Ngày đầu tiên của Công nguyên là thứ máy

October 23, 2019September 29, 2019

Post navigation

Miền Bắc Có Bao Nhiêu Tỉnh?

Có Bao Nhiêu Ngôn Ngữ Trên Thế Giới?

Như chúng ta đã biết, Công Nguyên [viết tắt là CN] là một niên đại. Chính vì sự tồn tại của CN nên mới có cách nói trước Công Nguyên [TCN] và sau Công Nguyên [SCN]. Ngày nay, những gì chúng ta thường nói về năm 2019 hay 2020 thực sự là năm 2019 SCN và 2020 SCN. Để việc sự dụng được phổ biến và dễ dàng, SCN thường được gọi ngắn gọn là CN.

CN là thuật ngữ sử dụng để đánh số năm trong Lịch Julius và Lịch Gregorius. CN trong tiếng Việt được vay mượn từ tiếng Trung - là cách gọi tắt của Công lịch kỷ nguyên.

Ban đầu nó là một cuốn lịch được làm bởi triết gia người Italy Aactsius Lilius để cải cách Lịch Julius. Năm 1582, sau đó là Giáo hoàng Rome Gregory XIII đã chấp thuận nó.

Cách tính của niên đại CN dựa trên sự ra đời của Chúa Jesus là sự khởi đầu của năm theo thời gian. Giai đoạn TCN là những ngày trước khi Chúa Jesus ra đời, còn được gọi là "trước Chúa". Giai đoạn CN là những ngày sau khi Chúa Jesus ra đời, được gọi là "năm của Chúa".

Sau khi được thiết lập, hệ thống tính niên đại kiểu này chỉ được chấp nhận trong một vài quốc gia châu Âu. Mãi đến thế kỷ 14, khái niệm này mới phổ biến rộng rãi ở các nước phương Tây và trở thành một cách tính chính thống.

Sau đó, khi sự bành trướng thuộc địa rộng lớn của đế chế hùng mạnh trên khắp thế giới, cách tính niên đại này bắt đầu lan rộng khắp thế giới và cả các nước châu Á, nơi trước đó tính năm theo triều đại trị vì.

Tại Việt Nam, hiện chưa tìm thấy tài liệu nào xác định cụ thể thời điểm bắt đầu áp dụng chính thức Công lịch kỷ nguyên. Tuy nhiên, có thể tin rằng người Việt bắt đầu biết đến Công lịch từ khi tiếp xúc các giáo sĩ Thiên Chúa châu Âu, và được áp dụng trước tiên ở các tỉnh phía Đông miền Nam, sau khi thực dân Pháp ép triều Nguyễn ký hòa ước ngày 5/6/1862 và thiết lập ngay bộ máy cai trị.

Vậy năm CN thứ 1 thuộc triều đại nào ở Việt Nam?

Thực tế, năm 111 TCN, đội quân của Hán Vũ Đế xâm chiếm nước Nam Việt, tiêu diệt nhà Triệu, đưa Nam Việt vào ách cai trị của Hán, bắt đầu giai đoạn Bắc thuộc lần 1 trong lịch sử Việt Nam.

Mãi đến năm 40 CN, cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã nổ ra ở quận Giao Chỉ, tiếp theo sau đó là các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và các địa phương khác của vùng Lĩnh Nam. Sau 3 năm giành độc lập, do bị cô lập và quân đội chưa tổ chức hoàn thiện nên Hai Bà Trưng bị tướng nhà Hán là Mã Viện đàn áp. Hai Bà Trưng đã tự vẫn trên dòng sông Hát để giữ vẹn khí tiết.

Trong tài liệu lịch sử Trung Quốc cũng ghi chép lại rằng, năm 1 CN, Hán Bình Đế Lưu Khán đăng cơ khi 9 tuổi, sắc phong Vương Mãng làm Đại tư mã phò trợ nhiếp chính.

Như vậy, có thể hiểu được rằng năm CN thứ 1, Trung Quốc cổ đại vẫn ở trong giai đoạn cai trị của triều đại Tây Hán, còn Việt Nam cổ đại đang ở trong thời kỳ Bắc thuộc lần 1.

Hoa Vũ [Theo ĐSPL]

Nguồn hình ảnh, NGUYEN HOANG ANH

Chụp lại hình ảnh,

Người dân tập trung đón Giáng sinh trước của Nhà thờ lớn, Hà Nội đêm 24/12/2017

Lịch sử Ki Tô giáo được xây dựng quanh hình tượng trung tâm là Chúa Giê Su.

Nhưng tên của ông trong tiếng Anh chỉ được ghi lại là Jesus qua nhiều lần phiên dịch qua các ngôn ngữ khác sau, từ tên gốc là Yeshu'a, theo Dominic Selwood viết trên trang Telegraph ở Anh [25/12/2017].

Ông chết năm nào, làm gì, sống ở đâu cũng còn là điều đang tiếp tục các sử gia được bàn thảo mà chưa có khẳng định cụ thể.

Thế giới đón mừng Giáng sinh 2017

Giáo Hoàng nói về di dân trong lễ Giáng sinh

Tôn giáo liệu có ngày diệt vong?

