Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm pháp lý

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là vấn đề quan trọng để làm căn cứ xác định mức phạt. Vậy, người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là gì?

Trước tiên cần hiểu thế nào là trách nhiệm hình sự. Dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước.

Trong đó, để xác định trách nhiệm hình sự của một người khi phạm tội nào đó cần xem xét độ tuổi của người này có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đó hay không.

Như vậy, có thể hiểu tuổi chịu trách nhiệm hình sự là độ tuổi mà người phạm tội sẽ phải chịu các trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm? [Ảnh minh họa]

Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

Về vấn đề này, Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 đã nêu rõ:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự 2015 có quy định khác.

Ví dụ, tại các Điều 145, Điều 146 và Điều 147 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định với các tội sau chủ thể phải là người đủ 18 tuổi chứ không phải đủ 16 tuổi:

- Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi [Điều 145];

- Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi [Điều 146];

- Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm [Điều 147].

Với người từ đủ 14 - dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau:

Độ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính

Độ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;

- Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

2. Độ tuổi bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính

* Độ tuổi bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn [Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020]:

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi:

+ Gây rối trật tự công cộng;

+ Trộm cắp tài sản;

+ Đánh bạc;

+ Lừa đảo;

+ Đua xe trái phép.

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi sau đây nhưng không phải là tội phạm:

+ Xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

+ Chiếm giữ trái phép tài sản;

+ Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

+ Gây rối trật tự công cộng;

+ Trộm cắp tài sản;

+ Đánh bạc;

+ Lừa đảo;

+ Đua xe trái phép.

- Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

- Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi sau đây nhưng không phải là tội phạm:

+ Xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

+ Chiếm giữ trái phép tài sản;

+ Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

+ Gây rối trật tự công cộng;

+ Trộm cắp tài sản;

+ Đánh bạc;

+ Lừa đảo;

+ Đua xe trái phép;

+ Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

* Độ tuổi bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng [Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020]:

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi sau đây nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:

+ Xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

+ Chiếm giữ trái phép tài sản;

+ Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

+ Gây rối trật tự công cộng;

+ Trộm cắp tài sản;

+ Đánh bạc;

+ Lừa đảo;

+ Đua xe trái phép.

* Độ tuổi bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc [Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020]:

- Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi sau đây nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định:

+ Xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

+ Chiếm giữ trái phép tài sản;

+ Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

+ Gây rối trật tự công cộng;

+ Trộm cắp tài sản;

+ Đánh bạc;

+ Lừa đảo;

+ Đua xe trái phép;

+ Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

- Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi sau đây nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:

+ Xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

+ Chiếm giữ trái phép tài sản;

+ Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

+ Gây rối trật tự công cộng;

+ Trộm cắp tài sản;

+ Đánh bạc;

+ Lừa đảo;

+ Đua xe trái phép;

+ Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

 * Độ tuổi bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc [Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020]:

Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.

Chủ Đề