Nêu quá trình hình thành thị trường tài chính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
-----------------
CHUYÊN ĐỀ
MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Tên chuyên đề:
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN
KINH TẾ.
GVHD: TS Hoàng Văn Liêm.
Thực hiện: Nhóm 8 [Lớp tài chính tiền tệ 1_N1]
Danh sách nhóm:
1.Cao Thị Kim Ngân.
2.Trần Thị Ngoan Thoa.
3.Đinh Thị Huệ.
4.Nguyễn Thị Phương.
5.Lê Thị Huê.
6.Nguyễn Thị Quỳnh Trang.
7.Lê Thị Xuân Mai.
8.Nguyễn Thị Khánh Hoà.
9.Nguyễn Văn Tín.
10.Phan Xuân Hoàng.
1.Lời mở đầu
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nhu cầu về vốn luôn là vấn đề quan
trọng được ưu tiên hàng đầu trước khi bắt đầu vào một năm tài khóa mới. Để
thấy rằng việc hình thành một thị trường vốn cho phát triển kinh tế xã hội là vô
cùng quan trọng thì việc tìm hiểu thị trường vốn hay thị trường tài chính [TTTC]
ra đời là do đâu và nó có vai trò to lớn như thế nào đối với nền kinh tế nói chung
và nền kinh tế Việt Nam nói riêng là điều hết sức cần thiết. Đó chính là lý do
chung tôi tập trung nghiên cứu chuyên đề:
“Lịch sử hình thành thị trường tài chính và vai trò của nó đối với nền kinh tế”.


TTTC là một sản phẩm bậc cao của nền kinh tế thị trường hay nói chính xác
hơn, là nền kinh tế tiền tệ, ở đó, bên cạnh các thị trường khác, thị trường tài
chính hoạt động như là một sự kết nối giữa “người cho vay đầu tiên” và “người
sử dụng cuối cùng”, tạo ra vô số các giao dịch, và ở mỗi giao dịch, dù động cơ
nào ,cũng tạo ra các dòng chảy về vốn trong một nền kinh tế - như là sự lưu
thông máu trong một cơ thể - một nền kinh tế hoạt động lành mạnh và có hiệu
quả chỉ khi nào thị trường này cũng hoạt động có hiệu quả như thế, và ngược lại.
Trong nền kinh tế thị trường cung và cầu gặp nhau tạo thành thị trường. Giá cả
hàng hoá xuất hiện nhằm giải quyết trạng thái cân bằng cung và cầu là yêu cầu
cấp bách. Hàng hoá trong thị trường tài chính là các công cụ tài chính. Đối với
mỗi chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn để đầu tư cho phát triển kinh
doanh, phát triển sản xuất là yếu tố sống còn, vì vậy vốn có vị trí to lớn trong
nền kinh tế.
Trong mối quan hệ tương quan với các thị trường khác, TTTC có vị trí là thị
trường khởi điểm cho các loại thị trường, nó có tác dụng chi phối điều hành và
xâm nhập vào các loại thị trường khác. Biết rõ mối quan hệ giữa thị trường tài
chính và các thị trường khác, chính phủ có thể giải quyết nạn khan hiếm vốn và
điều hành quản lý kinh tế thị trường thông qua thị trường tài chính.
TTTC nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh, sản xuất của nền
kinh tế. Tạo ra tốc độ vòng luân chuyển vốn nhanh, góp phần làm tăng trưởng
kinh tế. Tạo điều kiện cho sự thành lập các tổ chức kinh tế mới.
TTTC tạo ra cơ hội đầu tư và đem lại lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội.
Các tổ chức kinh tế và người dân thông qua TTTC sử dụng hợp lý nguồn vốn để
đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau để bảo đảm và tăng nguồn vốn.
TTTC giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ đối với người có
tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư. Người cho vay sẽ có lãi
thông qua lãi suất cho vay. Người đi vay vốn phải tính toán sử dụng vốn vay đó
hiệu quả.
Có thể nói, TTTC là chiếc cầu nối giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế, tạo
điều kiện thuận lợi chuyển nguồn vốn nhàn rỗi đến nơi thiếu vốn để đáp ứng nhu

