Ngân hàng trắc nghiệm Vật lý 12 có đáp an

600 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý 12 ôn thi THPT Quốc gia 2021, giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập thật tốt kiến thức Vật lý, để đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021sắp tới.

Thông qua 600 câu trắc nghiệm Vật lý 12, các em còn rèn được kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm thật nhanh, đồng thời cũng hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm những câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Sinh học, Hóa học, Địa lý... để đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 sắp tới:

600 câu trắc nghiệm Vật lý 12 ôn thi THPT Quốc gia 2021

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ:

A. Tăng 4 lần
B. Giảm 2 lần
C. Tăng 2 lần
D. Giảm 4 lần

Câu 2: Chọn phát biểu sai:

A. Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái chuyển động được lập đi lập lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
B. Dao động là sự chuyển động có giới hạn trong không gian, lập đi lập lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng.
C. Pha ban đầu φ là đại lượng xác định vị trí của vật ở thời điểm t = 0.
D. Dao động điều hòa được coi như hình chiếu của chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 3: Pha ban đầu của dao động điều hoà:

A. Phụ thuộc cách chọn gốc toạ độ và gốc thời gian.
B. Phụ thuộc cách kích thích vật dao động.
C. Phụ thuộc năng lượng truyền cho vật để vật dao động.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 4: Pha ban đầu cho phép xác định:

A. Trạng thái của dao động ở thời điểm ban đầu.
B. Vận tốc của dao động ở thời điểm t bất kỳ.
C. Ly độ của dao động ở thời điểm t bất kỳ
D. Gia tốc của dao động ở thời điểm t bất kỳ.

Câu 5: Khi một chất điểm dao động điều hoà thì đại lượng nào sau đây không đổi theo thời gian?

A. Vận tốc.
B. Gia tốc.
C. Biên độ.
D. Ly độ.

Câu 6: Dao động tự do là dao động mà chu kỳ

A. Không phụ thuộc vào các đặc tính của hệ.
B. Chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
C. Chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ.
D. Không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

Câu 7: Dao động là chuyển động có:

A. Giới hạn trong không gian lập đi lập lại nhiều lần quanh một VTCB.
B. Qua lại hai bên VTCB và không giới hạn không gian.
C. Trạng thái chuyển động được lập lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
D. Lặp đi lặp lại nhiều lần có giới hạn trong không gian.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm?

A. Khi qua vtcb, vật có vận tốc cực đại, gia tốc cực đại.
B. Khi qua vtcb, vật có vận tốc cực đại, gia tốc cực tiểu.
C. Khi qua biên, vật có vận tốc cực tiểu, gia tốc cực đại.
D. Cả B và C đúng.

Câu 9: Hãy chỉ ra thông tin không đúng về chuyển động điều hoà của chất điểm:

A. Biên độ dao động không đổi.
B. Động năng là đại lượng biến đổi.
C. Giá trị vận tốc tỉ lệ thuận với li độ.
D. Giá trị lực tỉ lệ thuận với li độ.

Câu 10: Khi nói về một vật dao động điều hòa có biên độ A và chu kì T, với mốc thời gian [t = 0] là lúc vật ở vị trí biên, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sau thời gian T/8, vật đi được quãng đường bằng 0,5 A.
B. Sau thời gian T/2, vật đi được quãng đường bằng 2 A.
C. Sau thời gian T/4, vật đi được quãng đường bằng A.
D. Sau thời gian T, vật đi được quãng đường bằng 4A.

Câu 11: Dao động điều hoà có thể được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một:

A. Đường thẳng bất kỳ.
B. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo.
C. Đường thẳng xiên góc với mặt phẳng quỹ đạo.
D. Đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 12: Một vật dao động điều hoà khi qua vị trí cân bằng:

A. Vận tốc có độ lớn cực đại ,gia tốc có độ lớn bằng không.
B. Vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại.
C. Vận tốc có độ lớn bằng không, gia tốc có độ lớn cực đại.
D. Vận tốc và gia tốc có độ lớn bằng không.

Câu 13: Tìm phát biểu đúng cho dao động điều hòa:

A. Khi vật qua VTCB vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.
B. Khi vật qua VTCB vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu.
C. Khi vật ở vị trí biên vận tốc cực tiểu và gia tốc cực tiểu.
D. Khi vật ở vị trí biên vận tốc bằng gia tốc.

Câu 14: Vận tốc của chất điểm dddh có độ lớn cực đại khi:

A. Li độ có độ lớn cực đại.
B. Gia tốc có độ lớn cực đại.
C. Li độ bằng không.
D. Pha cực đại.

Câu 15: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng.

