931 đến năm 1940, là giai đoạn Bác gặp nhiều thử thách gay go và kiên trì giữ vững quan điểm tư tưởng của mình; (4) Từ năm 1941 đến năm 1969, là giai đoạn Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tư tưởng của Người và đường lối của Đảng ta là thống nhất và có những bước phát triển mới, toàn diện.

Trải qua gần 10 năm bôn ba (1911-1920) đầy gian truân, thử thách, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu những cuộc cách mạng xã hội lớn trên thế giới. Với cách mạng giải phóng dân tộc năm 1776 của Mỹ và cách mạng nhân quyền và dân quyền Pháp năm 1789, Người rút ra kết luận: cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ là cách mạng tư sản, cách mạng không đến nơi, không giải phóng những người lao động mà lại đi áp bức các dân tộc khác. Cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường đó.

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Bằng trí tuệ thiên tài, phẩm chất, nhân cách và năng lực hoạt động thực tiễn của mình, từ chủ nghĩa yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Khi đọc bản Sơ thảo luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Người đã vui mừng đến phát khóc lên, ngồi trong phòng mà Người nói to như truớc đồng bào đang đau khổ: Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta. Từ sự phân tích, nhìn nhận một cách khách quan, khoa học, Người khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định lựa chọn đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường của cách mạng Tháng Mười, theo quỹ đạo của cách mạng vô sản. Người nói: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Đây là bước chuyển vô cùng quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, bởi nó chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối, mở ra hướng đi mới cho lịch sử dân tộc.

Nét khác biệt trong xây dựng đất nước sau khi giành độc lập giữa châu Phi với châu á
Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Nhân Dân)

2. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện một cách tập trung những luận điểm sáng tạo lớn về lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những luận điểm đó có giá trị lâu dài chỉ đạo đường lối cách mạng Việt Nam và đóng góp quan trọng vào việc phát triển lý luận về cách mạng vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin tập trung vào nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc”.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội phản ánh tính triệt để cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó đặt vấn đề giải phóng con người, hạnh phúc của con người ở mục tiêu cao nhất của sự nghiệp cách mạng.

Theo Người, con đường cách mạng Việt Nam có hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong cách mạng dân tộc dân chủ có hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, trong đó giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ dân chủ được rải ra thực hiện từng bước và phục tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Vì thế, ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ thì độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước mắt, cấp bách. Kết luận này được Chủ tịch Hồ Chí Minh rút ra từ sự phân tích tình hình thực tế và những mâu thuẫn khách quan tồn tại của xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến.

Lịch sử phát triển loài người chứng tỏ, độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ biến. Với dân tộc Việt Nam, đó còn là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máu xương, sức lực của biết bao thế hệ người Việt Nam.

Với Người, độc lập dân tộc bao hàm trong đó cả nội dung dân tộc và dân chủ. Đó là nền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, chứ không phải là thứ độc lập giả hiệu, độc lập nửa vời, độc lập hình thức. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân lao động.

Khi nhấn mạnh mục tiêu độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ coi đó là mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giành độc lập để đi tới xã hội cộng sản; độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là mục tiêu cốt yếu, trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ, là mục tiêu trước hết của quá trình cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đồng thời là điều kiện hàng đầu, quyết định để cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang giai đoạn kế tiếp - cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, cách mạng dân tộc dân chủ càng triệt để thì những điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội càng được tạo ra đầy đủ.

Nét khác biệt trong xây dựng đất nước sau khi giành độc lập giữa châu Phi với châu á
Bến Nhà Rồng hôm nay. (Ảnh: Nguyễn Sinh Thành | Thanhuytphcm.vn)

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ra đời và phát triển ở thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Tư tưởng đó hình thành ở Chủ tịch Hồ Chí Minh từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX và đến mùa xuân năm 1930 với sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam thì con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã thành ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam liên tục giành những thắng lợi lịch sử. Giai đoạn toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta thực hiện cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ 1930 - 1975, có thể chia thành 3 giai đoạn:

Thời kỳ 1930-1945: Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được thể hiện qua những hoạt động lý luận và thực tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ thể:

Xác định tính chất cách mạng Việt Nam: giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, nhân dân lao động, với toàn thể dân tộc bị nô lệ dưới ách đế quốc Pháp và tay sai của chúng; xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng Việt Nam “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Con đường cách mạng Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Xác định đối tượng đấu tranh của cách mạng Việt Nam là đế quốc xâm lược, phong kiến tay sai, tầng lớp tư sản và địa chủ chống lại độc lập dân tộc.

Xác định rõ lực lượng cách mạng Việt Nam là toàn thể nhân dân, bao gồm công nhân, nông dân, tầng lớp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung, tiểu địa chủ, cá nhân yêu nước, trong đó nòng cốt là liên minh giai cấp công - nông. Lực lượng cách mạng hùng hậu này được tập hợp dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

Xác định đúng đắn cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, có mối quan hệ khăng khít với cách mạng vô sản “chính quốc”, cách mạng giải phóng dân tộc có tính chủ động, có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản “chính quốc”, tác động tích cực tới cách mạng “chính quốc”.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã giành thắng lợi. Đó là thắng lợi lịch sử đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng giải phóng dân tộc thuộc phạm trù cách mạng vô sản. Thắng lợi này đã mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Thời kỳ 1945-1954: Bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng những cơ sở đầu tiên của chủ nghĩa xã hội, thực hiện “kháng chiến và kiến quốc”.

Ở thời kỳ này Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục bổ sung, phát triển những quan điểm lý luận về con đường cách mạng Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên trì quan điểm phát huy cao độ ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đi đôi với ra sức tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế.

Nét độc đáo, đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam ở thời kỳ này là Người đã đề ra và thực thi nhất quán đường lối “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”. Đường lối đó phù hợp với quy luật phát triển lịch sử dân tộc: dựng nước đi đôi với giữ nước, bảo vệ độc lập của Tổ quốc và xây dựng từng bước chế độ mới.

Trong hoàn cảnh hiểm nghèo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo phương pháp “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc, phân hoá, cô lập kẻ thù, tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân, tranh thủ được sự giúp đỡ, ủng hộ của quốc tế. Tài thao lược, bản lĩnh kiên cường, khả năng quyết đoán của Chủ tịch Hồ Chí Minh dựa trên sự hiểu biết thấu đáo thực tiễn đất nước, quy luật và xu thế phát triển của dân tộc, thời đại, vững vàng lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ thắng lợi huy hoàng.

Thời kỳ 1954-1975: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, phát triển tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới. Trong thời kỳ này, sáng tạo lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tập trung trong việc xây dựng và chỉ đạo đường lối tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Quan điểm, tư tưởng nêu trên được thể hiện ở các nội dung chính sau đây:

Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn thành công mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. Trong mối quan hệ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rất rõ vị trí, vai trò nhiệm vụ cách mạng từng miền và mối quan hệ tác động lẫn nhau của chúng. Về thực chất, đây là sự cụ thể hoá nội dung con đường cách mạng vô sản, sự gắn bó chặt chẽ giữa nhiệm vụ dân tộc, dân chủ với chủ nghĩa xã hội - con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề xuất và kiên trì bảo vệ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn chỉnh và phát triển lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc, xác định rõ kẻ thù số một mà dân tộc ta cần tập trung mọi lực lượng để đánh đổ là đế quốc Mỹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu tư tưởng “không có gì quý hơn độc lập tự do” thể hiện ý chí, quyết tâm lớn lao của cả dân tộc trong việc bảo vệ giá trị thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Về tập hợp lực lượng, Hồ Chí Minh có những quan niệm và cách làm sáng tạo, trên cơ sở đánh giá đúng vị trí, vai trò của chiến lược đại đoàn kết trong chiến tranh cách mạng. Hồ Chí Minh đã xây dựng cho cách mạng Việt Nam nền sức mạnh của “ba tầng mặt trận”: Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam chống Mỹ, cứu nước; Mặt trận ba nước Đông Dương cùng chống Mỹ; Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ. Sức mạnh của “ba tầng mặt trận” đã tạo cho cách mạng Việt Nam trở thành vô địch.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện lý luận cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Người đã xây dựng một quan niệm tương đối hoàn chỉnh, thống nhất về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội mang tính hệ thống, có nhiều nội dung phát triển sáng tạo, nhưng vẫn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm rõ đặc điểm lớn nhất của Việt Nam khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi một quốc gia. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chỉ dẫn khoa học về cách thức, phương thức, biện pháp, bước đi thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

*

Ngày nay, độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, tư tưởng “không có gì quý hơn độc lập tự do” vẫn giữ nguyên giá trị và sức sống của nó. Bởi vì, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, thay đổi khó lường. Hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn. Nhưng xung đột vũ trang, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố quốc tế, xung đột dân tộc, tôn giáo... vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa tạo cơ hội cho các nuớc phát triển, nhưng cạnh tranh, tranh giành thị trường, các nguồn nguyên liệu, năng lượng, nguồn lực khoa học công nghệ giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh tế diễn ra quyết liệt, đặt các quốc gia, nhất là các nước đang và kém phát triển trước những thách thức gay gắt.

Nét khác biệt trong xây dựng đất nước sau khi giành độc lập giữa châu Phi với châu á
Một góc trung tâm TPHCM hôm nay. (Ảnh: Nguyễn Sinh Thành | Thanhuytphcm.vn)

Thực tiễn trên thế giới, nhiều nước sau khi giành được độc lập đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa đang rơi vào tình trạng nghèo đói, khó khăn, chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, phe phái. Sự nghèo đói, chậm phát triển làm cho quốc gia đó không thể có độc lập thật sự. Nhiều nước trước đây là chủ nghĩa xã hội, trong công cuộc cải tổ, cải cách đã mắc sai lầm cơ bản về đường lối cách mạng, thậm chí phản bội lại chủ nghĩa xã hội, muốn đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa hay “xã hội dân chủ” với ảo tưởng mong chờ vào sự giúp đỡ của thế giới tư bản nhưng hiện nay đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội, về con đường phát triển của đất nước; nhiều định hướng giá trị của xã hội bị đảo lộn; xung đột sắc tộc, tôn giáo, phe phái gia tăng; đời sống của người lao động ngày càng khó khăn, tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng; đặc biệt tác động của đại dịch COVID-19 đến kinh tế, đời sống của người dân và cách giải quyết của các nước làm cho vị thế của các nước đó trên trường quốc tế ngày càng giảm sút; đồng thời, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hoá, với tất cả mặt tích cực và tiêu cực, bất trắc; mãi mãi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đưa đất nước ta sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nguyễn Võ Cường

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh

_________________________

[1] Trích "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tin liên quan