Người nghiệp dư là gì

Trong đời sống, chúng ta nhận thấy có những người thành công to lớn và đạt được nhiều điều về vật chất cũng như tinh thần, trong khi số đông còn lại vất vả tới mức tìm kiếm từng đồng mưu sinh hàng ngày.

Trong công việc, có những người thành thục một kĩ năng đến mức trở thành chuyên gia hay nghệ nhân, nhưng có vô vàn kẻ làm không thực hiện một việc gì đó cho hoàn chỉnh.

Câu hỏi tại sao để trả lời không dễ dàng, nếu không muốn nói là phức tạp. Bài viết này chỉ giới hạn vào việc so sánh giữa hai phong cách làm việc: nghiệp dư và chuyên gia. Tuy nhiên, hoàn toàn không có ý định chỉ trích.

  • Kẻ nghiệp dư ngừng làm việc khi đạt được một điều gì đó. Trong khi người chuyên nghiệp hiểu thành tựu lúc đầu chỉ là khởi sự cho hành trình dài.
  • Kẻ nghiệp dư có mục tiêu. Người chuyên nghiệp nhắm tới hành trình.
  • Kẻ nghiệp dư cho rằng họ hoàn hảo mọi sự. Người chuyên nghiệp hiểu họ có những thiếu sót và luôn tìm kiếm những phê bình mang tính xây dựng.
  • Kẻ nghiệp dư đề cao các thành tựu mang tính chiếm đoạt, luôn cho rằng họ chụp được trái bóng chuyền đi qua một cú đánh bóng hiểm hóc. Người chuyên nghiệp coi trọng tính nhất quán. Họ hỏi: “Liệu tôi có thể bắt trái bóng này 9 lần trong 10 lần phát bóng của cùng một tình huống không?
  • Kẻ nghiệp dư từ bỏ ngay khi gặp dấu hiệu gian nan và tự cho mình đã thất bại. Người chuyên nghiệp lại cho rằng thất bại là một phần của tiến trình phát triển trở nên bậc thầy.
  • Kẻ nghiệp dư không biết cách biến điều dở thành điều hay. Người chuyên nghiệp lại có thể.
  • Kẻ nghiệp dư thích thể hiện làm việc cách vui vẻ. Người chuyên nghiệp nhận ra rằng những gì đang diễn ra trong thực tế cũng như trong trò chơi thử thách.
  • Kẻ nghiệp dư chú trọng vào việc xác định điểm yếu của mình và cải thiện chúng. Người chuyên nghiệp tập trung vào điểm mạnh của mình và tìm kiếm những ai mạnh mẽ ở điểm mà họ yếu.
  • Kẻ nghiệp dư nghĩ tri thức là sức mạnh. Người chuyên nghiệp vươn lên sự khôn ngoan và tham vấn.
  • Kẻ nghiệp dư tập trung vào điều đúng. Người chuyên nghiệp tập trung vào kết quả tốt nhất.
  • Kẻ nghiệp dư tập trung vào tư tưởng cấp thứ nhất. Người chuyên nghiệp tập trung vào tư tưởng cấp thứ hai.
  • Kẻ nghiệp dư cho rằng kết quả tốt là hệ quả của sự thông minh của họ. Người chuyên nghiệp lại nghĩ kết quả là hệ quả của may mắn.
  • Kẻ nghiệp dư tập trung ngắn hạn. Người chuyên nghiệp chú trọng dài hạn.
  • Kẻ nghiệp dư chủ yếu hạ gục người khác. Người chuyên nghiệp nâng đỡ tha nhân.
  • Kẻ nghiệp dư quyết định theo số đông nên không ai chịu trách nhiệm khi có sự cố. Người chuyên nghiệp quyết định mang tính cá nhân và sẵn sàng nhận trách nhiệm.
  • Kẻ nghiệp dư trách cứ người khác. Người chuyên nghiệp nhận trách nhiệm về mình.
  • Kẻ nghiệp dư thi thoảng đúng giờ. Người chuyên nghiệp luôn đúng giờ mỗi ngày.
  • Kẻ nghiệp dư tiến nhannh. Người chuyện nghiệp tiến xa hơn.
  • Kẻ nghiệp dư bắt tay vào việc ngay khi ý tưởng đầu tiên xuất hiện trong đầu. Người chuyên nghiệp nhận ra ý tưởng đầu tiên hiếm khi là ý tưởng tốt nhất.
  • Kẻ nghiệp dư nghĩ đến những cách thức không thể trở thành vô hiệu lực. Người chuyên nghiệp không nghĩ đến những cách như thế.
  • Kẻ nghiệp dư luôn nghĩ đến tính tuyệt đối. Người chuyên nghiệp nghĩ đến tính khả thi.
  • Kẻ nghiệp dư sợ va chạm và tránh thành thực với chính mình. Người chuyên nghiệp cảm nhận như thể họ có khả năng giải quyết hầu hết mọi sự.

