Nghị định 139 năm 2023 của chính phủ

Công trình vi phạm trật tự xây dựng tại chợ Bảo Lộc, Lâm Đồng. [Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN]

Ngày 8/4 tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị tuyên truyền và quán triệt thực hiện Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng với sự tham gia của các cục, vụ chuyên môn cùng lãnh đạo 17 Sở Xây dựng miền Bắc tại điểm cầu Hà Nội và hơn 500 điểm cầu trực tuyến.

Theo Bộ Xây dựng, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở qua 4 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần ổn định, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước ngành xây dựng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân.

Tuy nhiên, khi thực hiện, Nghị định 139 đã bộc lộ một số tồn tại phải nghiên cứu thay thế để đảm bảo phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, hệ thống pháp luật chuyên ngành có liên quan và thực tiễn phát triển của xã hội.

[Hà Nội: Vi phạm hành chính về đất đai có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng]

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh cho biết thực hiện Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 26/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ về giao Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, Bộ Xây dựng đã giao Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ có liên quan nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Xác định đây là Nghị định có quy mô lớn, liên quan đến toàn bộ các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành xây dựng, lãnh đạo Bộ Xây dựng đã chỉ đạo đơn vị chủ trì cần tập trung rà soát, nghiên cứu cũng như giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các Bộ ngành, địa phương trên cả nước.

Nghị định số 16 được ban hành thay thế Nghị định số 139/2017/NĐ-CP với tên gọi ngắn gọn là Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đã bãi bỏ 121 hành vi không còn phù hợp, đồng thời bổ sung 138 hành vi mới nhằm phân định rõ hơn các hành vi vi phạm trong từng lĩnh vực để đảm bảo tăng cường tính răn đe, phòng ngừa vi phạm phù hợp với thực tiễn.

Nghị định còn có những điểm mới cần được phổ biến, hướng dẫn để các cơ quan có thẩm quyền xử phạt cũng như đối tượng bị xử phạt hiểu đúng, áp dụng đúng pháp luật, Thứ trưởng Bùi Hồng Minh nêu rõ.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Chánh Thanh tra Bộ - cho biết để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa vi phạm, Nghị định số 16 đã điều chỉnh tăng mức phạt tiền từ 1,5-2 lần so với Nghị định 139 và tăng nặng đối với một số hành vi, nhóm hành vi có tỷ lệ vi phạm cao.

Đối với vi phạm về lập, điều chỉnh quy hoạch, Nghị định 16 xử phạt tối đa lên đến 300 triệu đồng [tăng 4,5 lần].

Về vi phạm về trật tự xây dựng, mức xử phạt tiền cao nhất đến 1 tỷ đồng nhưng ở Nghị định 16 mức phạt tiền được phân tách cụ thể đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn,...; mỗi hành vi xử phạt có mức phạt tiền tăng từ 1,5 lần trở lên so với Nghị định 139.

Với vi phạm về kinh doanh bất động sản, Nghị định 16 tăng mức xử phạt lên đến 1 tỷ đồng [mức tối đa Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 quy định]. Nghị định mới cũng nâng mức xử phạt về vi phạm quy định quản lý, phát triển nhà lên 150 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với Nghị định 139.

Về thẩm quyền xử phạt, Nghị định số 16 đã điều chỉnh thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, Chánh thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ, Sở cụ thể hơn so với Nghị định 139.

Cụ thể, tăng mức xử phạt của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện lên 200 triệu đồng [tăng gấp 2 lần so với Nghị định 139]...

Hội nghị tuyên truyền, quán triệt thực hiện Nghị định 16 được Bộ Xây dựng triển khai trong thời gian sớm nhất, bằng nhiều hình thức cả trực tiếp và trực tuyến trên cả nước nhằm sớm đưa Nghị định vào cuộc sống, góp phần vào việc ổn định, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước ngành xây dựng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân./.

Theo Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ mức phạt tiền vi phạm về trật ự xây dựng được điều chỉnh tăng từ 1,5 đến 2 lần so với Nghị định 139/2017/NĐ-CP và tăng nặng đối với một số hành vi, nhóm hành vi có tỷ lệ vi phạm cao trong việc xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, mức phạt cao nhất lên đến 1 tỷ đồng.

Ảnh minh họa

Nghị định số 16 đã bãi bỏ quy định về 121 hành vi vi phạm, sửa đổi bổ sung 185 hành vi, bổ sung mới 138 hành vi, đồng thời điều chỉnh thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Trong đó, quy định tăng mức phạt tiền đối với một số hành vi, nhóm hành vi có tỷ lệ vi phạm cao như: Lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng; trật tự xây dựng; kinh doanh bất động sản; quản lý sử dụng nhà chung cư; hạ tầng kỹ thuật.

Cụ thể, đối với vi phạm về lập, điều chỉnh quy hoạch, Nghị định 16 xử phạt tối đa lên đến 300 triệu đồng [tăng 4,5 lần so với Nghị định 139]. Với vi phạm về trật tự xây dựng, mức xử phạt tiền cao nhất đến 1 tỷ đồng nhưng ở Nghị định 16 mức phạt tiền được phân tách cụ thể đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn,...; mỗi hành vi xử phạt có mức phạt tiền tăng từ 1,5 lần trở lên so với Nghị định 139.

Đối với vi phạm về kinh doanh bất động sản, Nghị định 16 tăng mức xử phạt lên đến 1 tỷ đồng [mức tối đa Luật xử lý vi phạm hành chính 2020 quy định]. Nghị định mới cũng nâng mức xử phạt về vi phạm quy định quản lý, phát triển nhà lên 150 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với Nghị định 139.

Với hành vi sai giấy phép xây dựng, Nghị định 16 đã tách thành 2 nhóm hành vi để xử phạt. Mức phạt tiền từ 15 đến 120 triệu đồng. Nghị định 139 quy định mức xử phạt chỉ từ 10 đến 50 triệu đồng.

Một điểm mới đáng chú ý của Nghị định 16 là hành vi xây dựng trên đất không đúng mục đích sẽ chỉ xử phạt theo Luật Đất đai và Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai [khoản 11, Điều 16]. Thay đổi này đã khắc phục việc quy định không cụ thể của Nghị định 139, dẫn tới có trường hợp xây dựng công trình trên đất nông nghiệp bị xử phạt cả 2 hành vi [tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và xử phạt hành vi xây dựng không phép] nhưng thực chất người vi phạm chỉ có 1 hành vi vi phạm.

Về thẩm quyền xử phạt, Nghị định 16 đã điều chỉnh thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt của Chủ tịch UBND huyện, Chánh thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành bộ, sở cụ thể hơn so với Nghị định 139. Cụ thể như tăng mức xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện lên 200 triệu đồng [tăng gấp 2 lần so với Nghị định 139]…

Ngoài ra, Nghị định 16 cũng quy định các hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp tổ chức, cá nhân đã bị lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi sai phép, không phép, sai quy hoạch mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hoặc tái phạm...

P.A

Chủ Đề