A. Theo chiều chuyển động của viên bi.
B. Theo chiều âm quy ước.
C. Về vị trí cân bằng của viên bi.
D. Theo chiều dương quy ước.

Câu 16: Chọn kết luận đúng khi nói về dao động điều hòa:

A. Vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian.
B. Gia tốc tỉ lệ thuận với thời gian.
C. Quỹ đạo là một đường thẳng.
D. Quỹ đạo là một hình sin.

Câu 17: Chọn phát biểu sai khi nói về dao động điều hòa:

A. Vận tốc của một có giá trị cực đại khi đi qua vị trí cân bằng.
B. Khi đi qua vị trí cân bằng, lực phục hồi có giá trị cực đại.
C. Lực phục hồi tác dụng lên vật luôn hướng về VTCB.
D. Lực phục hồi tác dụng lên vật biến thiên cùng tần số với hệ.

Câu 18: Chọn phát biểu sai khi nói về vật dao động điều hòa:

A. Tần số góc ω tùy thuộc vào đặc điểm của hệ.
B. Pha ban đầu φ chỉ tùy thuộc vào gốc thời gian.
C. Biên độ A tùy thuộc cách kích thích.
D. Biên độ A không phụ thuộc vào gốc thời gian.

Câu 19: Kết luận nào sai khi nói về vận tốc v = ư ωAsinωt trong dđđh:

A. Gốc thời gian là lúc chất điểm đi qua VTCB theo chiều dương.
B. Gốc thời gian là lúc chất điểm có ly độ x = + A.
C. Gốc thời gian là lúc chất điểm có ly độ x = ư A.
D. B và D sai.

Câu 20: Kết luận sai khi nói về dđđh:

A. Vận tốc có thể bằng 0.
B. Gia tốc có thể bằng 0.
C. Động năng không đổi.
D. Biên độ và pha ban đầu phụ thuộc vào những điều kiện ban đầu.

Câu 21: Chuyển động nào sau đây không phải là dao động cơ học?

A. Chuyển động đung đưa của con lắc của đồng hồ.
B. Chuyển động đung đưa của lá cây.
C. Chuyển động nhấp nhô của phao trên mặt nước
D. Chuyển động của ôtô trên đường.

Câu 22: Phương trình tổng quát của dao động điều hoà là

A. x = Acotg[ωt + φ].
B. x =Atg[ωt + φ].
C. x = Acos[ωt + φ].
D. x = Acos[ωt2 +φ].

Câu 23: Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos[wt + j], mét[m] là thứ nguyên của đại lượng

A. A
B. ω.
C. Pha [ωt + φ]
D. T.

Câu 24: Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos[ωt + φ], radian trên giây [rad/s] là thứ nguyên của đại lượng

A. A
B. ω.
C. Pha [ωt + φ]
D. T.

Câu 25: Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos[ωt + φ], radian[rad] là thứ nguyên của đại lượng

A. A
B. ω.
C. Pha [ωt + φ]
D. T.

Câu 26: Trong các lựa chọn sau đây, lựa chọn nào không phải là nghiệm của phương trình x + w2x = 0?

A. x = Acos[ωt + φ].
B. x = Atan[ωt + φ].
C. x=A1sinwt +A2coswt.
D. x=Atsin[wt +j].

Câu 27: Trong dao động điều hoà x = Acos[ωt + φ], vận tốc biến đổi điều hoà theo phương trình

A. v =Acos[ωt + φ].
B. v = Aωcos[ωt + φ].
C. v = ư Asin[ωt +φ].
D. v = ưAωsin[ωt +φ].

Câu 28: Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình vận tốc là v = 4pcos2pt [cm/s]. Gốc tọa độ ở vị trí cân bằng. Mốc thời gian được chọn vào lúc chất điểm có li độ và vận tốc là: [TSCĐ 2009]

A. x = 2 cm, v = 0
B. x = 0, v = 4pcm/s
C. x = 2 cm, v = 0
D. x = 0, v = ư4pcm/s.

Câu 29: Trong dao động điều hoà x = Acos[ωt + φ], gia tốc biến đổi điều hoà theo phương trình

A. a =Acos[ωt + φ].
B. a =Aw2cos[ωt + φ].
C.a = ưAw2cos[ωt + φ]
D.a = ưAwcos[wt+j].

Câu 30: Trong dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Cứ sau T[chu kỳ] thì vật lại trở về vị trí ban đầu.
B. Cứ sau T thì vận tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu.
C. Cứ sau T thì gia tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu.
D. Cứ sau T thì biên độ vật lại trở về giá trị ban đầu.

>> Tải file về tham khảo nội dung chi tiết

Video liên quan

Chủ Đề