Nghiệp vụ thông tin thư viện là gì

Skip to content

Cập nhật 27/07/2021 bởi

Thông tin – thư viện là chuyên ngành đào tạo ra nguồn nhân lực thông thạo trong việc sắp xếp và hệ thống thông tin nhằm giúp cơ quan, tổ chức quản lý một cách hiệu quả các nguồn dữ liệu. Để hiểu thêm các thông tin quan trọng  xoay quanh chủ đề này, mời các bạn đọc tiếp nội dung dưới đây. 

Ngành Thông tin – thư viện là gì?

Thông tin – thư viện là ngành học trang bị cho sinh viên những hiểu biết cần thiết về việc tổ chức, sắp xếp thông tin, khai thác hệ thống, tra cứu tài liệu, lưu trữ và bảo quản dữ liệu một cách hiệu quả. Sinh viên ngành Thông tin – thư viện sau khi hoàn thành chương trình đào tạo có thể làm việc trong bộ phận quản trị thông tin trực thuộc các cơ quan đoàn thể như: trường học, tập đoàn, bệnh viện, ngân hàng…

Ngành thông tin – thư viện là gì?

Chương trình đào tạo của ngành bao gồm hai nhóm học phần chính: học phần lý luận chính trị bắt buộc và học phần chuyên môn. Về học phần lý luận chính trị, chương trình đào tạo có các môn học bắt buộc như: Triết học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối của Đảng CSVN… Về học phần chuyên môn, sinh viên ngành Thông tin – thư viện sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về phân tích và tổng hợp thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu số và tra cứu dữ liệu trên hệ thống trực tuyến. Nhờ vào đó, một cử nhân ngành Thông tin – thư viện sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng để sẵn sàng đi làm ngay khi tốt nghiệp. 

Các khối thi vào ngành Thông tin – thư viện là gì?

Khối thi đầu vào của ngành TT – TV hết sức đa dạng. Dưới đây là một số gợi ý cho các bạn học sinh tham khảo:

  • Khối A00 [Toán, Vật lí, Hóa học]
  • Khối C00 [Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí]
  • Khối C04 [Toán, Ngữ Văn, Địa Lý]
  • Khối C20 [Ngữ Văn, Địa Lý, Giáo dục công dân]
  • Khối D01 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh]
  • Khối D02 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga]
  • Khối D03 [ Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp]
  • Khối D04 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung]
  • Khối D05 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức]
  • Khối D06 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật]
  • Khối D78 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh]
  • Khối D79 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức]
  • Khối D80 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga]
  • Khối D81 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật]
  • Khối D82 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp]
  • Khối D83 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung]

Điểm chuẩn ngành Thông tin – thư viện là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào số lượng thí sinh nộp đơn xét tuyển đầu vào và chỉ tiêu tuyển sinh của từng cơ sở đào tạo mà điểm chuẩn có sự chênh lệch theo các năm. Tuy nhiên, ngưỡng điểm phổ biến thường gặp sẽ dao động từ 14 – 27 điểm nếu lựa chọn phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT hoặc xét học bạ. Bên cạnh đó, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM còn chấp nhận xét tuyển theo kết quả thi ĐGNL với mức điểm từ 630 trở lên.

Các trường nào đào tạo ngành Thông tin – thư viện?

Hiện nay trên địa bàn cả nước có khá nhiều cơ sở giáo dục đang đào tạo lĩnh vực này ở hai miền Bắc – Nam. Các bạn học sinh có thể tham khảo các trường dưới đây trước khi nộp hồ sơ xét tuyển đầu vào. 

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Đại học Đông Đô
  • Đại học Văn Hóa Hà Nội
  • Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Đại học Nội vụ
  • Đại học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
  • Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

Khu vực miền Nam

  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc Gia TPHCM
  • Đại học Văn Hóa TPHCM
  • Đại học Cần Thơ

Liệu bạn có phù hợp với ngành Thông tin – thư viện?

Để thích ứng tốt với các vị trí công việc mang tính đặc thù phù hợp với chuyên ngành học, bạn cần đáp ứng tối thiểu một trong số các yêu cầu sau đây:

Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Kiên nhẫn, tỉ mỉ.
  • Có khả năng tổ chức, quản lý và sắp xếp công việc.
  • Có trách nhiệm với công việc, tích cực chủ động tìm tòi học hỏi.
  • Sử dụng thành thạo máy vi tính.
  • Sức khỏe tốt, có thể linh động thời gian tăng ca khi cần.
  • Giao tiếp, ngoại ngữ tốt.
  • Luôn đổi mới, sáng tạo trong công việc.

Học ngành Thông tin – thư viện cần học giỏi môn gì?

Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng là yêu cầu tối thiểu đối với sinh viên của ngành. Ngoài ra, biết thêm tối thiểu một ngoại ngữ cũng là lợi thế của bạn. Vì công việc yêu cầu phải có khả năng giao tiếp, viết lách tốt nên việc trau dồi môn Ngữ văn ở bậc THPT cũng là một yêu cầu quan trọng nếu bạn muốn chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình học tập sau này.

Cơ hội việc làm của ngành Thông tin – thư viện như thế nào?

Ngành Thông tin – thư viện là một trong số ít ngành không lo thất nghiệp sau khi ra trường. Bởi lẽ, số lượng sinh viên ra trường mỗi năm đều không đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số vị trí phù hợp các bạn có thể tham khảo:

Ngành TT -TV có cơ hội việc làm như thế nào?
  • Quản lý thư viện tại các trường Đại học, cao đẳng, THCS, THPT trên địa bàn cả nước.
  • Làm việc tại các nhà xuất bản: kiến thức chuyên ngành đã được trang bị sẽ là công cụ tốt phục vụ cho việc lựa chọn và hiệu đính tác phẩm khi bạn công tác ở các đơn vị xuất bản sách, tạp chí.
  • Tổ chức, quản lý thông tin doanh nghiệp.
  • Quản trị dữ liệu.
  • Phân loại dữ liệu: Phân loại và sắp xếp thông tin theo yêu cầu cụ thể.

Mức lương dành cho người làm ngành Thông tin – thư viện là bao nhiêu?

  • Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì mức lương cụ thể dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng tùy đơn vị công tác.
  • Đối với người đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 2 năm thì mức lương sẽ tăng từ 7,5 – 13 triệu đồng/tháng tùy theo năng lực.
  • Đối với vị trí quản lý đã có kinh nghiệm, lương trung bình sẽ từ 13 – 16 triệu đồng/tháng.

Kết luận

Ngành Thông tin – thư viện với những lợi thế không thể phủ nhận về khối thi đầu vào, cơ hội việc làm và khả năng thăng tiến được dự đoán sẽ còn bùng bổ hơn nữa trong tương lai. Do đó, đây hoàn toàn là sự lựa chọn đáng cân nhắc đối với các bạn học sinh 12. Nếu mong muốn được thử thách bản thân với một ngành học thú vị với nhiều cơ hội còn bỏ ngỏ thì đây sẽ là một lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề