Người không có quốc tịch là gì

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn việc xác định pháp luật áp dụng với người không có quốc tịch và người có nhiều quốc tịch để mọi người hiểu thêm về vấn đề trên

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Thế nào là người không có quốc tịch?

Người không quốc tịch là người không mang cho mình quốc tịch của bất kì quốc gia nào. Tình trạng không quốc tịch xảy ra do các nguyên nhân khác nhau như:

[i] Mất quốc tịch nhưng chưa được cung cấp quốc tịch mới;

[ii] Do mâu thuẫn giữa luật quốc tịch của các nước

[iii] Cha mẹ không mang quốc tịch và không có nơi thường trú để có thể xác định quốc tịch cho con..

Người không quốc tịch đang cư trú tại Việt Nam sẽ được Nhà nước Việt Nam bảo hộ về tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng khác theo quy định của pháp luật Việt Nam đồng thời người đó phải chấp hành tuân thủ theo quy định pháp luật của Việt Nam, tôn trọng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam.

Ở Việt Nam, khái niệm người không quốc tịch chính thức được quy định từ Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988.

Xem thêm về Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Thế nào là người có nhiều quốc tịch?

Có hai nhóm trường hợp ngoại lệ được phép mang nhiều hơn một quốc tịch là:

Nhóm 1: Người Việt Nam đang sinh sống và định cư tại nước ngoài nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam thì vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam.

Nhóm 2: Những người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn được cho phép giữ đồng thời quốc tịch cũ

Điều 19, Luật quốc tịch năm 2008 đã ban hành quy định người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài trừ những trường hợp được sau:

[i] Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

[ii] Đóng góp công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

[iii] Đem lại lợi ích cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

[iv] Được Chủ tịch nước cho phép trong trường hợp đặc biệt

Căn cứ xác định pháp luật áp dụng

Theo Điều 672 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã ban hành quy định về căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với người không có quốc tịch, người có nhiều quốc tịch như sau:

Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của quốc gia mà cá nhân này mang quốc tịch nhưng cá nhân đó là người không quốc tịch thì pháp luật được phép áp dụng sẽ là pháp luật của nước nơi người đó cư trú phụ thuộc vào thời điểm phát sinh nên quan hệ dân sự mang yếu tố nước ngoài. Nếu trong trường hợp người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không thể xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi có mối liên hệ gắn bó nhất với người đó.

Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người mang nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật được phép áp dụng là pháp luật Việt Nam.

Người không có quốc tịch là người không được công nhận là công dân của bất kỳ quốc gia nào. Người có nhiều quốc tịch là một người đồng thời là công dân của nhiều quốc gia khác nhau. Cả hai chủ thể này giống nhau ở chỗ họ đều không có quốc tịch Việt Nam, vì vậy pháp luật Việt Nam sẽ đối xử với họ là bình đẳng như nhau, đều là người nước ngoài, quan hệ dân sự mà họ tham gia được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Xem thêm tại Pháp trị – Kiến thức dân sự

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: 

Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý giữa cá nhân đối với nhà nước nhất định, biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật của Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện. Quốc tịch mang tính ổn định tương đối và bền vững.

1.Quốc tịch là gì?

Quốc tịch là căn cứ để xác định tập hợp các thành phần dân cư của một quốc gia, và đó chính là cơ sở pháp lý để bảo hộ công dân của mình. Quốc tịch được biểu hiện thông qua các quyền và nghĩa vụ tương ứng giữa công dân và nhà nước. 

Qua đó, chúng ta hiểu được rằng quốc tịch Việt Nam chính là mối quan hệ pháp lý- chính trị có tính chất lâu dài, bền vững, ổn định cao về không gian, thời gian giữa cá nhân và nhà nước Việt Nam. Điều này được định nghĩa cụ thể tại Điều 1 Luật Quốc tịch năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam”.

Về mặt thời gian, mối quan hệ có tính ổn định rất cao, bền vững không dễ dàng bị thay đổi mà chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt, với những điều kiện hết sức khắt khe. Đối với những người nước ngoài đã xin nhập quốc tịch của một nhà nước thì mối quan hệ này tồn tại dài hay ngắn là phụ thuộc vào thái độ của người đó đối với nhà nước mà họ mang quốc tịch [tích cực hay không tích cực].

Về mặt không gian, mối quan hệ này hoàn toàn không bị giới hạn. Khi đã là công dân của một nhà nước, người đó phải chịu sự chi phối và tác động mọi mặt bởi chính quyền nhà nước, dù người đó ở bất kì nơi nào, trong nước hay ở nước ngoài. Mặt khác, người đó luôn luôn được nhà nước bảo đảm cho hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ công dân đối với nhà nước. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan đặc biệt, một số quyền và nghĩa vụ tạm thời không thể lĩnh hội và thực hiện được ở một phạm vi nhất định.