cầu phát triển kinh tế. Thông qua TTTC mà hình thành giá mua giá bán các loại
cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, giấy nợ ngắn hạn, dài hạn…hình thành nên tỷ lệ
lãi suất đi vay, lãi suất cho vay, lãi suất ngắn, trung hạn và dài hạn.
Ở Việt Nam, kể từ khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường,
đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới,gia nhập WTO,
lĩnh vực tài chính là lĩnh vực mang tính nhạy cảm luôn đòi hỏi sự đổi mới cả về
mặt nhận thức và thực tiễn.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Lịch sử hình thành và vai trò của TTTC là hết
sức quan trọng, nó sẽ giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ nguồn gốc ra đời của loại
thị trường đặc biệt này, từ đó nắm bắt được tầm quan trọng, ảnh hưởng của nó
đối với hoạt động SXKD để có kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả nhất.
2.Các khái niệm:
Để dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu TTTC,trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu khái
niệm TTTC và các khái niệm liên quan:
Khái niệm1: “TTTC là tổng hoà các mối quan hệ cung cầu về “vốn”, diễn ra
dưới hình thức vay, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá nhằm chuyển
dịch vốn từ nơi cung đến nơi cầu về vốn, nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh
tế.”
Khái niệm 2: “TTTC là một loại thị trường đặc biệt nên đối tượng mua bán trên
thị trường tài chính là một loại hàng hóa đặc biệt: đó là quyền sử dụng vốn ngắn
hạn và dài hạn. Người bán quyền sử dụng tài chính có dư thừa nguồn tài chính
đem nhượng quyền sử dụng các nguồn tài chính dư thừa đó nhằm thu được
khoản lợi tức nhất định. Người mua quyền sử dụng nguồn tài chính là những
người đang thiếu nguồn tài chính muốn mua quyền sử dụng nguồn tài chính ở
người khác.”
Khái niệm 3: “TTTC là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động mua bán quyền
sử dụng các nguồn tài chính thông qua các phương thức giao dịch và công cụ tài
chính nhất định”
Thực tế, một hệ thống thị trường tài chính hoàn chỉnh phải bao gồm:
hệ thống thị trường tiền tệ hoạt động chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng

[gồm NHTW và NHTM]
các công ty tài chính
thị trường vốn
thị trường chứng khoán, trong đó thị trường chứng khoán giữ vai trò quan trọng.
Thị trường tiền tệ: là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hóa
đối với các nguồn tài chính được trao quyền sử dụng ngắn hạn
Thị trường vốn:là một bộ phận của thị trường tài chính. Diễn ra mua bán các
công cụ tài chính dài hạn, gồm thị trường cho thuê tài chính, thị trường thế chấp
[ thị trường tín dụng trung và dài hạn] và thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán:là một bộ phận của thị trường tài chính, là thị trường
mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục
đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung.Xét
theo sự luân chuyển của các chứng khoán ,sự luân chuyển các nguồn tài chính,
thị trường chứng khoán bao gồm thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường
chứng khoán thứ cấp.
∗ Thị trường chứng khoán sơ cấp: là thị trường phát hành các loại chứng
khoán, là nơi diễn ra hoạt động mua, bán các loại chứng khoán mới
được phát hành lần đầu. Thị trường này làm tăng vốn đầu tư cho nền
kinh tế thông qua việc phát hành chứng khoán của các chủ thể cần vốn
trên thị trường.
∗ Thị trường chứng khoán thứ cấp: là thị trường lưu thông và là nơi diễn
ra các hoạt động mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành trên
thị trường chứng khoán sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán
Thị trường sơ cấp: là thị trường tài chính trong đó những phát hành
mới của một chứng khoán được người huy động nguồn tài chính bán cho
người đầu tiên mua nó.
Thị trường thứ cấp: là thị trường tài chính trong đó thực hiện giao
dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp
Thị trường tài chính chính thức: là bộ phận thị trường tài chính mà
tại đó các hoạt động huy động cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính

được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định
Thị trường tài chính không chính thức: là bộ phận thị trường tài
chính mà ở đó các hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài
chính được thực hiện theo sự thỏa thuận giữa người cung cấp nguồn tài
chính và người cần nguồn tài chính mà không theo nguyên tắc, thể chế do
nhà nước quy định.
3.Lịch sử hình thành thị trường tài chính.
Cũng giống như các loại thị trường khác, thể chế thị trường phải được duy trì
trong nền kinh tế tài chính. Tức là, các chủ thể thừa vốn và thiếu vốn trên thị
trường tạo ra cung và cầu về sản phẩm tài chính.
Trong cơ chế kinh tế bao cấp,việc kinh doanh do NN điều phối, các chủ thể hoàn
toàn bị động trong ước muốn kinh doanh, dù biết hướng đó là mang lại lợi nhuận
cao. Còn trong sự thông thoáng của nền kinh tế thị trường, các chủ thể chủ động
tìm đường đầu tư có lợi cho mình để đạt được hiệu quả tối ưu, đồng thời, sự phát
triển của nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện các chủ thể thừa vốn và cũng có
cả những người cần vốn.
Các chủ thể cần nguồn tài chính:
Các doanh nghiệp: để có thể hoạt động SXKD mỗi doanh nghiệp điều có một
lượng vốn tự có nhất định, nhưng con số này là có hạn đối với nhu cầu tăng qui
mô sản xuất, đầu tư dự án mới hay đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ…
của doanh nghiệp. Vì vậy, huy động nguồn tài chính là một nhu cầu thường
xuyên của mỗi doanh nghiệp.
Nhà nước thông qua NSNN, cung cấp kinh phí để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của mình như:
Phân bổ nguồn tài chính quốc gia
Kích thích phát triển sản xuất kinh doanh.
Định hướng hình thành cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển: cung cấp
kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng, hình thành các ngành then chốt…
Trợ giá.
Giải quyết các vấn đề xã hội: chi hoạt động bộ máy nhà nước, lực lượng công