Trên đây chỉ là vài ý tưởng, còn theo bạn thì sự khác biệt giữa nghiệp dư và chuyên nghiệp là gì? Trong tình huống nào bạn thấy mình hành xử như kẻ nghiệp dư? Bạn bè của bạn ai là nghiệp dư, ai chuyên nghiệp?

 

Hoàng Nguyễn chuyển ngữ

Admin

Nơi chia sẻ những bài viết hay từ các trang báo nước ngoài, được lược dịch nhằm đem lại cho độc giả Việt nguồn cảm hứng sống cao thượng, sống nhân nghĩa. Đó là tôn chỉ của blog này. Trân trọng, Hoàng Nguyễn

Mức độ chuyên nghiệp là thước đo phổ biến để đánh giá sự thành công của con người trong bất kỳ một lĩnh vực nào đó. Có sự chuyên nghiệp thì chắc hẳn cuộc sống vật chất, tinh thần tốt hơn hẳn những người thiếu sự chuyên nghiệp - người nghiệp dư.

Nghiệp dư là một thuật ngữ có ý nghĩa trái ngược với chuyên nghiệp. Đây là tính từ dùng để miêu tả những suy nghĩ, phong cách, phẩm chất ảnh hưởng tiêu cực đến sự thành công chứ không đơn thuần là đánh giá qua vẻ bề ngoài. Nghiệp dư trong công việc được thể hiện quá thái độ, phong thái, năng lực, hành vi xử lý thiếu bài bản, không có tính quy củ.

Bên cạnh đó, nghiệp dư còn được hiểu là một nghề tay trái - nghề làm để tăng thêm thu nhập và khoản thu chính từ những công việc khác. Nghề nghiệp dư ở đây có thể là những công việc làm vì đam mê, sở thích cá nhân. Đồng thời những nghề này còn giúp con người tìm đến nơi để giải khuây tạo ra động lực tiếp sức cho công việc chính của họ. Hiện nay phổ biến có nhà văn, họa sĩ, ca sĩ nghiệp dư,…

Xem thêm:

  • Tính chuyên nghiệp là gì? Rèn luyện tính chuyên nghiệp như thế nào?

Nghiệp dư là tính từ có ý nghĩa trái ngược với chuyên nghiệp và chỉ những công việc làm vì sở thích cá nhân

Những đặc điểm của người nghiệp dư là gì?

Phần lớn con người đều khó lòng chấp nhận sự thật rằng mình không phải là một dân chuyên nghiệp. Tuy nhiên chỉ khi thấy những biểu hiện và kết quả nhận được đối lập hoàn toàn so với những gì mong muốn mới nhận ra mình là người thiếu chuyên nghiệp. Vậy đặc điểm của những người theo chủ nghĩa nghiệp dư là gì? Đó chính là:

Thiếu tính kỷ luật

Kỷ luật luôn là điều cần thiết và vô cùng quan trọng ở con người, đặc biệt là khi làm việc. Những việc thường làm như nói chuyện phiếm, tán gẫu trong giờ làm việc,... chính là biểu hiện của sự nghiệp dư trong công việc.

Bởi vấn đề này không chỉ khiến bạn mất tập trung vào công việc mà còn làm ảnh hưởng đến cả mọi người xung quanh. Các hành động khác như trễ giờ, về sớm,... cũng chính là biểu hiện của một nhân viên thiếu chuyên nghiệp trong công việc. Lâu ngày sẽ khiến bạn không thể phát triển bản thân, mọi người xung quanh và sếp không còn coi trọng.

Đặc điểm của người nghiệp dư đó chính là không có tính kỷ luật, tự giác trong công việc

Không biết kiểm soát cảm xúc cá nhân

Có lẽ nhiều người đều cho rằng cảm xúc và tính nghiệp dư trong công việc không có sự liên quan đến nhau. Bởi thông thường khi đánh giá và nhìn nhận ai đó nghiệp dư đều thông qua vẻ bề ngoài. Nhưng thực chất, việc không kiểm soát được cảm xúc chính là nguyên nhân căn bản khiến bạn trở thành một con người kém chuyên nghiệp trong mắt người khác.

Việc để cho những cảm xúc tiêu cực của bản thân thể hiện rõ ra ngoài thì đây chính là một trong các đặc điểm của người nghiệp dư là gì. Chính vì thế, hãy cân nhắc từng hành động, suy nghĩ và lời nói của mình với mọi người xung quanh như đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng,... Như vậy sẽ giúp bạn không bị đánh giá là người nghiệp dư, thiếu chuyên nghiệp trong công việc và mọi hành động.