Ví dụ: Khi sống ở nước ngoài, công dân không thể thực hiện được quyền bầu cử, quyền và nghĩa vụ tham gia quân đội… Như vậy, mối quan hệ giữa nhà nước và công dân không bị giới hạn về mặt không gian. Dù ở đâu đi chăng nữa, người mang quốc tịch của một nhà nước vẫn là công dân của nhà nước đó.

Quy định chung về quốc tịch

2.Quy định chung về quốc tịch

Quốc tịch gắn với một người kể từ khi người đó được sinh ra trừ một số trường hợp vì những lý do nhất định có thể có sự thay đổi quốc tịch. Quốc tịch là chế định pháp lý có tính chất tổng hợp, quy định mối quan hệ mọi mặt giữa cá nhân với nhà nước.

Một người có quốc tịch có nghĩa họ là công dân của nước mà họ mang quốc tịch. Vì vậy, nhà nước phải có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với công dân của mình và ngược lại, công dân cũng phải có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch.

Điều kiện, cách thức hưởng quốc tịch, mất quốc tịch, thay đổi quốc tịch do pháp luật của mỗi nước quy định. Sự khác nhau trong quy định của các nước về cách thức hưởng và mất quốc tịch là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người có nhiều quốc tịch và người không quốc tịch.

Cơ sở pháp lý

  • Hiến pháp;
  • Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014;
  • Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam

Căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam

Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam tại Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17  theo đó, thì:

  • Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam;
  • Trẻ em có cha hoặc mẹ là người Việt Nam, người còn lại là người không quốc tịch hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người còn lại không có quốc tịch thì có quốc tịch Việt Nam;
  • Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, khi cha mẹ có sự thỏa thuận thể hiện bằng văn bản, không quan trọng là trẻ em sinh ra ở đâu, trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam;
  • Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam;
  • Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam;
  • Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
  • Con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ thay đổi theo quốc tịch cha mẹ, khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam của cha mẹ [Điều 35.
  • Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam [Điều 37]
  • Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi.
  • Người có quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3.Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

  • Đối tượng xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm: Công dân nước ngoài đang thường trú ở Việt Nam và người không quốc tịch đang thường trú tại Việt Nam.
  • Các chủ thể trên phải đáp ứng các điều kiện sau thì được nhập quốc tịch Việt Nam
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, tức có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
  • Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
  • Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
  • Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
  • Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
  • Đối với những người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam trong trường hợp là:
  • Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
  • Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đây người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó trên cơ sở hồ sơ, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và quy định của pháp luật chuyên ngành.[ Khoản 1 Điều 8 Nghị định 16/2020/NĐ-CP]
  • Người có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khoản 2 Điều 8 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định họ “phải là người có tài năng thực sự vượt trội trong lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục, đã dành được giải thưởng quốc tế, huân chương, huy chương hoặc được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về tài năng và có cơ sở cho thấy việc người được nhập quốc tịch Việt Nam sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển lĩnh vực nói trên của Việt Nam sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam.”

Những đối tượng này sẽ không cần phải thỏa mãn các điều kiện: Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập cộng động, đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên và có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam. Các đối tượng trên phải đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú.

  • Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp họ là người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó;

Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng; Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
  • Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Kết

Việc nhập quốc tịch Việt Nam nói riêng, và nhập quốc tịch quốc gia thứ 2 nói chung hiện không còn xa lạ với tất cả mọi người. Mỗi quốc gia sẽ có những quy định và luật pháp riêng về việc  nhập tịch. Hãy liên hệ ngay với VICTORY nếu bạn muốn trở thành công dân của những quốc gia lớn trên thế giới như Canada, Mỹ, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, v.v…

 Định cư Canada diện đầu tư

📂Có thể bạn quan tâm:

Định cư các nước
  • ĐỊNH CƯ VICTORY tự hào là đơn vị tư vấn định cư chuyên nghiệp, tận tâm và có tỷ lệ hồ sơ thành công cao không chỉ riêng các chương trình định cư Canada mà còn tự hào là đơn vị dẫn đầu trong tư vấn định cư Mỹ, định cư Châu âu, định cư Úc
  • Địa Chỉ :LM81-28. OT07, Tòa Landmark 81 Vinhome Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 090.720.8879
  • Website: www.dinhcucacnuoc.com

Video liên quan

Chủ Đề