Các Phúc âm của Mark, Luke và Matthew nói về giai đoạn hoạt động chỉ chưa đầy một năm của Giê Su đến khi ông chết, còn John lại nói Giê Su làm lễ qua ba mùa Passover, tức là ba năm, theo Britannica.

Sử La Mã chỉ nhắc đến một nhân vật tạo cảm hứng cho dân Do Thái ở Rome "làm loạn" những năm sau này, và tìm ngược lại về một người như thế ở vùng Palestine mà La Mã kiểm soát.

Điều gần như chắc chắn là Giê Su không ra đời vào ngày Giáng Sinh như người ta tin vào thời nay.

Phúc âm của Matthew mà tác giả là người ẩn danh, vào khoảng năm 75 đến 85 sau Công nguyên nói Giê Su sinh ra thời vua Herod.

Herod qua đời năm thứ 4 trước Công nguyên, nên Giê Su phải sinh ra trước năm đó, theo Dominic Selwood.

Càng về sau, các huyền thoại, lời kể về Giê Su càng mất dần những chi tiết cụ thể để giữ lại thông điệp chủ chốt mà các tín đồ Ki Tô thời kỳ đầu muốn chuyển tải: Giê Su bị hành hình trên cây thập ác để chuộc lỗi cho chúng sinh, kể cả cho các kẻ thù của ông.

Vậy vì sao họ chọn ngày Giáng Sinh, và Chúa Giê Su sinh vào tháng 3 hay tháng 12?

Nguồn hình ảnh, JEAN-FRANCOIS MONIER/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trẻ em Pháp diễn vở kịch Sự ra đời của Chúa Hài đồng trong đêm Giáng sinh tại Nhà thờ Saint-Liboire ở thành phố Le Mans, miền Tây nước Pháp [ảnh chụp 24/12/2017]

Giáo sư Dairmaid McCulloch viết trên trang BBC History:

Vào thế kỷ thứ 3, những người Ki Tô giáo đầu tiên muốn mừng lễ Giáng Sinh của Chúa Giê Su nhưng không biết chọn khi nào.

Đảng CSVN đang 'mềm dẻo hơn' với đạo?

VN: Người Hmong 'vươn lên qua đạo Tin Lành'

Báo cáo của Mỹ về tôn giáo VN ‘bị sai lệch’

Vì sao họ chọn ngày 25/12: ở đây có hai thuyết chính.

Thuyết 1: Tín đồ coi Giê Su như 'Adam mới', sinh ra để chuộc tội cho Adam ban đầu trên Vườn Địa đàng. Vì thế, ngày 25 tháng 3 là ngày tốt cho sinh nhật Giê Su vì đó là ngày Lập Xuân và gắn liền với chuyện về sự sáng thế.

Nhưng một học giả Bắc Phi, Sextus Julius Africanus gợi ý rằng ngày 25/03 nên được coi là ngày Giê Su được thụ thai trong bụng mẹ. Sau 9 tháng thì ngày 25/12 Giê Su chào đời.

Thuyết 2: Kinh Phúc âm mói Giê Su chết trong lễ Passover, và một số học giả lấy lễ này của đạo Do Thái để chọn ra ngày 25/03.

Cũng trong Do Thái giáo có niềm tin cổ xưa rằng các vị tiên tri như Giê Su được thụ thai và sinh ra cùng một ngày với ngày chết.

Vì thế tín đồ Ki Tô có thể đã cho rằng Giê Su được thụ thai và chết ngay trong ngày 25/03.

Tính thêm 9 tháng thì ngày sinh Giê Su phải là 25/12 . Như thế, chọn ngày Giáng Sinh vào giữa mùa hè hay giữa mùa đông đều có lý do thần học cả.

Đó là về ngày sinh của Giê Su.

Nguồn hình ảnh, JUNI KRISWANTO/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người Công giáo Indonesia thắp nến trong buổi lễ thánh đêm Giáng sinh tại một sân vận động ở Surabaya, thành phố lớn thứ hai Indonesia hôm 24/12/2017

Còn lễ mừng Giáng Sinh [Christmas] thì lại là chuyện hoàn toàn khác.

Vẫn trang BBC History, mục về Giáng Sinh, giải thích lễ được Ki Tô giáo tiếp nhận và cải biên từ các lễ Đông Chí của tục thờ thiên nhiên mà các giáo sỹ Druid đã thực hành tại châu Âu thời tiền Thiên Chúa giáo, và cũng là lễ thờ ngẫu tượng của người La Mã xưa.

Vì lễ mừng Giáng Sinh không được nói đến trong Kinh Thánh, những phái Tin Lành ở Anh có thời chống lại ngày lễ Christmas, cho rằng nó không 'thanh khiết'.

Chẳng hạn năm 1644, Anh Quốc từng cấm toàn bộ các lễ lạt, trang trí mừng Giáng Sinh.

Nhưng càng về sau này, lễ Giáng Sinh càng lan toả ra thế giới và cũng càng giảm đi tính tôn giáo thuần tuý.

Những nước ít dân theo Ki Tô giáo như Trung Quốc và Việt Nam ngày nay cũng mừng lễ Giáng Sinh như một sinh hoạt văn hoá.

Video liên quan

Chủ Đề