Người nghiệp dư trong công việc thường khó kiểm soát được cảm xúc cá nhân

Khả năng quản lý thời gian và công việc không khoa học

Việc có khả năng sắp xếp công việc và quản lý quỹ thời gian cá nhân có tác động rất lớn đến tính nghiệp dư khi làm việc của bạn. Thực tế cho thấy rằng, việc quá cầu toàn, tỉ mỉ quá mức đôi khi lại là yếu tố khiến bạn trở nên kém chuyên nghiệp hơn.

Có thể các kết quả công việc tạo ra tốt hơn chút so với mọi người nhưng bạn lại chỉ hoàn thành 1 phần nhỏ khối lượng công việc thì đây là dấu hiệu không đáng mừng. Đó là vì bạn đã không biết cách quản lý quỹ thời gian hợp lý, những người khác đã có thể hoàn thành xong và nghỉ ngơi, còn bạn vẫn phải cố hết sức để hoàn thành.

Định mức công việc mỗi ngày không thể đánh giá được hết khả năng của nhân viên, nhưng đây là là nhân tố để xác định kỹ năng sắp xếp thời gian, cân bằng công việc của bạn. Do vậy, bạn chỉ cần biết cách tận dụng quỹ thời gian của mình, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để đạt được kết quả tốt nhất.

Những người làm việc thiếu chuyên nghiệp thường không biết cách sắp xếp công việc và thời gian của mình

Có phong cách khác biệt

Một đặc điểm của người nghiệp dư là gì tiếp theo - phong cách thời trang rất khác biệt. Mỗi cá nhân đều có gu ăn mặc khác nhau, dựa trên sở thích của từng người. Tuy nhiên, trong môi trường công sở làm việc thì thời trang cần phải chuẩn mực theo quy định.

Nếu thời trang của bạn không phù hợp với môi trường làm việc thì chắc chắn sẽ tạo ra cái nhìn không thiện cảm cho người khác. Dần dần sẽ bị đánh giá là người làm việc thiếu chuyên nghiệp, không nghiêm túc. Thay vào đó, hãy chọn những trang phục đơn giản nhưng vẫn toát lên khí chất của bạn, vừa giúp tạo thoải mái, vừa được nhiều người xung quanh quý trọng.

Phong cách ăn mặc phù hợp với môi trường làm việc quyết định đến sự chuyên nghiệp của bạn

Hậu quả của chủ nghĩa nghiệp dư là gì?

Rất dễ dàng để đánh giá sự nghiệp dư trong công việc của người khác. Tuy nhiên đối với bản thân mỗi người chỉ khi thấy các hậu quả mới biết mình là người thiếu chuyên nghiệp. Những hậu của của sự nghiệp dư trong công việc gồm:

Sức khỏe bị ảnh hưởng

Thói quen quá tỉ mỉ, cầu toàn của người nghiệp dư sẽ khiến họ quên rằng cơ thể cũng cần được nghỉ ngơi. Nếu như vì quá sức để hoàn thành nhiệm vụ sẽ khiến cơ thể bị cạn kiệt năng lượng, các bộ phận cũng không thể hoạt động hết chức năng, sức khỏe ngày càng suy giảm.

Do vậy, hãy tự sắp xếp một thời gian biểu thật hợp lý cho bản thân mình, để vừa đảm bảo có chế độ dinh dưỡng hợp lý, vừa có nhiệt huyết để làm việc.

Không lấy được thiện cảm của cấp trên, đồng nghiệp

Hậu quả của chủ nghĩa nghiệp dư là gì tiếp theo đó chính là không được mọi người xung quanh đánh giá cao. Thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp của một cá nhân sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất của cả tập thể. Do vậy, những người đó sẽ không thể lấy được thiện cảm từ đồng nghiệp cấp trên.

Nghiệp dư trong công việc tập thể sẽ khiến bạn bị mọi người xung quanh đánh giá thấp và xa lánh

Hạn chế sự phát triển của bản thân

Bạn chỉ có thể phát triển tốt hơn nếu đưa bản thân vào kỷ luật, tự giác trong sinh hoạt và làm việc. Sự coi thường các nội quy, thiếu thái độ nghiêm túc, làm việc theo ý kiến riêng sẽ khiến bạn hình thành các thói quen xấu và không thể hòa hợp được với mọi người.

Sự tắc trách trong mọi công việc, thái độ bất hợp tác khi hoạt động nhóm,... đều là những biểu hiện của người có phong cách làm việc nghiệp dư. Điều này sẽ khiến kìm hãm sự phát triển bản thân, mất cơ hội thăng tiến, khó hòa hợp được với cộng đồng xung quanh.

Lời kết

Qua bài viết trên, những thông tin về nghiệp dư là gì và những đặc điểm của người nghiệp dư trong công việc đã được cung cấp rất đầy đủ. Mong rằng với những chia sẻ hữu ích trên, bạn đọc sẽ có cái nhìn tốt nhất về sự chuyên nghiệp và phong cách nghiệp dư cần loại bỏ trong công việc.

Chủ Đề