an,quốc phòng, giáo dục, y tế, hỗ trợ thất nghiệp, ủng hộ thiên tai…
Tất cả đều chi từ nguồn NSNN có hạn. Do vậy, để đầu tư dự án phát triển kinh
tế- xã hội hay để bù đắp bội chi Nhà nước cũng cần huy động thêm nguồn tài
chính từ các chủ thể khác.
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng thường xuyên cần huy động nguồn tài chính
để cho vay, các nhà đầu tư cần vốn cho dự án mới, các hộ gia đình, cá nhân cần
nguồn tài chính để trang trải nhu cầu chi đột xuất.
Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng tồn tại những chủ thể thừa vốn:
Doanh nghiệp: nguồn vốn đang thừa đó là những khoản thu nhập chưa có nhu
cầu sử dụng [ngắn hạn hoặc dài hạn như doanh thu tiêu thụ chưa tới kì thanh
toán, số tiền quỹ khấu hao cơ bản chưa dùng, lợi nhuận tái đầu tư chưa dùng...]
những khoản này đều có thể cho vay.
Các hộ gia đình, cá nhân có tiền để dành, tiền được thừa kế, mặc dù số tiền mỗi
cá nhân, hộ gia đình có được không phải lớn nhưng thành phần này lại chiếm tỉ
trọng cao trong xã hội [khoảng 70%] nên nếu tập trung lại thì sẽ trở thành một
nguồn tài chính vô cùng mạnh.
Còn có quỹ tiền tệ của các tổ chức xã hội, quỹ bảo hiểm mà chưa sử dụng cũng
là nguồn cung ứng vốn.
Các chủ thể thừa vốn không muốn để phí nguồn tài chính nhàn rỗi của mình, họ
tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động đầu tư, còn các chủ thể thiếu vốn dùng
nó để bổ sung vốn cho hoạt động SXKD và các nhu cầu đầu tư khác sao cho có
hiệu quả và tiết kiệm.
Vấn đề là làm sao để cho đầu tư gặp được tiết kiệm; phải có nơi để tạo ra sự gặp
gỡ này. Sự gặp gỡ này chính là quá trình giao lưu vốn hay nói khác hơn là cần
tạo ra một nơi để cho những nguồn vốn nhàn rỗi không có chỗ đầu tư giao lưu
với những nhà đầu tư đang cần vốn.
Ban đầu, việc vay và cho vay dựa trên sự quen biết, tín nhiệm [anh em, hàng
xóm, bạn bè…] nên phạm vi và số lượng rất hạn chế.
Khi các chủ thể gặp nhau thông qua vai trò của người trung gian là Ngân hàng
thì có sự dễ dàng hơn, việc luân chuyển vốn được nhanh chóng và đáng tin cậy

hơn.
Nhưng phạm vi lựa chọn các phương án cho vay của Ngân hàng không được
rộng lớn,lãi suất không phải lúc nào cũng hấp dẫn người gửi tiền vào để có tiềm
lực mạnh, việc gửi và rút tiền gặp nhiều phiền hà, việc cho vay không phải lúc
nào cũng dễ dàng với bất kì ai…
Có thể khẳng định rằng: một nền kinh tế muốn tăng trưởng thì phải có hoạt động
đầu tư; trước khi muốn đầu tư, phải huy động vốn từ nguồn tiết kiệm; đầu tư có
hiệu quả sinh ra lợi nhuận lại làm tăng thêm nguồn tiết kiệm. Bắt nguồn từ mối
quan hệ nhân quả giữa đầu tư và tiết kiệm, một yêu cầu đặt ra là cần có nhiều
hình thức huy động vốn mới, nhanh chóng, linh hoạt hơn, góp phần giải quyết
cân đối giữa cung và cầu về nguồn tài chính trong xã hội.
Các công cụ huy động vốn xuất hiện dưới nhiều hình thức để đáp ứng yêu cầu
đó:
Các giấy tờ ghi nợ: Nhà nước phát hành trái phiếu công trình, công trái..., doanh
nghiệp phát hành thương phiếu, trái phiếu…
Các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
=> giấy tờ ghi nợ, cổ phiếu gọi chung là chứng khoán [CK]
Khi CK xuất hiện thì cũng xuất hiện nhu cầu mua bán, chuyển nhượng giữa các
chủ sở hữu khác nhau: người này có nhu cầu rút vốn đầu tư hoặc di chuyển vốn
cần bán thì có người khác muốn mua CK đó. Chính điều này làm xuất hiện một

Chủ Đề